Đâu là điển tích, điển cố được sử dụng trong văn bản Nỗi niềm chinh phụ?
-
A.
Doanh Liễu.
-
B.
Rặng núi.
-
C.
Liễu dương.
-
D.
Ngàn dâu
Vận dụng kiến thức đã học về tác phẩm
"Ngàn dâu" do chữ "Mạch thượng tang".
Ở Trung Hoa ngày xưa, nơi thôn quê, người ta thường trồng dâu gần bên đường.
"Mạch thượng tang" cũng là tên khúc hát cổ nhạc phủ của nàng La Phu nước Triệu thời Xuân Thu.
Nguyên nàng La Phu là một thiếu phụ sắc nước hương trời, văn chương âm nhạc nổi tiếng. Chồng nàng là một chiến sĩ hải hồ. Cả hai vẫn yêu nhau tha thiết. Nhưng rồi "trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương" nên chàng xách kiếm sang Tần, ước hẹn vợ một thời gian trở về.
Nàng La Phu ở quê nhà, ngày ngày hái dâu chăn tằm, dệt vải. Những lúc đêm dài canh vắng, nàng lẻ loi, thui thủi bóng mình nên thường sáng tạo những bài thơ điệu
cổ nhạc phủ để tỏ nỗi lòng thương nhớ người xa vắng.
Một hôm, nàng đương hái dâu bên vệ đường, bất chợt Triệu vương du ngoạn sang ngang, nhìn thấy người thiếu phụ thô quê nhưng sắc đẹp mỹ miều lấy làm động lòng. Hỏi người biết nàng là kẻ tài hoa, văn hay đàn giỏi, Triệu vương càng say mê hơn nữa. Về triều, Triệu vương cho người đến đòi La Phu tới. Nhà vua dọn tiệc khoản đãi ân cần, mong được cùng giai nhân vầy duyên ân ái.
Nàng buồn rầu ứa lệ nhưng còn vị nể chúa tôi nên nàng ngồi vào tiệc, đoạn cầm đàn lên gẩy, hát khúc"Mạch thượng tang" để tỏ ý mình. Triệu vương tuy hiếu sắc những thông minh. Nghe qua bài hát, bản đàn biết thâm ý của nàng là bao giờ cũng liều chết để bảo vệ trinh tiết cùng chồng, giàu sang, uy quyền và bạo lực không làm lay chuyển lòng người trinh phụ. Triệu vương vừa hối hận vừa thẹn thuồng nên truyền cho La Phu về, bỏ mộng luyến ái giai nhân.
Tác giả mượn điển tích "Mạch thượng tang" (ngàn dâu) ngoài cái ý tả cảnh còn có ý tả mối tình chung thủy giữa trinh phụ đối với chinh phu một cách tế nhị.
Đáp án : D
Các bài tập cùng chuyên đề
Đầu thế kỉ XVIII, nhiều cuộc chiến đã xảy ra trên đất nước ta. Hãy nêu một cuộc chiến mà em biết.
Theo em, những cuộc tiễn đưa trong chiến tranh có gì khác biệt so với tiễn đưa trong hoàn cảnh bình thường của cuộc sống?
Những chi tiết miêu tả người chinh phu lúc chuẩn bị lên đường
Khát vọng của người chinh phu.
Khát vọng của người chinh phu.
Tâm trạng của người chinh phụ trong văn bản Nỗi niềm chinh phụ (trích Chinh phụ ngâm)
Các chi tiết gợi liên tưởng đến binh đao.
Cảnh li biệt của người chinh phu, người chinh phụ.
Cảm xúc của người chinh phu, người chinh phụ sau lúc chia li
Chỉ ra những đặc điểm của thể thơ song thất lục bát thể hiện trong đoạn trích Buổi tiễn đưa. Những đặc điểm này cho thấy thể thơ song thất lục bát có gì khác với thể thơ lục bát?
Đề xuất phương án ngắt nhịp bốn câu thơ sau và cho biết tác dụng của cách ngắt nhịp đó:
Ngồi đầu cầu nước trong như lọc,
Đường bên cầu cỏ mọc còn non.
Đưa chàng lòng dặc dặc buồn,
Bộ khôn bằng ngựa, thủy khôn bằng thuyền.
Chỉ ra và phân tích tác dụng của phép đối được sử dụng ở một số câu thơ trong đoạn trích.
Theo em người chinh phụ có thực sự muốn lên đường ra trận hay không? Những chi tiết nào cho biết điều đó?
Tiễn chồng ra trận, người chinh phụ mong muốn điều gì? Theo em, vì sao “đưa chàng lòng dằng dặc buồn” nhưng người chinh phụ vẫn để chồng lên đường ra trận?
Nêu và phân tích tác dụng của một số biện pháp tu từ được sử dụng trong bốn câu thơ cuối của đoạn trích.
Cảm xúc của người chinh phụ và người chinh phu trong buổi tiễn đưa giúp em hiểu gì về giá trị của cuộc sống?
Em có ấn tượng nhất với hình ảnh nào trong đoạn trích? Vì sao?
Viết đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu) phân tích tâm trạng của người chinh phu khi chia tay vợ để ra trận
Đâu là đặc điểm của thể thơ song thất lục bát?
Đâu là thông tin chính xác về tác giả Đặng Trần Côn?
Đoàn Thị Điểm có vai trò như thế nào đối với tác phẩm Chinh phụ ngâm?
Đâu là chi tiết cho thấy người chinh phụ vô cùng lưu luyến khi tiễn người chinh phu ra trận?
Thơ song thất lục bát dùng những vần nào?
Đâu là cách ngắt nhịp đúng cho câu thơ sau: “Khói Tiêu Tương cách Hàm Dương”
Đâu là cách ngắt nhịp đúng cho câu thơ sau:
Tiếng nhạc ngựa lần chen tiếng trống
Xác định loại vần được sử dụng trong hai câu thơ sau đây:
Quân đưa tràng ruổi lên đường,
Liễu dương biết thiếp đoạn trường này chăng?
Điển cố Hàm Kinh có ý nghĩa gì?
Văn bản Nỗi niềm chinh phụ có nội dung chính là gì?
Đâu là nghệ thuật nổi bật trong văn bản Nỗi niềm chinh phụ?
Nhận xét về cảnh vật thiên nhiên khi người chinh phu tiễn chồng ra chiến trận: