Phân tích diễn biến tâm trạng của Thuý Kiều trong mười dòng thơ cuối văn bản Trao duyên (chú ý sự thay đổi đối tượng tâm tình và giọng điệu).
Đọc kỹ mười dòng thơ cuối để trả lời câu hỏi này.
Cách 1
Sau khi trao duyên cho Thúy Kiều cùng lời nhắn nhủ độc thoại của nàng với Kim Trọng “Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây!”, qua đó thể hiện tấm lòng của một người sắp chia xa nhưng bởi tình cảm mặn nồng khiến họ càng đau xót, buồn thương.
Cuộc đời bạc bẽo đã đẩy nàng đến tận cùng của khổ đau, nàng phải hạ thấp bản thân, bán mình để cứu cha và em nhưng làm thế nào đây, nàng phải phụ Kim Trọng – người nàng yêu say đắm và đã lỡ đính ước. Câu cuối như một lời tự trách cũng như lời kết lại mối tình của Kim Kiều rằng nó đã chấm dứt và người phụ chính là Thúy Kiều.
Cách 2Sau khi trao duyên cho Thúy Vân, Kiều âm thầm nhắn nhủ đến Kim Trọng: nàng đã phụ tình chàng từ đây. Đó không chỉ là câu nói đau xót khi phải chia tay người yêu khi tình cảm vẫn còn mặn nồng sâu sắc mà còn là suy tư về cuộc sống tăm tối phía trước đang chờ đón Kiều.
Trăm nghìn gửi lạy tình quân
Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi.
Phân sao phận bạc như vôi?
Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng.
Ôi Kim Lang! Hỡi Kim lang!
Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây!
Tơ duyên của Kiều và Kim chỉ ngắn ngủi có từng ấy, xin gửi lại chàng mối duyên này cho người em là Thúy Vân. Kiều đã phải thốt lên: “Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây!” đây vừa là lời xin lỗi Kiều gửi đến Kim, vừa là lời oán trách vì phận mình sao bạc bẽo. Kiều không chỉ suy nghĩ về việc cứu cha và em, trao lại mối duyên của mình cho Vân mà còn suy nghĩ cho người mình hết lòng yêu thương. Một cô gái nhỏ bé vốn sống bình an nay phải suy tư rất nhiều, không chỉ thế,cuộc sống trôi nổi phía trước của nàng cũng khiến người ta vô cùng đau xót về kiếp hồng nhan bạc phận. Khi nhờ cậy và thuyết phục Thúy Vân nhận lời trao duyên, Kiều đã mong muốn chu toàn cả bên tình, bên hiếu. Nàng hi vọng có thể bớt được những day dứt, khắc khoải, đau đớn của mối tình dang dở khi nhờ em “thay lời nước non”. Nhưng kết thúc cuộc trao duyên, tình yêu, nỗi đau vẫn vẹn nguyên, thậm chí còn trào dâng mãnh liệt hơn. Diễn biến tâm lí của Kiều đi qua nhiều cảm xúc khác nhau, từ nghĩ cách cứu cha và em, trao lại mối duyên của mình, đến việc nghĩ cho người mình yêu thương và đến cuộc sống bấp bênh của nàng sau này khiến người ta không khỏi đau xót.
Các bài tập cùng chuyên đề
Hình dung bối cảnh của cuộc trao duyên (thời gian, không gian, hoàn cảnh của nhân vật).
Chú ý nội dung lời “hỏi han” của Thúy Vân trong văn bản Trao duyên
Theo dõi cảm xúc, suy nghĩ của Thúy Kiều:
- Khi nói lời nhờ cậy Thúy Vân
- Khi trao kỉ vật cho Thúy Vân.
trong văn bản Trao duyên
Chú ý lời Thúy Kiều dặn dò Thúy Vân khi trao kỷ vật trong văn bản Trao duyên
Mười dòng thơ cuối văn bản Trao duyên là lời của Thúy Kiều nói với ai?
Nêu bố cục của đoạn trích Trao duyên và chỉ ra đâu là lời người kể chuyện, đâu là lời đối thoại, lời độc thoại của các nhân vật.
Trong đoạn trích Trao duyên, Thuý Kiều nảy sinh ý định trao duyên cho Thuý Vân trong thời điểm nào?
