Đề bài

Tìm đọc câu chuyện về nhà trường, thầy cô, học sinh.

Phương pháp giải

Em tiến hành tìm đọc câu chuyện về nhà trường, thầy cô, học sinh qua sách báo, internet,…

Lời giải của GV Loigiaihay.com

Câu chuyện 1:

Người thầy và chiếc đồng hồ

Một thanh niên nhìn thấy người thầy thời tiểu học của mình tại một đám cưới. Anh ta đến chào người thầy với tất cả sự kính trọng:

– Thầy có nhớ em không ạ?

Thầy giáo nói:

– Thầy không nhớ lắm, hãy nói về em xem nào.

Người học trò nói: Em đã học lớp 3 của thầy hồi đó, em đã ăn cắp chiếc đồng hồ của một bạn trong lớp. Em chắc là thầy nhớ chuyện đó mà.

Nghề giáo cần rất nhiều tình thương yêu, lòng nhiệt huyết, đam mê, và cả sự cống hiến cho sự nghiệp giáo dục con người.

Một bạn trong lớp có một chiếc đồng hồ rất đẹp, vì vậy em đã ăn trộm nó. Bạn ấy khóc và méc với thầy có người lấy cắp đồng hồ của bạn. Thầy bảo cả lớp đứng cho thầy soát túi. Em nhận ra rằng, hành động của mình trước sau sẽ bị phơi bày ra trước mặt tất cả các bạn. Em sẽ bị gọi là thằng ăn cắp, một kẻ nói dối và hạnh kiểm của em sẽ bị hoen ố mãi mãi.

Thầy đã bắt chúng em đứng quay mặt vào tường và nhắm mắt lại. Thầy soát từng chiếc túi, và khi lấy chiếc đồng hồ từ túi của em, thầy tiếp tục soát đến túi của bạn cuối cùng. Xong xuôi, thầy kêu chúng em mở mắt ra và thầy ngồi xuống ghế. Giây phút đó em thật sự lo sợ là thầy sẽ bêu tên em ra trước các bạn.

Thầy giơ cái đồng hồ cho cả lớp thấy và đưa trả lại cho bạn ấy. Thầy đã không nêu tên người ăn cắp chiếc đồng hồ. Thầy không nói với em một lời nào và cũng không bao giờ đề cập chuyện đó với bất cứ ai. Suốt những năm tiểu học, không một giáo viên hay học sinh nào nói với em về chuyện ăn cắp đồng hồ.

Em nghĩ Thầy đã cứu vớt cho danh dự của em ngày đó. Thầy không nhớ em sao? Sao thầy lại không nhớ em được, thưa thầy? Em chắc là thầy phải nhớ câu chuyện em đã ăn cắp cái đồng hồ và thầy không muốn làm em xấu hổ. Đó là một câu chuyện không thể nào quên.

Đừng để chữ “tâm” của người thầy ngày càng mai một, vơi đi.

Người thầy đáp: – Thầy không thể nào nhớ được ai đã lấy cắp cái đồng hồ ngày đó, bởi vì khi thầy soát túi các em, thầy cũng… nhắm mắt!

Thầy nghĩ rằng việc lấy chiếc đồng hồ đó là một hành động nhất thời bồng bột của các em. Thầy không muốn hành vi đó lưu lại trong trí nhớ của các em như một vết nhơ mà muốn đó như là một bài học để rút kinh nghiệm. Cho nên tốt nhất thầy không nên biết người đó là ai và cũng không nên nhắc lại việc đó vì thầy tin rằng, em nào đã lấy sẽ tự biết sửa đổi để trở thành người tốt hơn.

Sưu tầm

Câu chuyện 2:

Trường em

Vậy là Hà đã được học ở ngôi trường mới. Nhớ lại năm ngoái, giờ ra chơi, em và các bạn thường trò chuyện về ngôi trường đang xây và tưởng tượng biết bao điều. Giờ đây, những mơ ước ấy đã thành hiện thực.

Trường mới rất khang trang. Từ cổng trường đến các lớp học, chỗ nào cũng được khoác tấm áo mới thật đẹp.

Hà và các bạn thích khu vườn trường có đủ các loại cây. Cạnh vườn trường là thư viện xanh với rất nhiều cuốn sách hay. Đó là nơi các bạn Hà hẹn nhau sau mỗi buổi học. Cuối hành lang mỗi tầng đều có một khu vệ sinh rộng rãi và sạch sẽ.

Một năm học bắt đầu. Ngôi trường mới đã trở thành ngôi nhà thứ hai, là niềm vui của Hà và các bạn.

Sưu tầm

Câu chuyện 3:

Câu chuyện "Buổi học đặc biệt"

Hôm nay là một buổi học đặc biệt tại trường tiểu học Xanh Pôn. Cả lớp nô nức chờ đợi khi thầy Hiếu thông báo rằng sẽ có một khách mời đặc biệt đến trường.

Sau khi chuông reo, cửa lớp mở ra và một ông già lão lắm tuổi với mái tóc bạc phơ xuất hiện. Ông ta là thầy cô Trần - người từng là giáo viên của thầy Hiếu và các em học sinh.

Mọi người trong lớp đều vui mừng khi gặp lại thầy cô Trần. Ông ta đã giảng dạy rất nhiều năm và có tình yêu mãnh liệt dành cho việc truyền đạt kiến thức cho học sinh.

Thầy Hiếu mời thầy cô Trần lên bục giảng và chia sẻ với lớp về những kỷ niệm thời trường cũ. Thầy cô Trần nhớ về những buổi học vui vẻ, những trò chơi, và những câu chuyện hài hước mà các em học sinh trước đây đã trải qua cùng nhau.

Học sinh trong lớp lắng nghe kỹ lưỡng. Họ cảm nhận được tình cảm và sự đam mê của thầy cô Trần đối với nghề giáo. Thầy cô Trần chia sẻ rằng mỗi học sinh đều có tiềm năng riêng, và việc của mỗi người là phấn đấu và khám phá tiềm năng đó.

Buổi chia sẻ của thầy cô Trần đã truyền cảm hứng cho các em học sinh. Họ nhận ra rằng giáo viên không chỉ đứng trên bục giảng, mà còn là những người bạn đồng hành trong cuộc sống.

Khi buổi chia sẻ kết thúc, các em học sinh và thầy Hiếu cùng nhau trao đổi lời cảm ơn và tặng quà cho thầy cô Trần. Mọi người rất biết ơn sự hiện diện và những lời khuyên quý báu của thầy cô Trần.

Sau buổi học đặc biệt này, tình cảm giữa học sinh và thầy cô càng trở nên gắn kết hơn. Từ đó, họ cùng nhau xây dựng một môi trường học tập và rèn luyện tốt hơn, với hy vọng sẽ trở thành những người có ích cho xã hội trong tương lai.

Đó là câu chuyện về một buổi học đặc biệt tại trường tiểu học Xanh Pôn, nơi tình cảm giữa thầy cô và học sinh được tôn trọng và gắn kết.

Sưu tầm

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Viết phiếu đọc sách theo mẫu.

PHIẾU ĐỌC SÁCH

Tên câu chuyện:

Tác giả:

Ngày đọc:

Nội dung chính của câu chuyện:

Nhân vật em thích nhất:

Chi tiết thú vị hoặc sự việc đáng nhớ:

Mức độ yêu thích:

Xem lời giải >>
Bài 2 :

Trao đổi với bạn về câu chuyện đã đọc.

Gợi ý:

Em có thể chọn một trong các hoạt động sau:

- Kể tóm tắt câu chuyện và giới thiệu về nhân vật chính.

- Nêu điều thú vị về thế giới tuổi thơ được thể hiện trong câu chuyện.

- Chia sẻ những điều em học tập được về cách kể chuyện.

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Kể cho người thân nghe câu chuyện về thế giới tuổi thơ mà em đã đọc hoặc đã nghe. Cùng người thân nhận xét về các nhân vật, sự việc trong câu chuyện.

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Viết phiếu đọc sách theo mẫu.

PHIẾU ĐỌC SÁCH

Tên câu chuyện:

Tác giả:

Ngày đọc:

Tên nhân vật:

Nội dung chính của câu chuyện:

Sự việc đáng nhớ về nhân vật:

Mức độ yêu thích:

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Dựa vào những ghi chép trong phiếu đọc sách, trao đổi với bạn về nội dung và ý nghĩa của câu chuyện đã đọc.

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Giới thiệu với bạn hoặc người thân về một người mà em khâm phục, ngưỡng mộ (có thể là một nhân vật trong cuốn sách em đã đọc).

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Đọc bài thơ viết về trẻ em.

Ví dụ:

...Khi trẻ con tập đi

Đường có từ ngày đó

Nhưng còn cần cho trẻ

Tình yêu và lời ru

Cho nên mẹ sinh ra

Để bế bổng chăm sóc...

