Đề bài

XUỐNG BA LÁ QUÊ TÔI

Gọi là xuồng ba lá vì xuồng được ghép bởi ba tấm ván: hai tấm ván be và một tấm ván đáy. Để xuồng được vững chắc, người ta dùng những chiếc "cong" đóng vào bên trong lòng xuồng, tạo thành bộ khung hình xương cá.

Xuồng ba lá là phương tiện di chuyển gắn liền với miền sông nước quê tôi. Tôi vẫn nhớ những sáng nội chèo xuồng mang cho tôi mấy cái bánh lá dừa, giỏ cua đồng mà nội vừa bắt được. Nhớ những chiều chị tôi chèo xuồng dọc triền sông, bẻ bông điên điển đầy rổ mang về cho má nấu canh chua. Những chuyến xuồng xuôi ngược đã in đậm trong tiềm thức mỗi người dân Nam Bộ.

Từ độ cha ông đi mở cõi, xuồng là “đôi chân của người dân Nam Bộ". Những năm tháng quê hương bị bom cày, đạn xới, xuồng cùng nhân dân bám trụ, giữ xóm, giữ làng. Xuồng chở lương thực tiếp tế cho bộ đội. Xuồng đưa du kích qua sông, len sâu vào khu căn cứ kháng chiến,...

Đất nước thanh bình, xuồng ba lá lại trở về cuộc sống đời thường. Xuồng ngược xuôi miền chợ nổi. Xuồng lướt nhanh trên cánh đồng rì rào sóng lúa. Xuồng rộn ràng những đêm giăng câu, thả lưới. Và mỗi sớm mai, trên nhánh sông quê, những chiếc xuồng ba lá theo dòng nước tỏa đi, chở đầy ước mơ, khát vọng của tình đất, tình người phương Nam.

(Theo Nguyễn Chí Ngoan)

Từ ngữ

Xuồng: thuyền nhỏ, không có mái che.

 

Tác giả đã giới thiệu thế nào về xuồng ba lá?

Phương pháp giải

Em đọc đoạn văn đầu tiên của bài đọc để tìm câu trả lời.

Lời giải của GV Loigiaihay.com

Tác giả đã giới thiệu về xuồng ba lá: Gọi là xuồng ba lá vì xuồng được ghép bởi ba tấm ván: hai tấm ván be và một tấm ván đáy.

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Chia sẻ những điều em biết về một số phương tiện đi lại của người dân ở vùng sông nước.

Em dựa vào kiến thức của bản thân để trả lời câu hỏi.

Xem lời giải >>
Bài 2 :

Xuồng ba lá gợi nhớ những kỉ niệm nào của tác giả với người thân?

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Từ xưa, chiếc xuồng đã gắn bó thế nào với người dân vùng sông nước?

- Thuở cha ông đi mở cõi

- Những năm tháng chiến tranh

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Hình ảnh xuồng ba lá hiện ra như thế nào trong cuộc sống thanh bình hiện nay?

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Bài đọc giúp em hiểu thêm điều gì về cảnh vật và con người phương Nam?

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Các câu trong những đoạn văn ở bài tập 1 (SHS Tiếng Việt 5, tập hai, trang 71-72) liên kết với nhau bằng cách nào?

Đoạn

Cách liên kết câu trong đoạn văn

a

 

b

 

c

 

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Chọn từ ngữ điền vào chỗ trống để liên kết các câu trong đoạn văn

người anh, hai anh em, hai vợ chồng người em, nhưng


    Ngày xửa ngày xưa ở một nhà kia có hai anh em, cha mẹ mất sớm. ……………..chăm lo làm lụng nên trong nhà cũng đủ ăn. ……………..từ khi có vợ, người anh sinh ra lười biếng, bao nhiêu công việc khó nhọc đều trút cho vợ chồng người em. …………….. thức khuya, dậy sớm, cố gắng làm lụng. Thấy thế, …………….. sợ em tranh công, liền bàn với vợ cho hai vợ chồng người em ra ở riêng.
                                                                                                (Truyện Cây khế) 

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Phát hiện lỗi liên kết có trong các đoạn văn sau và chữa lại cho đúng.
a. Lọ lem chạy ra vườn gọi chim trắng giúp mình nhặt hạt đậu để kịp đi dự hội. Nhưng cả đàn chim bay đến, chim trắng bảo đàn chim cứ sửa soạn đi dự hội vì việc nhặt đậu sẽ xong ngay thôi.
                                                                                        (Truyện Cô bé Lọ Lem)
Chữa lại:

b. Mùa xuân xinh đẹp đã về. Đất trời tưng bừng sức sống. Mùa hạ ghé thăm vườn cây, cây cối đâm chồi nảy lộc, hoa đua nhau khoe sắc. Bông đào phai đầu ngõ chúm chím sắc hồng , bung nở những búp lá non mơn mởn.
Chữa lại:

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Viết đoạn văn (4 - 5 câu) giới thiệu về một phương tiện đi lại của người dân ở vùng sông nước, trong đó có sử dụng từ ngữ nối để liên kết câu.

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Ghi lại ý kiến nhận xét chung của thầy cô về bài làm của lớp.
a. Ưu điểm:
b. Nhược điểm:

Xem lời giải >>
Bài 11 :

Ghi lại những hoạt động được thể hiện trong bản chương trình mà em đã viết.

Xem lời giải >>