Chú ý tâm trạng của chàng trai và cô gái qua lời đối thoại trong văn bản Lời tiễn dặn
Đọc đoạn một, chú ý những lời đối thoại để thấy được tâm trạng.
Cách 1
- Tâm trạng của chàng trai:
+ Xót xa khi tiễn người mình yêu về nhà chồng.
Anh yêu em, lẽ tiễn đưa em đến tận nhà chồng
+ Lưu luyến không nỡ rời xa, muốn đi cùng người yêu về đến tận nhà chồng.
Nhưng chim chích trên cao lượn vòng gọi anh quay lại, anh quay lại
Chim nhạn dưới thấp bay quanh như anh quay đi, anh quay đi
+ Tuyệt vọng vì không còn hi vọng, không còn được bên người yêu.
Nước đập bè chìm
Sóng xô bè vỡ
Bè chìm trôi ba suối mất rồi
+ Chấp nhận với thực tại, muốn rời đi.
Của không mua lẽ đâu được giữ liền tay
Chỉ cá liền với nước
Chỉ lúa liền với ruộng
Tiễn đưa em, thôi anh quay lại, em ơi!
- Tâm trạng của cô gái:
+ Không muốn chàng trai rời đi.
Đừng vội anh, đừng vội
+ Hi vọng chàng trai sẽ đợi mình.
Sao Khun Lú trên trời còn đợi
Áng mây kia vương vấn còn chờ
+ Thể hiện nỗi nhớ thương, tình yêu sâu sắc mà hai người luôn dành cho nhau dù có xa nhau.
Đôi ta xa nhau dằng dặc nỗi niềm tưởng nhớ
+ Đau khổ, đắng cay như muốn bám víu trong sự vô vọng.
Mưa sắp rơi ào đồng cỏ
Đừng bỏ em trơ trọi giữa rừng
Đừng bỏ em giữa sóng thác trào dâng!
+ Quyết tâm đoàn tụ của cả hai người.
Đôi ta yêu nhau, đợi tới tháng Năm lau nở,
Đợi mùa nước đỏ cá về
Đợi chim tăng ló hót gọi hè
Không lấy được nhau mùa hạ, ta sẽ lấy nhau mùa đông.
Không lấy được nhau thời trẻ ta sẽ lấy nhau lúc góa bụa về già.
→ Ta thấy được tình yêu của chàng trai là một tình yêu tha thiết, thủy chung, đau đớn xót xa khi nhìn người mình yêu đi lấy chồng. Còn cô gái mang theo nỗi lòng đầy khắc khoải và tâm trạng bồn chồn, đau khổ, đắng cay như muốn bám víu trong sự vô vọng đi lấy chồng. Để rồi cuối cùng họ hẹn ước với nhau sẽ đợi chờ đến ngày đoàn tụ dù phải trải qua thời gian bao lâu.
Cách 2- Tâm trạng của chàng trai:
+ Xót xa khi tiễn người mình yêu về nhà chồng.
+ Lưu luyến không nỡ rời xa, muốn đi cùng người yêu về đến tận nhà chồng.
+ Tuyệt vọng vì không còn hi vọng, không còn được bên người yêu.
+ Chấp nhận với thực tại, muốn rời đi.
- Tâm trạng của cô gái:
+ Không muốn chàng trai rời đi.
+ Hi vọng chàng trai sẽ đợi mình.
+ Thể hiện nỗi nhớ thương, tình yêu sâu sắc mà hai người luôn dành cho nhau dù có xa nhau.
+ Đau khổ, đắng cay như muốn bám víu trong sự vô vọng.
+ Quyết tâm đoàn tụ của cả hai người.
Cách 3Tâm trạng: đau buồn, đầy tuyệt vọng, dằn vặt, day dứt đau khổ.
Các bài tập cùng chuyên đề
Hãy chia sẻ đôi điều về một truyện thơ bạn từng biết hay từng đọc (nhan đề, tác giả, nội dung tác phẩm…)
Hãy nhớ lại một tác phẩm (thuộc bất kỳ thể loại nào) có kể một câu chuyện tình yêu đã thực sự gây ấn tượng với bạn. Theo bạn, điều gì khiến tình yêu trở thành đề tài bất tận của văn học?
