Đề bài

Chỉ ra tính chất bi kịch của xung đột được thể hiện qua lời độc thoại của Hăm-lét trong văn bản Sống, hay không sống – đó là vấn đề. Theo bạn, trong xã hội hiện đại, xung đột đó có còn tồn tại hay không? Căn cứ để bạn nêu ý kiến về vấn đề này là gì?

Phương pháp giải

Dựa vào đoạn độc thoại của Hăm-lét và kiến thức của bản thân về cuộc sống hiện đại.

Lời giải của GV Loigiaihay.com

Cách 1

- Bi kịch của xung đột được thể hiện qua lời độc thoại của Hăm-lét được thể hiện ở sự giằng xé của bản thân giữa một bên là sống vì bản thân mình, một bên là sống vì trách nhiệm. Thật khó để cân bằng cả hai. 

- Theo em, trong xã hội hiện đại, xung đột như vậy vẫn còn tồn tại nhưng nó luôn được chuyển hóa linh hoạt. Xã hội ngày càng phát triển, con người ngày càng bận rộn, đôi khi họ không có thời gian để sống cho chính mình mà chỉ sống vì trách nhiệm.

Một ví dụ điển hình có thể kể đến như những người đi làm. Có lẽ ai cũng muốn có thời gian để đi chơi, để đi du lịch, sống vì bản thân nhưng vì họ phải lo cho gia đình, con cái nên phải từ bỏ cuộc sống theo ý mình, làm việc, kiếm tiền với hy vọng về một cuộc sống khá giả hơn, con cái no ấm, hạnh phúc. Nhưng đổi lại, nó mang đến cho họ một niềm hạnh phúc khác, đó là niềm hạnh phúc con cái mạnh khỏe, cuộc sống ấm no và cảm thấy ranh giới giữa vì bản thân và vì trách nhiệm dần mờ đi bởi họ đã tìm được một niềm hạnh phúc khác. Suy nghĩ đó sẽ giúp họ từ bỏ được cuộc sống vị kỷ của bản thân, suy nghĩ thoáng ra và làm được nhiều việc ý nghĩa hơn.

Cách 2

- Bi kịch trong lời độc thoại của Hăm-lét: Sự mâu thuẫn giữa việc đấu tranh để bảo vệ chính mình trước hiện thực xấu xa hay cứ sống chịu đựng, sống với lí tưởng nhân văn. 

+ Khi nghĩ về hiện thực xấu xa của xã hội, Hăm-lét muốn “cầm vũ khí vùng lên” bằng kế hoạch chàng đã tính toán sẵn. → Hăm-lét hiện lên thật đáng thương, tâm hồn của thái tử chỉ toàn những đớn đau, bi quan mà đầy trăn trở. Đồng thời tác giả cũng ngầm phản ánh hiện thực đương thời, tình trạng trì trệ tù túng của thời trung cổ với cái bể khổ của tội ác hoành hành khiến trí tuệ cũng phải “phát điên”.

+ Nhận thấy kẻ thù và tay sai của hắn là một thế lực lớn, Hăm-lét đã có những suy xét, vận dụng trí thông minh thay vì công khai trực chiến. Chàng quyết định giả điên để tay chân của kẻ địch giảm sự hoài nghi → kế hoạch mang tính chiến thuật cao → Thái tử là một người thông minh, có đầu óc suy đoán hơn người → Thể hiện vào niềm tin vào công lý của tác giả.

- Theo em, trong xã hội hiện đại, xung đột này vẫn còn tồn tại. Bởi vì ngày nay, những hiện thực xấu xa với lí tưởng nhân văn vẫn còn mâu thuẫn gay gắt, chưa có cách giải quyết triệt để. 

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 : Nội dung chính văn bản Sống hay không sống - đó là vấn đề là gì?
Xem lời giải >>
Bài 2 :

Theo bạn, việc ý thức về tình trạng bi đát của hoàn cảnh có khi nào ngăn trở con người hành động quyết đoán trong cuộc đời?

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Lời thoại của các nhân vật trong văn bản Sống, hay không sống – đó là vấn đề trước khi Hăm-lét xuất hiện cho thấy điều gì về bầu không khí xã hội bao quanh chàng?

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Sự xung đột với cả thời đại đã để lại dấu ấn như thế nào trong nội tâm Hăm – lét trong tác phẩm Sống, hay không sống – đó là vấn đề?

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Chú ý sự khác biệt giữa lời Hăm – lét nói với Ô-phê-li-a trong độc thoại và đối thoại trong văn bản Sống, hay không sống – đó là vấn đề

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Chú ý việc thể hiện ý thức của Hăm-lét về mối quan hệ giữa nhan sắc và đức hạnh trong thời đại đảo điên trong văn bản 

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Xác định ý nghĩa lời thoại của các nhân vật trước khi Hăm-lét xuất hiện trong văn bản Sống, hay không sống – đó là vấn đề

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Nêu nhận xét chung về tâm trạng của Hăm-lét thể hiện qua lời độc thoại trong văn bản Sống, hay không sống – đó là vấn đề. Theo mạch suy tưởng của Hăm-lét, lời độc thoại có thể chia làm mấy phần, nội dung từng phần là gì?

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Có thể xác định cách hiểu của Hăm-lét về “sống” và “không sống” như thế nào?

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Nêu lí do khiến Hăm-lét cho rằng “chết” đáng “mong muốn” mà cũng là “điều khó khăn” buộc người ta phải “ngừng lại mà suy nghĩ” trong văn bản Sống, hay không sống – đó là vấn đề

Xem lời giải >>
Bài 11 :

Phân tích ý thức của Hăm-lét về những “khổ nhục trên cõi thế” mà con người phải gánh chịu trong văn bản Sống, hay không sống – đó là vấn đề. Theo bạn, Hăm-lét sợ “nỗi khổ nhục” gì ở cõi “mênh mang sau khi chết”?

 
Xem lời giải >>
Bài 12 :

Hăm-lét đã nhận thức như thế nào về nguyên nhân tình trạng do dự, không thể hành động quyết đoán của chính mình? Dựa vào phần tóm tắt vở kịchSống, hay không sống – đó là vấn đề, hãy cho biết Hăm-lét đã làm gì sau khi nhận thức được bản chất vấn đề.

Xem lời giải >>
Bài 13 :

Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) nêu cảm nhận của bạn về con người Hăm-lét được thể hiện qua lời độc thoại trong Sống, hay không sống – đó là vấn đề.

 
Xem lời giải >>
Bài 14 :

Theo bạn, ngôn ngữ giao tiếp, cách nói năng của một người điên (hay giả điên) và của một người bình thường khác nhau như thế nào? Hãy chia sẻ ý kiến với các bạn trong lớp.

 
Xem lời giải >>
Bài 15 :

Đọc văn bản Sống hay không sống - đó là vấn đề, động cơ nào khiến vua Clo-đi-ut quan tâm, hỏi han về nguyên do dẫn đến tình trạng tinh thần của Hămlet.

Xem lời giải >>
Bài 16 :

Đọc văn bản Sống hay không sống - đó là vấn đề và cho biết, đây là lời đối thoại hay độc thoại? Có mối liên hệ gì giữa câu thoại trên đây của Pô-lô-ni-út với câu thoại này của nhà vua?

Xem lời giải >>
Bài 17 :

Đọc văn bản Sống hay không sống - đó là vấn đề và cho biết đây là lời đối thoại hay độc thoại? Lời thoại này cho thấy điều gì trong tâm trí và tính cách của Hămlet?

Xem lời giải >>
Bài 18 :

Đọc văn bản Sống hay không sống - đó là vấn đề và cho biết từ đây cho đến hết cuộc thoại với Ô-phê-li-a, Hăm-lét dùng lời lẽ như thế nào để che mắt những kẻ đang theo dõi chàng?

