Đề bài

"Con đường bước đến ngày mai” được nhắc đến ở khổ thơ cuối gợi cho em suy nghĩ gì?

Phương pháp giải

Em đọc kĩ khổ thơ cuối của bài đọc để tìm câu trả lời.

Lời giải của GV Loigiaihay.com

"Con đường bước đến ngày mai” được nhắc đến ở khổ thơ cuối gợi cho em suy nghĩ về con đường tương lai của tác giả, con đường trên trang sách để tác giả bước đến một tương lai tươi sáng hơn.

 

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Đọc bài thơ:

Chớm thu

Không còn tiếng cuốc gọi nhau

Ngỡ mùa hạ đã trốn đâu mất rồi

Bờ sông mẹ giặt áo tơi

Phơi lên đẫm một khoảng trời heo may.

 

Trầu già giấu nắng đầy cây

Có bông cúc trắng như mây giữa trời

Có con đường cỏ xanh tươi

Có dòng nước lặng chờ người qua sông.

 

Mùa đơm hạt thóc trên đồng

Đơm thêm bóng mẹ chờ trông tháng ngày

Mùa vui lúa về đường cày

Vẽ nên vóc dáng đôi tay tảo tần.

 

Từ trong hạt gạo trắng ngần

Là bao hôm sớm ân cần mẹ cha

Từ trong thơm thảo nhành hoa

Là bao tình nghĩa chan hoà đất đai.

 

Con đường bước đến ngày mai

Dệt từ trang sách dặm dài ước mơ

Dệt từ bóng mẹ, dáng cô....

Cùng bao năm tháng tuổi thơ ngọt lành.

Đoàn Văn Mật

- Áo tơi: áo che mưa thường làm bằng lá cọ, không có tay.

Tìm trong hai khổ thơ đầu những dấu hiệu báo mùa thu đến.

Xem lời giải >>
Bài 2 :

Theo em, vì sao “mùa đơm hạt thóc trên đồng” được gọi là "mùa vui”?

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Khi nhìn hạt gạo, nhành hoa, tác giả nghĩ về công lao của những ai? Vì sao?

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Đọc mở rộng:

Sinh hoạt câu lạc bộ đọc sách 

Chủ điểm Khung trời tuổi thơ

(a) Tìm đọc thông báo, quảng cáo hoặc bản tin:

(b) Ghi chép và trang trí Nhật kí đọc sách.


(c) Cùng bạn chia sẻ:

– Thông báo, quảng cáo hoặc bản tin đã đọc.

– Nhật kí đọc sách.

– Hình thức của thông báo, quảng cáo hoặc bản tin.

- ?

(d) Ghi lại những thông tin quan trọng trong thông báo, quảng cáo hoặc bản tin được bạn chia sẻ.

(e) Đọc một thông báo, quảng cáo hoặc bản tin được bạn chia sẻ mà em thích.

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Nội dung của bài đọc Chớm thu

Xem lời giải >>
Bài 6 :

1. Dựa vào bài tập 1 (SGK, tr.39), đặt câu để phân biệt nghĩa gốc và 1 - 2 nghĩa chuyển của từ “kết”.

a. Nghĩa gốc:

b. Nghĩa chuyển:

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Tra từ điển để tìm hiểu nghĩa của các từ in đậm trong mỗi cặp câu sau. Viết điểm giống nhau về nghĩa của hai từ in đậm.

a.

  • Mắt¹em bé sáng long lanh.
  • Mắt²quả dứa không ăn được.

b.

  • Em tặng bà một chiếc khăn quàng cổ¹bằng len.
  • Mẹ mua cho em đôi giày cao cổ²rất đẹp.
Xem lời giải >>
Bài 8 :

Tra từ điển để tìm nghĩa gốc và 2 - 3 nghĩa chuyển của từ “ngọt”. Đặt câu để phân biệt nghĩa gốc và một nghĩa chuyển tìm được.

a. Nghĩa gốc:

b. Nghĩa chuyển:

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Viết bài văn tả một cảnh đẹp ở quê hương em hoặc nơi em ở dựa vào gợi ý (SGK, tr.40).

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Ghi lại những từ ngữ, hình ảnh em thích trong bài thơ “Chớm thu”.

Xem lời giải >>