Hình dung về bối cảnh câu chuyện trong văn bản Lời tiễn dặn
Chú ý cách diễn tả đầy hình ảnh về tâm trạng của cô gái trong văn bản Lời tiễn dặn
Chú ý cách cư xử khác thường nhưng hoàn toàn hợp lý của chàng trai trong văn bản Lời tiễn dặn
Cảm nhận niềm thương xót của chàng trai khi chứng kiến tình cảnh của người yêu ở nhà chồng trong văn bản Lời tiễn dặn
Lời thề nguyền thủy chung trong văn bản Lời tiễn dặn được diễn tả như nào?
Qua hai Lời tiễn dặn trong đoạn trích, người đọc có thể nắm bắt được điều gì về bối cảnh của câu chuyện?
Lời kể trong đoạn trích Lời tiễn dặn là của ai? So với một số tác phẩm viết bằng văn xuôi đã học, lời kể ở đây có điểm gì đặc biệt?
Nêu nhận xét về tâm trạng của cô gái trên đường về nhà chồng và cách thể hiện tâm trạng ấy trong lời tiễn dặn.
Qua toàn bộ đoạn trích Lời tiễn dặn, hình ảnh chàng trai hiện lên với những đặc điểm gì? Bạn thấy xúc động nhất với những biểu hiện nào của nhân vật này?
So sánh nội dung lời thề nguyền thuỷ chung và cách thể hiện lời thề nguyền ấy trong hai lời tiễn dặn.
Qua tìm hiểu đoạn trích và phần giới thiệu chung về tác phẩm Tiễn dặn người yêu, hãy nêu nhận xét về sự khác nhau giữa một bài thơ trữ tình và một truyện thơ.
Đoạn trích cho biết điều gì về không gian tồn tại và đời sống văn hoá tinh thần của đồng bào dân tộc Thái – chủ nhân truyện thơ Tiễn dặn người yêu?
Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) phân tích một đoạn thơ trong văn bản Lời tiễn dặn đã để lại cho bạn những ấn tượng thật sự sâu sắc.
Trong Lời tiễn dặn, điều gì đã xảy ra với cô gái khi ở nhà chồng?
Trong Lời tiễn dặn, những biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng để thể hiện tâm trạng của chàng trai?
Chú ý: Lời tiễn dặn đã trở thành lời thề nguyền.
Trong phần 1 của đoạn trích Lời tiễn dặn, chàng trai và cô gái đã nói với nhau về điều gì? Qua những lời nói ấy, em hãy cho biết hai người đang sống trong tâm trạng như thế nào?
Khi ở nhà chồng, tình cảnh cô gái ra sao? Phân tích thái độ, cử chỉ của chàng trai lúc chứng kiến tình cảnh ấy trong văn bản Lời tiễn dặn
Qua lời chàng trai căn dặn người yêu, em thấy nhân vật này là người như thế nào? Phân tích dẫn chứng trong văn bản Lời tiễn dặn để làm rõ sự cảm nhận đó của em.
Phân tích giá trị biểu cảm của những câu thơ sử dụng biện pháp nghệ thuật lặp cấu trúc trong phần 2 của đoạn trích Lời tiễn dặn
Đoạn trích Lời tiễn dặn có những hình ảnh rất quen thuộc, gần gũi với cách suy nghĩ, cảm nhận của người dân miền núi. Hãy phân tích tác dụng nghệ thuật của những hình ảnh đó.
Theo em, qua đoạn trích Lời tiễn dặn, tác giả dân gian muốn gửi gắm thống điệp gì? Thông điệp ấy còn có ý nghĩa với cuộc sống hôm nay không?
Dựa vào phần kiến thức đã học về truyện thơ Nôm ở lớp 9, bạn hãy cho biết khi đọc một truyện thơ, chúng ta cần chú ý điều gì?
Đọc văn bản Lời tiễn dặn và cho biết vì sao chàng trai lại nói đến điều này? Lời nói của anh có ý nghĩa gì?
Đọc văn bản Lời tiễn dặn, bạn hình dung như thế nào về hoàn cảnh của cô gái và hành động của chàng trai lúc này?