Xem lời giải >>
Bài 19 :

Lời thoại của nhân vật vua và Pô-lô-ni-út trong văn bản Sống hay không sống - đó là vấn đề cho thấy sự suy đoán của bạn từ đầu đúng hay sai? Giải thích do đâu bạn suy đoán đúng hoặc suy đoán chưa đúng.

 
Xem lời giải >>
Bài 20 :

Dựa vào nội dung tóm tắt cốt truyện ở phần đầu văn bản Sống hay không sống - đó là vấn đề, hãy lí giải tình thế của Hăm-lét và mục đích giả điên của chàng.

 
Xem lời giải >>
Bài 21 :

Xác định xung đột trong văn bản Sống hay không sống - đó là vấn đề và cho biết những giằng xé nội tâm của Hăm-lét (liên quan đến việc lựa chọn giữa sống và chết, giữa những thái độ sống và nhân cách đối lập,...) có tác dụng như thế nào trong việc khơi sâu và phát triển xung đột trong các lớp kịch.

 
Xem lời giải >>
Bài 22 :

Phân tích đoạn độc thoại nội tâm và những lời đối thoại của Hăm-lét với Ô-phê-li-a trong văn bản Sống hay không sống - đó là vấn đề để làm rõ:

a, Nguyên nhân làm nảy sinh mối xung đột giữa Hăm-lét với các nhân vật khác và với xã hội Đan Mạch thời bấy giờ.

b, Thái độ, tình cảm của Hăm-lét trong những lời thoại với Ô-phê-li-a về người nữ.

 
Xem lời giải >>
Bài 23 :

Kẻ bảng sau vào vở, liệt kê một số biểu hiện " hành động bên trong", " hành động bên ngoài" của nhân vật vua Clô-đi-út và Hăm-lét.

Từ bảng trên, hãy lí giải sự khác biệt giữa con người qua " hành động bên trong" và con người qua " hành động bên ngoài" của mỗi nhân vật. Nhận xét về cách xây dựng nhân vật và hành động kịch của tác giả trong văn bản Sống hay không sống - đó là vấn đề

 
Xem lời giải >>
Bài 24 :

Nhận xét về nghệ thuật xây dựng ngôn ngữ đối thoại, độc thoại trong văn bản Sống hay không sống - đó là vấn đề

Xem lời giải >>
Bài 25 :

Xác định chủ đề và cho biết qua văn bản Sống hay không sống - đó là vấn đề, tác giả muốn gửi đến người đọc/ người xem thông điệp gì.

 
Xem lời giải >>
Bài 26 :

Từ việc đọc văn bản Sống hay không sống - Đó là vấn đề và Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài, bạn rút ra được những lưu ý gì khi đọc một văn bản bi kịch?

 
Xem lời giải >>
Bài 27 :

Thành lập nhóm kịch và sân khấu hoá (một phần hoặc toàn phần) một trong hai văn bản Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài, Sống hay không sống - đó là vấn đề. Cho biết bạn dự định vào vai nhân vật nào trong màn sân khấu hoá của nhóm và giải thích lí do.

 
Xem lời giải >>
Bài 28 :

Ba lớp kịch ở phần đầu đoạn trích Sống, hay không sống - đó là vấn đề đã cung cấp được bằng chứng gì về một “thời đại đảo điên”? 

Xem lời giải >>
Bài 29 :

Nêu ý nghĩa của phép đối lập - tương phản và sự xuất hiện của câu hỏi trong hai câu đầu thuộc màn độc thoại Sống, hay không sống - đó là vấn đề.

Xem lời giải >>
Bài 30 :

Trong Sống, hay không sống - đó là vấn đề, vì sao đối với Hăm-lét, cái chết không phải là sự giải thoát khỏi mọi đau khổ?

Xem lời giải >>