Chia sẻ với bạn về một bài học bổ ích từ những trang sách em đã đọc.
Em dựa vào kiến thức mà em đã học được từ một cuốn sách và chia sẻ với bạn.
Gợi ý:
- Đó là cuốn sách nào? Của ai?
- Em đã học được bài học gì từ cuốn sách đó?
Trong sách 10 vạn câu hỏi vì sao của tác giả Đức Thành, em học được một bài học: để bảo vệ cơ quan tiêu hoá, em không được bỏ bữa ăn sáng, sau khi ăn không được chạy nhảy hoặc đi nằm luôn, trong khi ăn em không đùa nghịch, nói chuyện, ngồi thẳng người và ăn từ tốn. Làm như vậy sẽ giúp cơ quan tiêu hoá khoẻ mạnh.
Các bài tập cùng chuyên đề
THẾ GIỚI TRONG TRANG SÁCH
Trang sách mở ra thế giới diệu kì: Trên bầu trời những vì sao lấp lánh Mặt biển xanh, cánh buồm nâu trong nắng Sau cơn mưa hiện bảy sắc cầu vồng.
Trang sách trả lời câu hỏi tuổi thơ Vũ trụ bao la bao điều bí mật Trái đất rộng có chân người chinh phục Mặt trăng hiền giấu chú Cuội ở đâu?
Trang sách thắp lên ngọn lửa khát khao Những ước mơ có dáng hình xứ sở Những ước mơ tuổi thơ luôn rộng mở Con đường dài tít tắp đợi mong ta.
Bài học nào trong trang sách thiết tha Nhân nghĩa bao đời cha ông gìn giữ Như dòng sông sẽ chảy về biển cả Lớn khôn rồi vẫn nhớ tiếng mẹ ru. (Huệ Triệu) |
|
Từ ngữ:
- Xứ sở: quê hương, đất nước.
- Nhân nghĩa: lòng thương người và tôn trọng lẽ phải.
Thế giới diệu kì mà sách mang đến cho người đọc được thể hiện qua những hình ảnh nào?
Dựa vào khổ thơ thứ hai và những trải nghiệm đọc sách, nêu cách hiểu của em về câu thơ “Trang sách trả lời câu hỏi tuổi thơ”.
Khổ thơ thứ ba giúp em cảm nhận được gì về ý nghĩa của những trang sách đối với tuổi thơ?
Theo em, tác giả muốn nhắn gửi các bạn nhỏ điều gì qua khổ thơ cuối? Chọn câu trả lời dưới đây hoặc nêu ý kiến của em.
A. Nhân nghĩa là lẽ sống đẹp của dân tộc mà mỗi con người cần hướng tới.
B. Qua những trang sách, ta nhận ra lẽ sống nhân nghĩa người xưa truyền lại.
C. Nhớ về cội nguồn, gìn giữ truyền thống tốt đẹp cha ông để lại là trách nhiệm của mỗi chúng ta.
Em thích khổ thơ nào trong bài? Vì sao?
Nội dung chính của bài đọc Thế giới trong trang sách
Dấu gạch ngang trong các câu ở bài tập 1 (SHS Tiếng Việt 5, tập 1, trang 106) được dùng để làm gì? Đánh dấu ✔ vào ô trống trước câu trả lời đúng.
-
Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật.
-
Đánh dấu các ý liệt kê.
-
Nối các từ ngữ trong một liên danh.
-
Đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích.
Nêu đặc điểm vị trí và công dụng của dấu gạch ngang trong mỗi trường hợp được nêu ở bài tập 2 (SHS Tiếng Việt 5, tập một, trang 107).
Vị trí |
Công dụng |
|
a |
……………………………………… |
………………………………………… |
b |
……………………………………… |
………………………………………… |
c |
……………………………………… |
………………………………………… |
Cho biết dấu gạch ngang trong câu nào của đoạn văn ở bài tập 3 (SHS Tiếng Việt 5, tập một, trang 107) dùng để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích.
Viết 2 - 3 câu về một danh nhân, trong đó có dùng dấu gạch ngang để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích.
Có thể thay dấu gạch ngang cho dấu câu nào trong đoạn văn dưới đây. Viết lại đoạn văn sau khi đã thay dấu câu.
Vích-to Huy-gô (nhà văn nổi tiếng người Pháp) đã để lại cho chúng ta nhiều tác phẩm kiệt xuất. Một lần, Huy-gô đến thăm nước Phổ (nước Đức bây giờ). Tới biên giới Pháp – Phổ, nhân viên hải quan hỏi ông: "Xin ông cho biết ông đang làm nghề gì." Huy-gô trả lời: "Nghề viết." Nhân viên hải quan giải thích: "Tôi muốn hỏi ông sinh sống bằng nghề gì cơ." Huy-gô cười đáp: "À, bằng... ngòi bút.".
Đọc câu chuyện Không nên phá tổ chim ở bài tập 1 (SHS Tiếng Việt 5, tập một, trang 108) và trả lời câu hỏi.
a. Vì sao người chị khuyên em không nên phá tổ chim?
b. Theo lời người chị, loài chim có ích gì đối với con người?
c. Viết 2 - 3 câu về những điều em học được từ câu chuyện.
Đọc đoạn văn ở bài tập 2 (SHS, Tiếng Việt 5, tập một, trang 108) và thực hiện yêu cầu.
a. Người viết muốn nói gì qua đoạn văn?
b. Tìm phần mở đầu, triển khai, kết thúc của đoạn văn. Nối ý nêu ở nội dung ở cột bên phải tương ứng với mỗi phần ở cột bên trái.
Mở đầu Từ đầu đến ……………… …………………………… |
Nhấn mạnh ấn tượng của câu chuyện đối với bản thân. |
Triển khai Tiếp theo đến ……………. …………………………… |
Giới thiệu câu chuyện Không nên phá tổ chim và nêu ấn tượng chung về câu chuyện. |
Kết thúc Phần còn lại |
- Nêu nội dung chính, những chi tiết gây ấn tượng trong câu chuyện. - Bộc lộ cảm xúc trước ý nghĩa nhân văn cao đẹp của câu chuyện. |
c. Tìm trong đoạn văn những từ ngữ hoặc câu văn thể hiện tình cảm, cảm xúc người viết.
Ghi lại những điểm cần lưu ý khi viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc về một câu chuyện.
Tìm đọc câu chuyện kể về tấm gương học tập hoặc những đóng góp của một nhà khoa học. Ghi lại thông tin về câu chuyện em đọc được.
-
Tên câu chuyện:
-
Tên nhân vật:
-
Ấn tượng về nhân vật:
…………………………………………………………………………………………...