Đọc đoạn thơ Trao duyên (từ câu 719 đến 748) và trả lời các câu hỏi sau:
a. Lời nhờ cậy Thúy Vân được Thuý Kiều bày tỏ với thái độ như thế nào? Tìm hiểu giá trị của những từ ngữ được dùng để thể hiện thái độ đó.
b. Thuý Kiều đã dựa vào điều gì để thuyết phục Thuý Vân nhận lời trao duyên?
c. Khi trao kỉ vật cho Thuý Vân, Thuý Kiều đã dặn dò những gì? Lời dặn dò ấy có nhất quán với lời nàng nhờ cậy và thuyết phục Thuý Vân trước đó hay không? Chỉ ra những từ ngữ, chi tiết thể hiện sự nhất quán hoặc không nhất quán ấy.
d. Nếu diễn biến tâm lí của Thuý Kiều khi nói lời trao duyên và khi trao kỉ vật cho Thuý Vân. Hãy phân tích, lý giải quá trình diễn biến tâm lí đó.
Nhận xét về nghệ thuật sử dụng từ ngữ của Nguyễn Du trong đoạn trích Trao duyên. Hãy minh hoạ bằng một ví dụ mà bạn thấy tâm đắc.
Truyện Kiều là tiếng nói hiểu đời, thương đời của Nguyễn Du. Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) chỉ ra biểu hiện của sự "hiểu" và "thương" ấy trong đoạn trích Trao duyên.
Mối tình Kim-Kiều được Nguyễn Du miêu tả như một “thiên tình sử” tuyệt đẹp. Bạn hãy đọc một đoạn thơ trong Truyện Kiều hoặc một bài thơ của tác giả khác nói về tình yêu của họ.
Chú ý lời nói, hành động, lí lẽ của Thúy Kiều khi thuyết phục Thúy Vân trong Trao duyên
Trong Trao duyên, Thúy Kiều để lại những kỉ vật nào trong tình yêu?
Trong Trao duyên, Thúy Kiều nghĩ về điều gì nếu chẳng may nàng “thác oan”?
Trọng Trao duyên, Thúy Kiều nói với ai? Về điều gì? Tâm trạng của Kiều như thế nào?
Đoạn trích Trao duyên có thể chia làm mấy phần? Hãy nêu nội dung chính của mỗi phần.
Trong Trao duyên, Thuý Kiều đã có lời nói, hành động và lí lẽ như thế nào để thuyết phục Thuý Vân thay mình trả nghĩa, kết duyên với Kim Trọng?
Trong Trao duyên, vì sao sau khi cậy nhờ Thuý Vân thay mình kết duyên với Kim Trọng, bi kịch của Thuý Kiều lại càng tăng?
Trong Trao duyên, việc Thuý Kiều để lại những kỉ vật trong tình yêu có ý nghĩa gì?
Đoạn Trao duyên là lời của Thuý Kiều nói với những ai? Phân tích diễn biến tâm trạng của Thuý Kiều qua sự chuyển đổi lời thoại.
Phân tích một số biện pháp nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật trong đoạn trích Trao duyên (biện pháp ẩn dụ, cách dùng thành ngữ, độc thoại nội tâm,...).
Nêu cảm nghĩ của em về nhân vật Thúy Kiều qua đoạn trích Trao duyên
Trong cuộc sống, đôi khi có những điều rất khó nói, nhưng vẫn phải tìm cách nói ra để nhận được sự cảm thông, chia sẻ của một người nào đó. Đã bao giờ bạn gặp một tình huống như vậy chưa? Hãy chia sẻ với bạn hoặc lắng nghe chia sẻ của bạn về trải nghiệm đó.
Phân biệt lời của người kể chuyện và lời của nhân vật trong đoạn này đoạn trích Trao duyên
Trong đoạn trích Trao duyên, cách mở đầu cho câu chuyện sắp nói với Thúy Vân của Kiều có gì khác thường?
Bạn hình dung thế nào về dáng vẻ, tâm trạng, giọng nói của Thúy Kiều trong đoạn từ dòng thơ 741 đến dòng 756 ở cuối văn bảnTrao duyên
Việc “trao duyên” và cuộc trò chuyện giữa chị em Thúy Kiều - Thúy Vân được thuật lại theo ngôi kể nào? Những dấu hiệu nào góp phần giúp bạn nhận biết điều đó?