Đề bài

Nội dung của bài đọc Cậu bé say mê toán học

Lời giải của GV Loigiaihay.com

Bài đọc kể về cậu bé Đổng Trọng Nghĩa với niềm say mê toán học từ nhỏ, chính nhờ điều này cùng với sự nỗ lực của mình mà cậu đã đạt được thành tích mà rất nhiều người mơ ước.

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Nói về nỗ lực và ước mơ của một nhân vật nhỏ tuổi mà em biết.

Xem lời giải >>
Bài 2 :

Cậu bé say mê toán học

     Ở thành phố Phan Rang – Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận, có một bạn nhỏ người dân tộc Chăm tên là Đổng Trọng Nghĩa. Ở nhà, mọi người thường gọi Nghĩa là Ja Aok – tên một chàng dũng sĩ trong truyện cổ tích Chăm – với ước mong cậu luôn khoẻ mạnh, thông minh và tốt bụng.

     Lên bốn tuổi, Nghĩa đã sớm bộc lộ năng khiếu toán học. Em tính nhẩm rất nhanh và đặc biệt thích thú với những trò chơi đố vui về toán.

     Em luôn tích cực truyền cảm hứng và khơi gợi hứng thú cho các bạn trong giờ học toán. Không những thế, Nghĩa còn học đều tất cả các môn và rất tích cực tham gia các hoạt động của trường, lớp.

     Nhờ niềm say mê và không ngừng nỗ lực, năm học lớp Năm, em được chọn là một trong sáu thí sinh đại diện cho Việt Nam tham dự cuộc thi “Toán trí tuệ Quốc tế” tại Thái Lan. Cậu bé thông minh, lanh lợi ấy đã xuất sắc đoạt giải Nhì.

     Nghĩa xem những trải nghiệm từ cuộc thi với hơn 1.000 thí sinh đến từ 22 quốc gia là kinh nghiệm quý báu. Em luôn tự nhủ phải khiêm tốn và cố gắng học tập tốt hơn nữa để trở thành một nhà sáng lập, tạo ra những trò chơi về toán học, mang lại niềm vui và phát triển khả năng sáng tạo cho mọi người.

Trọng Nhân tổng hợp

1. Bố mẹ gửi gắm điều gì vào tên thường gọi ở nhà của Đổng Trọng Nghĩa?

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Tìm những chi tiết cho thấy Nghĩa sớm bộc lộ năng khiếu toán học.

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Mỗi thông tin sau giúp em hiểu thêm điều gì về bạn Nghĩa?

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Kể tóm tắt bài đọc Cậu bé say mê toán học bằng 4 – 5 câu.

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Dựa vào bài tập 1(SGK,tr.58), đặt câu để phân biệt nghĩa gốc và một nghĩa chuyển của từ “ấm”.

a. Nghĩa gốc:

b. Nghĩa chuyển:

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Viết 1 - 2 từ đồng nghĩa có thể thay cho từ in đậm trong mỗi câu sau:

a. Cả lớp tích cực tham gia phong trào "Kế hoạch nhỏ".

=> …………………

b. Học kì vừa qua, Nam đã nỗ lực vươn lên trong học tập.

=> …………………

c. Uyên Phương say sưa luyện tập để chuẩn bị tham gia cuộc thi “Giọng hát Việt nhí”.

=> …………………

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Viết đoạn văn (từ 4 đến 5 câu) nói về một bạn học sinh có nhiều cố gắng trong học tập mà em biết, trong đó có sử dụng từ đồng nghĩa.

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Viết bài văn tả một danh lam thắng cảnh mà em đã có dịp đến thăm hoặc được biết qua sách báo, phim ảnh, dựa vào gợi ý (SGK, tr.59).

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Đọc lại và chỉnh sửa bài viết ở bài tập 1.

Xem lời giải >>