Đề bài

Đọc sách báo viết về người tốt, việc tốt.

G:

Cậu học sinh nghèo trả lại 20 triệu đồng nhặt được

Cậu học sinh nghèo trả lại 20 triệu đồng nhặt được là câu chuyện có thật, được đăng trên báo Tiền phong ngày 15 tháng 3 năm 2015. Truyện kể về em Hà Trung Tuần, học sinh lớp 7B Trường Trung học cơ sở Lâm Sơn, xã Nghĩa Lâm, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An. Trên đường cùng mẹ từ chợ về nhà, em nhặt được một chiếc ví tiền. Ngay sau đó, em đã nhờ người liên hệ trả lại chiếc ví cho người bị mất.

 

Bộ sách Gương thiếu nhi làm theo lời Bác là bộ sách được phát hành nhân dịp kỉ niệm 80 năm ngày thành lập Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. Bộ sách gồm nhiều truyện, mỗi truyện kể về một tắm gương thiếu nhi làm việc tốt như: Cõng bạn đi học, Cậu bé mồ côi ham học...

 

Phương pháp giải

Em đọc sách báo viết về người tốt, việc tốt trên sách báo, internet,…

Lời giải của GV Loigiaihay.com

Ví dụ: Hành trình 10 năm cõng bạn đi học và những câu chuyện xúc động của hai nam sinh Thanh Hóa đạt hơn 28 điểm thi đại học.

Nguyễn Tất Minh và Ngô Minh Hiếu đều được sinh ra trong những gia đình có bố mẹ làm nông dân, quanh năm "bán mặt cho đất, bán lưng cho trời". Tất Minh bị khuyết tật bẩm sinh từ lúc mới chào đời với hai chân bị liệt, một tay bị co quắp không thể cử động. Gia cảnh không khá giả, bố mẹ Minh cũng đã cố gắng tìm đủ mọi cách để chạy chữa cho em nhưng mọi thứ dường như không thể thay đổi.

Vì tay phải bị teo nên Minh tập viết bằng tay trái. Ngày đầu, những nét chữ nguệch ngoạc, xiên xẹo, em phải tập cả ngày, đôi tay mỏi nhừ, đau nhức. Khó khăn là vậy, nhưng Minh vẫn bền bỉ tập luyện. Trong lòng em luôn khắc ghi câu chuyện về tấm gương thầy giáo Nguyễn Ngọc Kí, một thầy giáo tật nguyền, viết bằng hai chân được mọi người yêu mến, kính trọng. Mỗi lần mỏi mệt, em lại tự động viên mình phải sống biết vươn lên, nghịch cảnh chỉ là thử thách, “có công mài sắt, có ngày nên kim”.

Minh cho biết, để có được kết quả như vậy, ngoài nỗ lực của bản thân em, không thể thiếu sự đồng hành, động viên của thầy cô và bạn bè, trong đó có người bạn đặc biệt Ngô Minh Hiếu. Hiếu chính là người bạn thân nhất của Minh, người đã thay “đôi chân” đưa em đến trường mỗi ngày liên tục trong suốt chục năm qua.

Ngày ấy, khi thấy cậu bạn nhỏ cùng lớp không được lành lặn, lúc nào cũng chỉ có thể ngồi một chỗ nhìn các bạn vui đùa, việc đi học hằng ngày gặp rất nhiều khó khăn, Hiếu rất thương và luôn tìm cách giúp đỡ bạn. Càng gần gũi, Hiếu càng cảm nhận được ý chí, nỗ lực vươn lên của cậu bạn nhỏ nên càng muốn gắn bó, hết lòng giúp đỡ bạn, cũng từ đó lấy tấm gương của bạn làm động lực cho chính mình.

Khi bạn bè của em vui đùa, chạy nhảy, em còn mang trên vai sứ mệnh của một “thiên sứ” lặng lẽ cõng bạn đến lớp rồi lại cõng bạn về nhà. Đôi chân của Hiếu trở thành đôi chân thứ 2 của Minh, tấm lòng của Hiếu cũng trở thành nghị lực của Minh. Đằng đẵng suốt 10 năm trời, đôi bạn cùng tiến tiếp bước cho nhau đến trường, cùng nhau học tập và chia sẻ nhiều buồn, vui trong cuộc sống. Ngày nắng cũng như ngày mưa, hôm nào Hiếu cũng đến sớm đón bạn để cả hai cùng kịp giờ vào lớp.

