Đề bài

Những câu thơ dưới đây sử dụng phép điệp vần gì? Nêu tác dụng:

Bè chiều đi thầm thì

Gỗ lượn đàn thong thả

Như bầy trâu lim dim.

  • A.

    Điệp vần chân “lim” – “dim” tạo âm hưởng nhẹ nhàng, thư thái

  • B.

    Điệp vần lưng “lim” – “dim” tạo âm hưởng nhẹ nhàng, thư thái

  • C.

    Điệp vần ở vị trí âm tiết không đóng vai trò gieo vần “lim” – “dim”: diễn tả trạng thái của những bè gỗ trôi sát nhau trên dòng nước hết sức nhẹ nhàng, tạo nên sự yên ả, thanh bình

  • D.

    Điệp vần ở vị trí âm tiết không đóng vai trò gieo vần “lim” – “dim”: diễn tả sự tĩnh lặng của không gian qua hình ảnh bầy trâu đầm mình dưới dòng nước, tạo nên sự yên ả, thanh bình

Phương pháp giải

Vận dụng kiến thức đã học về tác dụng của biện pháp tu từ điệp vần

Lời giải của GV Loigiaihay.com

Điệp vần ở vị trí âm tiết không đóng vai trò gieo vần “lim” – “dim”: diễn tả trạng thái của những bè gỗ trôi sát nhau trên dòng nước hết sức nhẹ nhàng, tạo nên sự yên ả, thanh bình.

Đáp án : C

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Chỉ ra và cho biết tác dụng của biện pháp tu từ điệp vần trong đoạn thơ dưới đây:

“Rơi hoa kết mưa còn rả rích

Càng mưa rơi cánh tịch bóng dương

Bóng dương với khách tha hương

Mưa trong ý khách muôn hàng lệ rơi”

Xem lời giải >>
Bài 2 :

Biện pháp tu từ điệp vần có thể xuất hiện ở đâu trong bài thơ?

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Biện pháp tu từ điệp vần xuất hiện ở âm tiết cuối cùng của câu thơ gọi là gì?

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Biện pháp tu từ điệp vần xuất hiện ở âm tiết nằm ở khoảng giữa của câu thơ gọi là gì?

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Hai câu thơ dưới đây điệp vần gì?

Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi

Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Tác dụng của phép điệp vần trong đoạn thơ dưới đây là gì?

Sáng nay trời đổ mưa rào

Nắng trong trái chín ngọt ngào bay hương

(Mẹ ốm – Trần Đăng Khoa)

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Những câu thơ dưới đây sử dụng phép điệp vần gì? Nêu tác dụng:

Tôi yêu truyện cổ nước tôi

Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa

Thương người rồi mới thương ta.

(Mẹ ốm – Trần Đăng Khoa)

Xem lời giải >>