Theo em, lời hát của em bé người đá thể hiện ước nguyện gì của con người?
Em suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
Lời hát của em bé người đá thể hiện ước nguyện có một cuộc sống yên bình của con người, được ở bên vợ con, sống hạnh phúc mỗi ngày.
Các bài tập cùng chuyên đề
Kể tên 1 – 2 truyện cổ mà em đã đọc hoặc đã nghe. Nêu những chi tiết em thích.
Tiếng hát của người đá
Trên đỉnh núi cao ở vùng Chư Bô-đa, có một mỏm đá xanh giống hình một em bé cưỡi voi. Những tia nắng vàng dịu, những hạt mưa trong vắt thay nhau tắm gội, sưởi ấm cho mỏm đá. Gió rì rào kể cho mỏm đá nghe những câu chuyện về mọi miền. Chim hót cho mỏm đá nghe những điệu ca du dương. Cứ thế, năm này qua năm khác, những câu chuyện của gió, những bài ca của chim thấm sâu vào mỏm đá hình em bé.
Một buổi sáng, mỏm đá khẽ cựa quậy, rồi từ từ biến thành một em bé xinh đẹp. Em bước xuống núi, thấy muông thú từng đàn kéo về phá nương rẫy, dân làng đuổi đằng đông, dồn đằng tây mà chẳng ăn thua gì. Em bé liền cất giọng hát. Tiếng hát của em vang khắp núi rừng. Muông thú quên cả phá lúa, nhảy múa theo tiếng hát. Dân làng vây quanh em bé, hỏi em từ đâu tới, tên em là gì, nhưng em chỉ cười. Mọi người đặt tên cho em là Nai Ngọc.
Ngày nọ, giặc kéo đến đông như lá rừng, nhanh như chớp giật, giáo mác chĩa lên trời tua tủa như bông lách, bông lau. Dân làng không kể trẻ già, trai gái vội cầm tên nỏ, khiên đao đuổi giặc. Bốn phương lửa cháy rừng rực. Nai Ngọc trèo lên một mỏm núi, cất tiếng hát kêu gọi những kẻ xâm lược chớ đi ăn cướp, hãy trở về với vợ con, đi hái rau ngọt, cắt lúa vàng, tối ngủ bên lửa ấm, sáng thức dậy theo mặt trời,... Giọng hát của Nai Ngọc khiến giặc đứng sững như những pho tượng, vũ khí tuột khỏi tay.
Giặc tan, nhưng không thấy Nai Ngọc đâu. Dân làng bảo nhau rằng sau khi giúp dân trừ giặc, Nai Ngọc đã trở lên núi cao, biến thành đá như trước. Ai cũng tin rằng nhất định Nai Ngọc sẽ trở về với dân làng, cất tiếng hát giữa cảnh núi rừng thanh bình, tươi đẹp.
(Theo Truyện cổ Việt Nam, Ngọc Anh và Văn Lang kể)
Mỏm đá trên đỉnh núi cao có gì đặc biệt? Mỏm đá được mọi vật yêu quý như thế nào?
- Nắng
- Mưa
- *
- *
Chuyện gì xảy ra vào ngày mỏm đá hoá thành một em bé? Mọi người được chứng kiến điều gì kì lạ khi em bé người đã cất tiếng hát vang khắp núi rừng?
Khi giặc kéo đến, em bé người đá và dân làng đã làm gì để đuổi giặc?
Nêu một kết thúc khác cho câu chuyện theo mong muốn của em.
Nội dung của bài đọc Tiếng hát của người đá
Đọc các câu trong bài tập 1 (SHS Tiếng Việt 5, tập hai, trang 10) và thực hiện yêu cầu.
- Xác định chủ ngữ, vị ngữ của mỗi câu ở ví dụ a.
Câu |
Chủ ngữ |
Vị ngữ |
Trời không mưa |
|
|
Ruộng đồng khô hạn, nứt nẻ. |
|
|
- Ghi lại các cụm chủ ngữ - vị ngữ của câu ở ví dụ b. Từ nên có tác dụng gì trong câu?