Cứ như vậy, Hiếu và Minh gắn bó với nhau từ cấp 1 đến cấp 3. Trong suốt từng ấy năm, cả hai chưa một lần xích mích hay giận dỗi. Hiếu bảo, em sợ cả hai có xích mích gì thì sẽ không đưa bạn đi học được. Không chỉ đưa bạn đi học, những giờ học trên lớp, nếu Minh phải lên bảng giải bài thì Hiếu sẽ cõng bạn và đứng đó chờ đến khi bạn làm xong bài tập.

Tuy học hai khối khác nhau, Minh khối A còn Hiếu khối B nhưng năm lớp 11, Minh bất ngờ rẽ hướng sang thi học sinh giỏi tỉnh môn Sinh để cùng Hiếu mỗi tuần đi học phụ đạo thêm trên trường. Từ một cậu học trò học khá môn Sinh, Minh khiến ai nấy đều hết sức kinh ngạc khi đạt giải Khuyến Khích học sinh giỏi tỉnh, còn Hiếu cũng kịp mang về giải Nhì khi chỉ cách vị trí dẫn đầu 0,25 điểm.

Trong kỳ thi THPT Quốc gia, Hiếu thi khối B và cũng đã đạt số điểm 28.15 (Toán: 9,40; Hóa: 9,75; Sinh: 9,0). Hiếu cho biết, em có ước mơ vào trường y, em mong muốn mình có thể chữa bệnh cho nhiều người, đặc biệt là người nghèo, người có hoàn cảnh thiếu may mắn trong cuộc sống và đặc biệt, nếu làm bác sĩ Hiếu sẽ có cơ hội chữa lành chân cho Minh.

Chia sẻ về động lực để có thể đồng hành, giúp đỡ bạn trong suốt 10 năm qua, Hiếu cho biết: “Dù Minh sinh ra khiếm khuyết nhưng chưa bao giờ bạn buồn hay oán trách số phận với ai. Nhìn mình và các bạn tay chân lành lặn còn bạn thì phải ở nhà, em thấy thương bạn lắm nên quyết tâm phải làm điều gì đó để đưa bạn đến trường cùng. Chúng em cùng học, có những hôm đến tận 1-2 giờ sáng”.

Hồi đầu năm, Hiếu quyết định đồng hành với Minh theo học cùng trường đại học sẽ tiện đường đưa đón bạn. Thế nhưng, quyết định này bị Minh quả quyết từ chối. Nam sinh tâm sự: “Hiếu đã cõng em đi suốt hơn 10 năm nay và đó là điều khiến em rất trân trọng bạn. Em chỉ mong Hiếu có thể hạnh phúc và theo đuổi nghề nghiệp đã chọn. Vì em mà bạn phải hy sinh thêm nữa thì em sẽ rất buồn lòng”.

Hai bạn cho biết, tới đây khi cả hai đều có con đường riêng để bước đi, cuộc sống của “đôi bạn cùng tiến” chắc chắn sẽ có nhiều khác biệt, nhất là với Minh, em sẽ gặp nhiều khó khăn hơn khi phải tự lực cố gắng. Tuy nhiên, với những nỗ lực thời gian qua của cả hai, Minh sẽ cố gắng để không phụ công bạn, còn Hiếu chia sẻ sẽ vẫn luôn dõi theo, giúp đỡ bạn để bạn luôn vui vẻ, thành công…/.

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Viết phiếu đọc sách theo mẫu.

PHIẾU ĐỌC SÁCH

Tên câu chuyện:

Tác giả:

Ngày đọc:

Nội dung chính của câu chuyện:

Nhân vật em thích nhất:

Chi tiết thú vị hoặc sự việc đáng nhớ:

Mức độ yêu thích:

Xem lời giải >>
Bài 2 :

Trao đổi với bạn về câu chuyện đã đọc.

Gợi ý:

Em có thể chọn một trong các hoạt động sau:

- Kể tóm tắt câu chuyện và giới thiệu về nhân vật chính.

- Nêu điều thú vị về thế giới tuổi thơ được thể hiện trong câu chuyện.

- Chia sẻ những điều em học tập được về cách kể chuyện.

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Kể cho người thân nghe câu chuyện về thế giới tuổi thơ mà em đã đọc hoặc đã nghe. Cùng người thân nhận xét về các nhân vật, sự việc trong câu chuyện.

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Viết phiếu đọc sách theo mẫu.

PHIẾU ĐỌC SÁCH

Tên câu chuyện:

Tác giả:

Ngày đọc:

Tên nhân vật:

Nội dung chính của câu chuyện:

Sự việc đáng nhớ về nhân vật:

Mức độ yêu thích:

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Dựa vào những ghi chép trong phiếu đọc sách, trao đổi với bạn về nội dung và ý nghĩa của câu chuyện đã đọc.

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Giới thiệu với bạn hoặc người thân về một người mà em khâm phục, ngưỡng mộ (có thể là một nhân vật trong cuốn sách em đã đọc).

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Đọc bài thơ viết về trẻ em.

Ví dụ:

...Khi trẻ con tập đi

Đường có từ ngày đó

Nhưng còn cần cho trẻ

Tình yêu và lời ru

Cho nên mẹ sinh ra

Để bế bổng chăm sóc...

 (Xuân Quỳnh, Chuyện cổ tích về loài người)

 

...Những hạt nắng bé con

Lăng xăng đùa quanh tớ

Rì rào tiếng gió thở

Như bà kể chuyện xưa

Tớ có một giấc mơ

Dưới nắng vàng êm dịu...

(Nguyễn Quỳnh Mai, Dưới bóng cây đã hương)

 

Con đường tới lớp cùng em

Đã thành người bạn thân quen lâu rồi

Mà sao chân bước bởi hồi

Nghe trong thầm lặng bao lời thân yêu.

(Nguyễn Trọng Hoàn, Con đường tới lớp)

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Viết phiếu đọc sách theo mẫu.

PHIẾU ĐỌC SÁCH

Tên bài thơ:

Tác giả:

Ngày đọc:

Nội dung bài thơ:

Những câu thơ hay hoặc những hình ảnh thơ đẹp:

Suy nghĩ, cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ:

Mức độ yêu thích:

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Trao đổi với bạn về bài thơ đã đọc.

G: Em có thể đọc những câu thơ hoặc đoạn thơ em yêu thích và chia sẻ với bạn.

- Tình cảm, cảm xúc của nhà thơ đối với trẻ em được thể hiện trong bài thơ.

- Suy nghĩ, cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ.

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Tìm đọc câu chuyện hoặc bài báo về một môn thể thao hoặc vận động viên mà em yêu thích.

Xem lời giải >>
Bài 11 :

Viết phiếu đọc sách theo mẫu.

PHIẾU ĐỌC SÁCH

Tên sách báo:

Tác giả:

Ngày đọc:

Nội dung chính:

Các loài động vật hoang dã được nói tới:

Những thông tin mới và bổ ích đối với em:

Mức độ yêu thích:

Xem lời giải >>
Bài 12 :

Trao đổi với bạn về sách báo đã đọc.

G:

Em có thể chọn một trong các hoạt động sau:

- Tóm tắt những thông tin chính đã đọc về thế giới động vật hoang dã (tên loài vật, nơi sinh sống, đặc điểm, thói quen,...).

- Chia sẻ những thông tin thú vị về loài vật đã đọc trong sách báo.

- ?

Xem lời giải >>
Bài 13 :

Ghi chép những thông tin quan trọng về một số động vật có tên trong Sách đỏ Việt Nam.

Xem lời giải >>
Bài 14 :

Đọc phiếu đọc sách dưới đây:

Xem lời giải >>
Bài 15 :

Đọc sách báo về núi, hang động, đại dương, các hành tinh trong hệ Mặt Trời,... hoặc hiện tượng trong thế giới tự nhiên (núi lửa phun trào, lốc xoáy, mưa đá,...).

Xem lời giải >>
Bài 16 :

Viết phiếu đọc sách và dựa vào đó chia sẻ với các bạn những thông tin mà em đọc được.

Xem lời giải >>
Bài 17 :

Sưu tầm tranh ảnh về những địa điểm du lịch được hình thành từ núi lửa.

Xem lời giải >>
Bài 18 :

Trao đổi với người thân về những ngọn núi lửa nổi tiếng trên thế giới.

Xem lời giải >>
Bài 19 :

Tìm đọc câu chuyện về nhà trường, thầy cô, học sinh.

Xem lời giải >>
Bài 20 :

Đọc câu chuyện kể về tấm gương học tập hoặc những đóng góp của một nhà khoa học.

G:

- Gương sáng học đường

- Kể chuyện gương hiếu học

- Truyện kể về gương hiếu học

- Đác-uyn và các nhà khoa học khác

Xem lời giải >>
Bài 21 :

Viết phiếu đọc sách theo mẫu.

