Đề bài

Hãy chia sẻ câu chuyện cảm động nói về tình cảm mẹ con mà bạn từng biết qua các tác phẩm nghệ thuật (văn học, sân khấu, điện ảnh...).

Phương pháp giải

Dựa vào hiểu biết của bản thân để trả lời câu hỏi này. 

Lời giải của GV Loigiaihay.com

Cách 1

Câu chuyện cảm động nhất về tình mẫu tử mà em biết đó là câu chuyện của Fantine và con gái của mình trong truyện Những người khốn khổ. Trong truyện. vì không có tiền nuôi con gái, cô đã gửi con mình cho một gia đình khác và hàng ngày đi làm kiếm tiền để chu cấp cho con. Đến khi con cô bị ốm và cô bị mất việc, cô đã trở thành gái điếm, rồi bán cả răng và tóc của mình để lấy tiền mua thuốc cho con gái mình. Và cho đến lúc chết, cô vẫn muốn cứu được con gái mình. Đó là một ví dụ điển hình của tình mẫu tử thiêng liêng mà em biết.  

Cách 2

Câu chuyện Hãy chăm sóc mẹ kể về một người mẹ đi lạc đường và những người con mang theo dòng ký ức về mẹ trên con đường đi tìm người mẹ ấy."Khi cô con gái soạn tin nội dung để đăng bài tìm mẹ sau một tuần mẹ mất tích. Cô viết ngày sinh của mẹ là ngày 24 tháng 7 năm 1938 bố cô nói rằng mẹ sinh năm 1936 mặc dù trên các giấy tờ ghi là 1938 nhưng thật ra mẹ sinh năm 1936. Đây là lần đầu tiên cô biết điều này, bố cô bảo ngày xưa tất cả mọi người đều làm như thế, có rất nhiều đứa trẻ sinh ra chưa đầy năm đã chết. Chính vì vậy khi một đứa bé được sinh ra bố mẹ sẽ nuôi con mình vài ba năm rồi mới làm giấy khai sinh. Cô sửa số 38 thành 36 nhưng anh trai lại bảo phải ghi năm sinh 1938 như trên đúng giấy tờ. Cô thầm nghĩ không biết có cần phải ghi chính xác đến thế không khi đây chỉ là tự soạn tờ rơi chứ không phải là khai báo với cơ qua chức năng. Nhưng cô cũng sửa số 36 thành 38. Cô cũng tự hỏi ngay cả ngày sinh của mẹ không biết có phải là ngày 24 tháng 7 không...." Đọc xong cuốn sách này bạn sẽ nhận ra cha mẹ đã hy sinh cho chúng ta nhiều như thế nào. Và ta đã ỷ lại tình thương đó, quên mất là cha mẹ cũng cần chúng ta được quan tâm. Khi mà người mẹ mất tích, những đứa con chợt nhận thấy sự hiện hữu của mẹ là vô cùng quan trọng đói với cuộc sống của mình. Và họ đã tự trách bản thân mình, ân hận vì sự vô tâm của mình. Và ngay cả chồng bà bấy lâu cũng đã vô tình đứng ngoài cuộc sống bà, rồi ông cũng đau khổ trách móc bản thân khi sự vệc xảy ra... Sẽ không phí thời gian để đọc đến trang cuối cùng. Câu chuyện phản ánh xã hội Hàn Quốc hàng chục năm về trước nhưng lại chính là không ít câu chuyện đúng với xã hội Việt Nam hiện tại. Đừng để trang sách còn gấp lại dở dang vì những trang cuối cùng mới thực sự cảm động nhất. Đây là cuốn sách văn học hay về cha mẹ mà bạn nên đọc qua.

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 : Nội dung chính văn bản “Và tôi vẫn muốn mẹ…” là gì?
Xem lời giải >>
Bài 2 :

Qua thực tế cuộc sống xung quanh, bạn biết được gì về những hậu quả mà chiến tranh gây ra đối với đời sống con người?

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Thời điểm và những sự kiện ban đầu xảy ra được lưu giữ trong kí ức của nhân vật trong tác phẩm "Và tôi vẫn muốn mẹ"

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Những hình ảnh mà nhân vật chứng kiến trên đường đi trại hè đội viên trong văn bản "Và tôi vẫn muốn mẹ"

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Trong văn bản "Và tôi vẫn muốn mẹ", hoàn cảnh của chuyến đi có gì khác thường?

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Ấn tượng về nạn đói và chuyện ăn uống của con người trong đói khát trong văn bản "Và tôi vẫn muốn mẹ" là gì?

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Trạng thái tinh thần của những đứa trẻ khi thiếu vắng mẹ trong văn bản "Và tôi vẫn muốn mẹ"

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Kết quả chờ đợi ba mẹ và niềm khát khao dai dẳng của nhân vật trong văn bản "Và tôi vẫn muốn mẹ"

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Hãy tóm lược nội dung được kể lại trong văn bản "Và tôi vẫn muốn mẹ" và cho biết những điểm nhấn quan trọng của câu chuyện. 

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Chỉ ra những yếu tố tạo nên tính xác thực của các sự kiện được nhân vật kể lại cũng như trạng thái tâm lí của nhân vật trước các sự kiện đó trong văn bản "Và tôi vẫn muốn mẹ"

Xem lời giải >>
Bài 11 :

Phân tích một số chi tiết, hình ảnh tạo nên bức tranh cuộc sống đặc biệt được tái hiện trong văn bản "Và tôi vẫn muốn mẹ". Chi tiết, hình ảnh nào đã thực sự gây ấn tượng mạnh với bạn? Vì sao? 

Xem lời giải >>
Bài 12 :

Toàn bộ câu chuyện được kể bởi một người vì chiến tranh mà đã phải nếm trải những ngày tháng đau thương ở tuổi ấu thơ, tác giả chỉ là người ghi lại. Vậy trong việc tạo lập văn bản "Và tôi vẫn muốn mẹ", tác giả đóng vai trò gì? Phân tích thái độ của tác giả khi ghi lại các sự kiện mà nhân chứng kể lại.

Xem lời giải >>
Bài 13 :

Theo bạn, những yếu tố nào có tác dụng tạo nên sức lay động của văn bản đối với người đọc? Thông điệp mà bạn nhận được từ văn bản “Và tôi vẫn muốn mẹ..." là gì? 

Xem lời giải >>
Bài 14 :

Qua những gì được văn bản cung cấp, hãy viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) phân tích ý nghĩa hai câu cuối: “Tôi đã năm mươi mốt tuổi, tôi có hai con. Và tôi vẫn còn muốn mẹ."

Xem lời giải >>
Bài 15 :

Căn cứ vào những thông tin liên quan đến văn bản "Và tôi vẫn muốn mẹ" được SGK cung cấp, hãy cho biết, những yếu tố khách quan nào cần thiết cho việc viết kí đã được tác giả sử dụng?

Xem lời giải >>
Bài 16 :

Theo bạn, yếu tố hư cấu có được thể hiện trong văn bản Và tôi vẫn muốn mẹ không? Nếu có, nó được thể hiện như thế nào?

Xem lời giải >>
Bài 17 :

Đọc Và tôi vẫn muốn mẹ và trả lời câu hỏi sau:

Phân biệt thời gian diễn ra các sự kiện được kể và thời gian nhân chứng kể cho nhà văn về các sự kiện đó. Đối với người đọc, sự phân biệt về thời gian như vậy có ý nghĩa gì?

Xem lời giải >>
Bài 18 :

Sự tàn khốc của chiến tranh được thể hiện như thế nào trong văn bản Và tôi vẫn muốn mẹ? 

Xem lời giải >>
Bài 19 :

Trong văn bản Và tôi vẫn muốn mẹ có câu “Ban đêm chúng tôi khóc rên. Gọi ba gọi mẹ". Theo bạn, vì sao câu "Gọi ba gọi mẹ” không có chủ ngữ nhưng vẫn không phải là một câu sai ngữ pháp?

Xem lời giải >>