 (Xuân Quỳnh, Chuyện cổ tích về loài người)

 

...Những hạt nắng bé con

Lăng xăng đùa quanh tớ

Rì rào tiếng gió thở

Như bà kể chuyện xưa

Tớ có một giấc mơ

Dưới nắng vàng êm dịu...

(Nguyễn Quỳnh Mai, Dưới bóng cây đã hương)

 

Con đường tới lớp cùng em

Đã thành người bạn thân quen lâu rồi

Mà sao chân bước bởi hồi

Nghe trong thầm lặng bao lời thân yêu.

(Nguyễn Trọng Hoàn, Con đường tới lớp)

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Viết phiếu đọc sách theo mẫu.

PHIẾU ĐỌC SÁCH

Tên bài thơ:

Tác giả:

Ngày đọc:

Nội dung bài thơ:

Những câu thơ hay hoặc những hình ảnh thơ đẹp:

Suy nghĩ, cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ:

Mức độ yêu thích:

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Trao đổi với bạn về bài thơ đã đọc.

G: Em có thể đọc những câu thơ hoặc đoạn thơ em yêu thích và chia sẻ với bạn.

- Tình cảm, cảm xúc của nhà thơ đối với trẻ em được thể hiện trong bài thơ.

- Suy nghĩ, cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ.

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Tìm đọc câu chuyện hoặc bài báo về một môn thể thao hoặc vận động viên mà em yêu thích.

Xem lời giải >>
Bài 11 :

Viết phiếu đọc sách theo mẫu.

PHIẾU ĐỌC SÁCH

Tên sách báo:

Tác giả:

Ngày đọc:

Nội dung chính:

Các loài động vật hoang dã được nói tới:

Những thông tin mới và bổ ích đối với em:

Mức độ yêu thích:

Xem lời giải >>
Bài 12 :

Trao đổi với bạn về sách báo đã đọc.

G:

Em có thể chọn một trong các hoạt động sau:

- Tóm tắt những thông tin chính đã đọc về thế giới động vật hoang dã (tên loài vật, nơi sinh sống, đặc điểm, thói quen,...).

- Chia sẻ những thông tin thú vị về loài vật đã đọc trong sách báo.

- ?

Xem lời giải >>
Bài 13 :

Ghi chép những thông tin quan trọng về một số động vật có tên trong Sách đỏ Việt Nam.

Xem lời giải >>
Bài 14 :

Đọc phiếu đọc sách dưới đây:

Xem lời giải >>
Bài 15 :

Đọc sách báo về núi, hang động, đại dương, các hành tinh trong hệ Mặt Trời,... hoặc hiện tượng trong thế giới tự nhiên (núi lửa phun trào, lốc xoáy, mưa đá,...).

Xem lời giải >>
Bài 16 :

Viết phiếu đọc sách và dựa vào đó chia sẻ với các bạn những thông tin mà em đọc được.

Xem lời giải >>
Bài 17 :

Sưu tầm tranh ảnh về những địa điểm du lịch được hình thành từ núi lửa.

Xem lời giải >>
Bài 18 :

Trao đổi với người thân về những ngọn núi lửa nổi tiếng trên thế giới.

Xem lời giải >>
Bài 19 :

Đọc câu chuyện kể về tấm gương học tập hoặc những đóng góp của một nhà khoa học.

G:

- Gương sáng học đường

- Kể chuyện gương hiếu học

- Truyện kể về gương hiếu học

- Đác-uyn và các nhà khoa học khác

Xem lời giải >>
Bài 20 :

Viết phiếu đọc sách theo mẫu.

PHIẾU ĐỌC SÁCH

Tên câu chuyện:

Tác giả:

Ngày đọc:

Tên nhân vật:

Nội dung chính hoặc chủ đề của câu chuyện:

Những sự việc đáng nhớ về nhân vật:

Mức độ yêu thích:

Xem lời giải >>
Bài 21 :

Trao đổi với bạn về câu chuyện đã đọc.

G: Em có thể chọn một trong các hoạt động sau:

- Kể tóm tắt câu chuyện và giới thiệu về nhân vật khiến em cảm phục.

- Nêu điều thú vị về tấm gương học tập hoặc những đóng góp của nhà khoa học được nêu trong câu chuyện.

- Những thông tin bổ ích hoặc những điều em muốn học tập sau khi đọc câu chuyện.

Xem lời giải >>
Bài 22 :

Kể với người thân về tấm gương học tập của một bạn trong lớp hoặc trong trường em.

Xem lời giải >>
Bài 23 :

Viết phiếu đọc sách theo mẫu.