Cụm chủ ngữ - vị ngữ thứ nhất. |
|
Cụm chủ ngữ - vị ngữ thứ hai. |
|
Tác dụng của từ nên trong câu. |
|
Xác định câu có hai cụm chủ ngữ - vị ngữ trong đoạn văn dưới đây. Từ nào có tác dụng nối các cụm chủ ngữ - vị ngữ đó?
(1) Những cánh buồm chung thuỷ cùng con người vượt qua bao nhiêu sóng nước, thời gian. (2) Đến nay, con người đã có những con tàu to lớn vượt biển khơi, nhưng những cánh buồm vẫn sống mãi cùng sông nước và con người.
(Theo Băng Sơn)
- Câu có hai cụm chủ ngữ - vị ngữ là:
- Từ có tác dụng nối các cụm chủ ngữ - vị ngữ là:
Khoanh vào những đáp án đúng về câu ghép.
A. Câu ghép là câu có một cụm chủ ngữ - vị ngữ.
B. Câu ghép là câu gồm các cụm chủ ngữ - vị ngữ ghép lại.
C. Mỗi cụm chủ ngữ - vị ngữ trong câu ghép được gọi là một vế câu.
D. Các vế trong câu ghép có sự kết nối chặt chẽ với nhau.
Tìm câu ghép trong đoạn văn ở bài tập 3 (SHS Tiếng Việt 5, tập hai, trang 10) và xác định các vế trong mỗi câu ghép.
Câu ghép |
Các vế trong câu ghép |
|
Vế 1 |
Vế 2 |
|
Câu số: |
|
|
Câu số: |
|
|
Đặt 1 - 2 câu ghép nói về nhân vật Nai Ngọc trong bài đọc Tiếng hát của người đá.
Đọc bài Chú bé vùng biển ở bài tập 1 (SHS Tiếng Việt 5, tập hai, trang 11) và thực hiện yêu cầu.
a. Người được tả trong bài văn là ai?
b. Tìm phần mở bài, thân bài, kết bài của bài văn và nêu nội dung chính của mỗi phần.
Phần |
Nội dung chính |
|
Mở bài |
từ đầu đến ……………………… ………………………………….. |
……………………………………………………………………………………………………………………………………… |
Thân bài |
tiếp theo đến…………………… ……………………………… |
……………………………………………………………………………………………………………………………………… |
Kết bài |
phần còn lại |
……………………………………………………………………………………………………………………………………… |
c. Trong phần thân bài, đặc điểm của người được tả (một đứa trẻ lớn lên với nắng, nước mặn và gió biển) hiện ra như thế nào?
Ngoại hình |
Tầm vóc so với lứa tuổi |
Cao hơn hẳn các bạn một cái đầu |
Dáng người |
…………………………………………………………………………………………………… |
|
Nước da |
…………………………………………………………………………………………………… |
|
Gương mặt |
…………………………………………………………………………………………………… |
|
Trang phục |
…………………………………………………………………………………………………… |
|
Hoạt động |
Việc làm, cử chỉ, … |
- Lúc đan lưới: - Lúc trông thấy các bạn: |
Sở trường |
Điểm mạnh nổi trội |
…………………………………………………………………………………… |
d. Bằng cách nào, tác giả làm nổi bật đặc điểm của người được tả?
Lựa chọn từ ngữ có sức gợi tả |
- Từ ngữ tả ngoại hình: ……………………………………………… - Từ ngữ tả hoạt động: ………………………………………………. |
Sử dụng hình ảnh so sánh |
- Từ ngữ tả ngoại hình: ……………………………………………… - Từ ngữ tả hoạt động: ………………………………………………. |
|
…………………………………………………………………………………… |
Theo em, cần lưu ý những điều gì khi viết bài văn tả người?
Tìm đọc các đoạn văn hoặc bài văn tả người (trẻ em, người lớn, …). Chép lại một câu văn mà em thích.
Tìm đọc sách báo viết về người tốt, việc tốt.
- Tên sách báo:
- Việc tốt được nói tới: