Sắp xếp các bước sau theo trình tự tra cứu nghĩa của từ đọc trong từ diễn.
a. Tìm từ đọc.
b. Tìm mục từ bắt đầu bằng chữ Đ.
c. Chọn từ điển phù hợp.
d. Đọc ví dụ để hiểu thêm ý nghĩa và cách dùng từ đọc.
e. Đọc nghĩa của từ đọc.
Em dựa vào kiến thức của bản thân về trình tự tra cứu từ điển và sắp xếp phù hợp.
c. Chọn từ điển phù hợp.
b. Tìm mục từ bắt đầu bằng chữ Đ.
a. Tìm từ đọc.
e. Đọc nghĩa của từ đọc.
d. Đọc ví dụ để hiểu thêm ý nghĩa và cách dùng từ đọc.
Các bài tập cùng chuyên đề
Đọc các thông tin về từ đọc trong từ điển dưới đây và trả lời câu hỏi.
a. Từ đọc là danh từ, động từ hay tính từ?
b. Nghĩa gốc của từ đọc là gì?
c. Từ đọc có mấy nghĩa chuyển?
d. Nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ được sắp xếp như thế nào?
Tra cứu nghĩa của các từ dưới đây:
học tập
tập trung
trôi chảy
Đặt câu với 1 nghĩa chuyển của mỗi từ ở bài tập 3.
Thực hiện dự án: Sổ tay từ ngữ tiếng Việt của em.
Sử dụng từ điển tiếng Việt để tra cứu nghĩa của các từ chăm chỉ và kiên trì.
Đọc tên các cuốn từ điển dưới đây và trả lời câu hỏi.
a. Từ điển nào giúp em tìm được những từ đồng nghĩa với từ chăm chỉ, kiên trì?
b. Em sử dụng từ điển nào để tìm hiểu nghĩa của thành ngữ học một biết mười hoặc thành ngữ mắt thấy tai nghe?
Tìm nghĩa của thành ngữ mắt thấy tai nghe dựa vào mẫu dưới đây:
M: Tìm nghĩa của thành ngữ học một biết mười.
Bước 1: Chọn từ điển thành ngữ.
Bước 2: Tìm mục từ bắt đầu bằng chữ H.
Bước 3: Tìm thành ngữ học một biết mười.
- Tìm tiếng học.
- Tìm thành ngữ học một biết mười.
Bước 4: Đọc nghĩa của thành ngữ học một biết mười.
Lưu ý: Đọc bảng chữ viết tắt để biết quy ước chữ viết tắt trong từ điển (Vd: ví dụ, Gngh: gần nghĩa,...).
Học một biết mười: thông minh (sáng dạ), từ điều học được, suy rộng ra biết nhiều hơn. Vd: Ngay từ nhỏ, Lê Quý Đôn đã lanh lợi, học một biết mười. Gngh: học đâu hiểu đó.
Nêu tên một số từ điển mà em biết.
G:
- Từ điển Anh – Việt
- Từ điển bằng tranh – Thế giới động vật
Theo em, các từ điển dưới đây cho biết những thông tin gì?
Chọn từ điển thích hợp để thực hiện một trong các yêu cầu dưới đây:
a, Tìm các từ đồng nghĩa với thơm ngát
b, Tìm và giải thích nghĩa của câu tục ngữ Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh
c, Tìm hiểu và giới thiệu về nhân vật mà một trường học hoặc đường phố ở địa phương em mang tên.
Từ điển có thể xuất bản dưới dạng sách in và tài liệu trên mạng internet. Hãy tìm hiểu trên mạng internet về một kiến thức em cần biết
Tra cứu nhanh một trong những kiến thức sau trong từ điển (sách in hoặc tài liệu trên mạng internet):
a, Một nhân vật nổi tiếng (có thể là nhân vật mà trường em mang tên).
b, Một cảnh đẹp nổi tiếng (ở nước ta hoặc một nước khác).