PHIẾU ĐỌC SÁCH

Tên câu chuyện:

Tác giả:

Ngày đọc:

Tên nhân vật:

Nội dung chính hoặc chủ đề của câu chuyện:

Những sự việc đáng nhớ về nhân vật:

Mức độ yêu thích:

Xem lời giải >>
Bài 22 :

Trao đổi với bạn về câu chuyện đã đọc.

G: Em có thể chọn một trong các hoạt động sau:

- Kể tóm tắt câu chuyện và giới thiệu về nhân vật khiến em cảm phục.

- Nêu điều thú vị về tấm gương học tập hoặc những đóng góp của nhà khoa học được nêu trong câu chuyện.

- Những thông tin bổ ích hoặc những điều em muốn học tập sau khi đọc câu chuyện.

Xem lời giải >>
Bài 23 :

Kể với người thân về tấm gương học tập của một bạn trong lớp hoặc trong trường em.

Xem lời giải >>
Bài 24 :

Viết phiếu đọc sách theo mẫu.

PHIẾU ĐỌC SÁCH

Tên câu chuyện:

Tác giả:

Ngày đọc:

Tên nhân vật chính:

Lĩnh vực nghệ thuật:

Nội dung chính của câu chuyện:

Chi tiết đáng nhớ:

Mức độ yêu thích:

Xem lời giải >>
Bài 25 :

Trao đổi với bạn về câu chuyện đã đọc.

G:

Em có thể:

- Giới thiệu về nhân vật chính trong câu chuyện (tên, nghề nghiệp, những đóng góp trong hoạt động nghệ thuật,...).

- Nêu ấn tượng của em đối với tinh thần lao động, sáng tạo của những người nghệ sĩ hoặc sản phẩm nghệ thuật xuất sắc của họ.

Xem lời giải >>
Bài 26 :

Trao đổi với người thân về một người làm nghệ thuật hoặc ý nghĩa của những tác phẩm nghệ thuật đối với cuộc sống.

Xem lời giải >>
Bài 27 :

Tìm đọc một bài giới thiệu phim.

G: Đọc bài giới thiệu phim trên báo in, in-tơ-nét,...

Ví dụ:

Sử dụng thủ pháp giàu tính điện ảnh, bộ phim hoạt hình lịch sử Đại Hành hoàng đế đã khẳng định được giá trị nội dung, cũng như những tìm tòi, sáng tạo về phong cách thể hiện, hiệu quả hình ảnh với trình độ kĩ thuật cao. Khán giả xem phim bị lôi cuốn vào câu chuyện lịch sử với các tình tiết hấp dẫn, các nhân vật lịch sử được khắc hoạ sinh động.

(Theo báo Nhi đồng)

Phương thuốc kì diệu do Hãng phim Hoạt hình Việt Nam sản xuất là bộ phim hoạt hình vui nhộn. Bộ phim kể về chủ nhím con nghịch ngợm, hay trêu chọc mọi người khiến nhím mẹ lo lắng, buồn bực đến phát ốm. Thấy mẹ phải nằm trên giường bệnh, nhím con ân hận lắm. Nó ở nhà chăm sóc mẹ nhưng mẹ vẫn không khỏi. Nhím con quyết định đi tìm thuốc chữa bệnh cho mẹ. Trên đường đi, nhóm đã làm nhiều việc tốt giúp đỡ mọi người. Biết nhím con đã khôn lớn, nhím mẹ cảm thấy vui mừng, hạnh phúc nên đã khoẻ mạnh trở lại.

(Theo báo Nhi đồng)

Xem lời giải >>
Bài 28 :

Viết phiếu đọc sách theo mẫu.

PHIẾU ĐỌC SÁCH

Tên phim:

Tên các nhân vật chính trong phim:

Ngày đọc:

Nội dung chính của phim:

Những chi tiết gây ấn tượng:

Thông tin thú vị hoặc suy nghĩ của em sau khi đọc bài giới thiệu:

Mức độ yêu thích:

Xem lời giải >>
Bài 29 :

Trao đổi với bạn về bài giới thiệu đã đọc.

G: Em có thể chọn một trong các hoạt động sau:

- Giới thiệu tên tác giả, tên các nhân vật chính của bộ phim.

– Nếu nội dung chính và ý nghĩa của bộ phim.

– Nêu suy nghĩ, cảm xúc của em sau khi đọc bài giới thiệu.

Xem lời giải >>
Bài 30 :

Tìm đọc thêm thông tin về nghệ thuật múa ba lê. Ghi chép những thông tin em thích.

Xem lời giải >>