PHIẾU ĐỌC SÁCH

Tên câu chuyện:

Tác giả:

Ngày đọc:

Tên nhân vật chính:

Lĩnh vực nghệ thuật:

Nội dung chính của câu chuyện:

Chi tiết đáng nhớ:

Mức độ yêu thích:

Xem lời giải >>
Bài 24 :

Trao đổi với bạn về câu chuyện đã đọc.

G:

Em có thể:

- Giới thiệu về nhân vật chính trong câu chuyện (tên, nghề nghiệp, những đóng góp trong hoạt động nghệ thuật,...).

- Nêu ấn tượng của em đối với tinh thần lao động, sáng tạo của những người nghệ sĩ hoặc sản phẩm nghệ thuật xuất sắc của họ.

Xem lời giải >>
Bài 25 :

Trao đổi với người thân về một người làm nghệ thuật hoặc ý nghĩa của những tác phẩm nghệ thuật đối với cuộc sống.

Xem lời giải >>
Bài 26 :

Tìm đọc một bài giới thiệu phim.

G: Đọc bài giới thiệu phim trên báo in, in-tơ-nét,...

Ví dụ:

Sử dụng thủ pháp giàu tính điện ảnh, bộ phim hoạt hình lịch sử Đại Hành hoàng đế đã khẳng định được giá trị nội dung, cũng như những tìm tòi, sáng tạo về phong cách thể hiện, hiệu quả hình ảnh với trình độ kĩ thuật cao. Khán giả xem phim bị lôi cuốn vào câu chuyện lịch sử với các tình tiết hấp dẫn, các nhân vật lịch sử được khắc hoạ sinh động.

(Theo báo Nhi đồng)

Phương thuốc kì diệu do Hãng phim Hoạt hình Việt Nam sản xuất là bộ phim hoạt hình vui nhộn. Bộ phim kể về chủ nhím con nghịch ngợm, hay trêu chọc mọi người khiến nhím mẹ lo lắng, buồn bực đến phát ốm. Thấy mẹ phải nằm trên giường bệnh, nhím con ân hận lắm. Nó ở nhà chăm sóc mẹ nhưng mẹ vẫn không khỏi. Nhím con quyết định đi tìm thuốc chữa bệnh cho mẹ. Trên đường đi, nhóm đã làm nhiều việc tốt giúp đỡ mọi người. Biết nhím con đã khôn lớn, nhím mẹ cảm thấy vui mừng, hạnh phúc nên đã khoẻ mạnh trở lại.

(Theo báo Nhi đồng)

Xem lời giải >>
Bài 27 :

Viết phiếu đọc sách theo mẫu.

PHIẾU ĐỌC SÁCH

Tên phim:

Tên các nhân vật chính trong phim:

Ngày đọc:

Nội dung chính của phim:

Những chi tiết gây ấn tượng:

Thông tin thú vị hoặc suy nghĩ của em sau khi đọc bài giới thiệu:

Mức độ yêu thích:

Xem lời giải >>
Bài 28 :

Trao đổi với bạn về bài giới thiệu đã đọc.

G: Em có thể chọn một trong các hoạt động sau:

- Giới thiệu tên tác giả, tên các nhân vật chính của bộ phim.

– Nếu nội dung chính và ý nghĩa của bộ phim.

– Nêu suy nghĩ, cảm xúc của em sau khi đọc bài giới thiệu.

Xem lời giải >>
Bài 29 :

Tìm đọc thêm thông tin về nghệ thuật múa ba lê. Ghi chép những thông tin em thích.

Xem lời giải >>
Bài 30 :

Đọc sách báo viết về người tốt, việc tốt.

G:

Cậu học sinh nghèo trả lại 20 triệu đồng nhặt được

Cậu học sinh nghèo trả lại 20 triệu đồng nhặt được là câu chuyện có thật, được đăng trên báo Tiền phong ngày 15 tháng 3 năm 2015. Truyện kể về em Hà Trung Tuần, học sinh lớp 7B Trường Trung học cơ sở Lâm Sơn, xã Nghĩa Lâm, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An. Trên đường cùng mẹ từ chợ về nhà, em nhặt được một chiếc ví tiền. Ngay sau đó, em đã nhờ người liên hệ trả lại chiếc ví cho người bị mất.

 

Bộ sách Gương thiếu nhi làm theo lời Bác là bộ sách được phát hành nhân dịp kỉ niệm 80 năm ngày thành lập Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. Bộ sách gồm nhiều truyện, mỗi truyện kể về một tắm gương thiếu nhi làm việc tốt như: Cõng bạn đi học, Cậu bé mồ côi ham học...

 

Xem lời giải >>