Đề bài

Hãy tóm lược nội dung được kể lại trong văn bản "Và tôi vẫn muốn mẹ" và cho biết những điểm nhấn quan trọng của câu chuyện. 

Phương pháp giải

Chú ý vào các diễn biến của truyện. 

Lời giải của GV Loigiaihay.com

Cách 1

Truyện kể về nhân vật tôi, vào năm tốt nghiệp lớp Một và đang tham gia vào một chuyến đi trại hè, chiến tranh đã nổ ra. Nhân vật tôi và hàng chục đứa trẻ khác được đưa đi sơ tán và sống trong trại trẻ mồ côi. Tình cảnh của chúng rất khó khăn khi luôn phải chịu cảnh đói khát và di tán. Rồi nhân vật tôi trốn ra và sống cùng một gia đình nghèo khó ở ngoài. Và nhân vật tôi vẫn luôn ấp ủ mong muốn tìm mẹ của mình nhưng không có kết quả. Cho đến ngày nay, khi đã 51 tuổi, mong muốn ấy vẫn còn. 

Cách 2

- Năm 1941 – tôi là một đứa bé 8 tuổi, sau khi từ biệt bố mẹ đi dự trại hè đội viên, gặp một trận bom của phát xít Đức, chứng kiến sự đổ máu, chết chóc. Tôi cũng như bao đứa trẻ khác phải rời trại hè, mang theo lương thực, thực phẩm về một vùng hậu phương xa xôi, không có bom đạn. ở  vùng đất mới, những đứa trẻ biết thế nào là thiếu thốn, đói khát, chẳng có gì để ăn, đến nỗi phải giết cả con ngựa già chuyên chở đồ đạc, thậm chí ăn cả chồi mầm, vỏ cây. Trên tất cả là nỗi nhớ mẹ, nhớ đến mức gào khóc không nguôi. Đến lớp ba tôi trốn trại được một gia đình ông già cưu mang. Trong lòng tôi chỉ có một nỗi ước ao, được đi tìm mẹ. Cứ thế mãi sau này, khi đã năm mơi mốt tuổi, tôi vẫn muốn có mẹ.

- Điểm nhấn quan trọng của câu chuyện là các sự kiện liên quan đến mẹ - điều đã được khái quát ở nhan đề của văn bản.

 

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 : Nội dung chính văn bản “Và tôi vẫn muốn mẹ…” là gì?
Xem lời giải >>
Bài 2 :

Hãy chia sẻ câu chuyện cảm động nói về tình cảm mẹ con mà bạn từng biết qua các tác phẩm nghệ thuật (văn học, sân khấu, điện ảnh...).

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Qua thực tế cuộc sống xung quanh, bạn biết được gì về những hậu quả mà chiến tranh gây ra đối với đời sống con người?

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Thời điểm và những sự kiện ban đầu xảy ra được lưu giữ trong kí ức của nhân vật trong tác phẩm "Và tôi vẫn muốn mẹ"

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Những hình ảnh mà nhân vật chứng kiến trên đường đi trại hè đội viên trong văn bản "Và tôi vẫn muốn mẹ"

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Trong văn bản "Và tôi vẫn muốn mẹ", hoàn cảnh của chuyến đi có gì khác thường?

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Ấn tượng về nạn đói và chuyện ăn uống của con người trong đói khát trong văn bản "Và tôi vẫn muốn mẹ" là gì?

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Trạng thái tinh thần của những đứa trẻ khi thiếu vắng mẹ trong văn bản "Và tôi vẫn muốn mẹ"

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Kết quả chờ đợi ba mẹ và niềm khát khao dai dẳng của nhân vật trong văn bản "Và tôi vẫn muốn mẹ"

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Chỉ ra những yếu tố tạo nên tính xác thực của các sự kiện được nhân vật kể lại cũng như trạng thái tâm lí của nhân vật trước các sự kiện đó trong văn bản "Và tôi vẫn muốn mẹ"

Xem lời giải >>
Bài 11 :

Phân tích một số chi tiết, hình ảnh tạo nên bức tranh cuộc sống đặc biệt được tái hiện trong văn bản "Và tôi vẫn muốn mẹ". Chi tiết, hình ảnh nào đã thực sự gây ấn tượng mạnh với bạn? Vì sao? 

Xem lời giải >>
Bài 12 :

Toàn bộ câu chuyện được kể bởi một người vì chiến tranh mà đã phải nếm trải những ngày tháng đau thương ở tuổi ấu thơ, tác giả chỉ là người ghi lại. Vậy trong việc tạo lập văn bản "Và tôi vẫn muốn mẹ", tác giả đóng vai trò gì? Phân tích thái độ của tác giả khi ghi lại các sự kiện mà nhân chứng kể lại.

Xem lời giải >>
Bài 13 :

Theo bạn, những yếu tố nào có tác dụng tạo nên sức lay động của văn bản đối với người đọc? Thông điệp mà bạn nhận được từ văn bản “Và tôi vẫn muốn mẹ..." là gì? 

Xem lời giải >>
Bài 14 :

Qua những gì được văn bản cung cấp, hãy viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) phân tích ý nghĩa hai câu cuối: “Tôi đã năm mươi mốt tuổi, tôi có hai con. Và tôi vẫn còn muốn mẹ."

Xem lời giải >>
Bài 15 :

Căn cứ vào những thông tin liên quan đến văn bản "Và tôi vẫn muốn mẹ" được SGK cung cấp, hãy cho biết, những yếu tố khách quan nào cần thiết cho việc viết kí đã được tác giả sử dụng?

Xem lời giải >>
Bài 16 :

Theo bạn, yếu tố hư cấu có được thể hiện trong văn bản Và tôi vẫn muốn mẹ không? Nếu có, nó được thể hiện như thế nào?

Xem lời giải >>
Bài 17 :

Đọc Và tôi vẫn muốn mẹ và trả lời câu hỏi sau:

Phân biệt thời gian diễn ra các sự kiện được kể và thời gian nhân chứng kể cho nhà văn về các sự kiện đó. Đối với người đọc, sự phân biệt về thời gian như vậy có ý nghĩa gì?

Xem lời giải >>
Bài 18 :

Sự tàn khốc của chiến tranh được thể hiện như thế nào trong văn bản Và tôi vẫn muốn mẹ? 

Xem lời giải >>
Bài 19 :

Trong văn bản Và tôi vẫn muốn mẹ có câu “Ban đêm chúng tôi khóc rên. Gọi ba gọi mẹ". Theo bạn, vì sao câu "Gọi ba gọi mẹ” không có chủ ngữ nhưng vẫn không phải là một câu sai ngữ pháp?

Xem lời giải >>