Đọc thông tin sau và thực hiện yêu cầu:
Hướng dẫn sử dụng từ điển để tìm hiểu nghĩa của từ đa nghĩa 1. Dò trang có chữ cái đầu tiên của từ. 2. Dò từ trên xuống theo thứ tự để tìm vị trí của từ cần tra. 3. Đọc phần giải nghĩa của từ và chọn nghĩa phù hợp. |
|
Lưu ý: - Các nghĩa của một từ đa nghĩa được trình bày trong một mục từ. - Nghĩa 1 là nghĩa gốc, các nghĩa 2, 3,... là nghĩa chuyển. - Mỗi nghĩa thường kèm theo ví dụ minh họa là các từ ngữ hoặc câu văn. |
Ví dụ: Kết 1 Đan, bện. Cổng chào kết bằng lá dừa. 2 Tập hợp lại và làm cho gắn chặt với nhau. Chiếc bè được kết từ những cây nứa. 3 Gắn bó với nhau bằng quan hệ tình cảm thân thiết. Kết bạn. 4 Dính bết vào nhau. Nhựa cây kết đặc lại. 5 Hình thành quả, củ từ hoa hay rễ. Đơm hoa kết quả. |
a. Trong ví dụ, từ “kết" được trình bày mấy nghĩa? Nghĩa nào là nghĩa gốc? Các nghĩa nào là nghĩa chuyển?
b. Đặt câu để phân biệt nghĩa gốc và 1 – 2 nghĩa chuyển của từ “kết”.
Đọc các câu sau và thực hiện yêu cầu:
a.
• Mắt em bé sáng long lanh.
• Mắt quả dứa không ăn được.
b.
• Em tặng bà một chiếc khăn quàng cổ bằng len.
• Mẹ mua cho em đôi giày cao cổ rất đẹp.
– Tra từ điển để tìm hiểu nghĩa của các từ in đậm trong mỗi cặp câu.
– Nêu điểm giống nhau về nghĩa của hai từ in đậm trong mỗi cặp câu.
Thực hiện yêu cầu:
a. Tra từ điển để tìm nghĩa gốc và 2 – 3 nghĩa chuyển của từ “ngọt”.
b. Đặt câu để phân biệt các nghĩa của từ "ngọt" đã tìm được.
Dựa vào nghĩa của “gia”, xếp các từ trong khung vào hai nhóm:
a. "Gia" có nghĩa là "nhà".
b. "Gia" có nghĩa là “thêm vào".
gia đình, gia giảm, gia tộc, gia cố, gia súc, gia dụng, gia nhập, gia công
Đọc các từ trong khung và thực hiện yêu cầu:
trung thu, trung thành, trung tâm, trung thực
a. Tra từ điển để tìm nghĩa của mỗi từ.
b. Dựa vào kết quả bài tập a để xếp các từ trong khung thành hai nhóm.
c. Tìm thêm 2 – 3 từ thuộc mỗi nhóm.
d. Đặt câu với một từ tìm được ở mỗi nhóm.
Viết 3 – 4 câu giới thiệu một câu chuyện về lòng trung thực mà em đã nghe, đã đọc.
Thực hiện yêu cầu:
a. Đặt câu để phân biệt các từ sau:
b. Tìm thêm 2 – 3 từ đồng nghĩa với các từ ở bài tập a.
Tìm 3 – 4 từ đồng nghĩa:
a. Cùng chỉ màu vàng.
b. Cùng chỉ màu xanh.
c. Cùng chỉ màu đỏ.
Thực hiện yêu cầu:
a. Tra từ điển để tìm nghĩa gốc và 2 – 3 nghĩa chuyển của từ "ăn".
b. Đặt câu để phân biệt các nghĩa của từ "ăn” tìm được ở bài tập a.
Tìm 2 – 3 từ đồng nghĩa với mỗi từ sau:
- đoàn kết
- thân thiết
Nối các từ điển dưới đây với những thông tin phù hợp:

Tra từ điển thích hợp, viết lại một trong các thông tin sau:
a) Từ đồng nghĩa với thơm ngát là:
b) Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh có nghĩa là
c) Nhân vật em tìm được trong từ điển là:
Tra tài liệu trên mạng Internet, viết lại một trong các thông tin sau:
a) Nhân vật nổi tiếng mà em tìm được trong từ điển là:
b) Cảnh đẹp nổi tiếng mà em tìm được trong từ điển là: