Đề bài

Trong phần Đọc, em đã được tìm hiểu những bài thơ thuộc thể thơ tự do. Những bài thơ ấy hẳn đã để lại trong em những cảm nghĩ, và em cần biết cách ghi lại. Với phần Viết này, em sẽ được hướng dẫn cách viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do.

Yêu cầu:

- Giới thiệu được bài thơ, tác giả; nêu cảm nghĩ chung về bài thơ

- Nêu được cảm nghĩ về nội dung và nghệ thuật; nêu được tác dụng của thể thơ tự do trong việc thể hiện mạch cảm xúc, tạo nên nét độc đáo của bài thơ

- Khái quát được cảm nghĩ về bài thơ

Phương pháp giải

Chọn một bài thơ tự do mà em thấy ấn tượng và viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ của mình.

Lời giải của GV Loigiaihay.com

Cảm nhận về bài thơ Mây và sóng:

“Mây và sóng” là một trong những tác phẩm tiêu biểu của nhà thơ Ta-go. Bài thơ đã gợi ra cho người đọc cảm nhận sâu sắc về tình mẫu tử thiêng liêng. Em bé trong bài thơ được mời gọi đến thế giới kỳ diệu ở “trên mây” và “trong sóng”. Với sự hiếu kỳ của một đứa trẻ, em đã cất tiếng hỏi: “Nhưng làm thế nào mình lên đó được?”, “Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?”. Nhưng khi em bé nhớ đến mẹ vẫn luôn chờ đợi mình ở nhà, em đã từng chối đầy kiên quyết: “Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?”. Chẳng có niềm hạnh phúc nào bằng được ở bên cạnh mẹ mặc dù thế giới ngoài kia nhiều hấp dẫn. Để rồi, em bé đã sáng tạo ra những trò chơi còn thú vị hơn của những người “trên mây” và “trong sóng”. Trong trò chơi đó, em sẽ là mây, là sóng tinh nghịch nô đùa; còn mẹ sẽ là vầng trăng, là bờ biển dịu hiền, ôm ấp và che chở con. Những câu thơ giàu tính tự sự và miêu tả nhưng lại góp phần bộc lộ cảm xúc của nhân vật trong bài thơ. Ta-go đã sử dụng trong bài thơ những lời thoại, chi tiết được kể tuần tự, vừa lặp lại vừa biến hóa kết hợp với hình ảnh giàu tính biểu tượng. Bài thơ chính là một câu chuyện cảm động về tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt.

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Xác định nội dung câu chủ đề, câu kết đoạn của đoạn văn trang 25, SGK Chân trời sáng tạo.

Xem lời giải >>
Bài 2 :

Tóm tắt phần thân đoạn trích Đoạn văn chia sẻ cảm nghĩ về bài thơ Lời con

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Tác giả dùng ngôi thứ mấy để chia sẻ cảm nghĩ? Cảm xúc và suy nghĩ được thể hiện như thế nào trong bài viết trang 25, SGK Chân trời sáng tạo?

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Tác giả đã sử dụng những bằng chứng nào trong bài thơ trang 25, SGK Chân trời sáng tạo để làm rõ cảm nghĩ của mình?

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Tìm các phép liên kết được sử dụng trong đoạn văn trang 25, SGK Chân trời sáng tạo

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Chọn một bài thơ tự do mà em yêu thích, viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ của em về bài thơ đó.

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Lưu ý khi viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ sau khi đọc một bài thơ sáu chữ, bảy chữ

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Hãy viết đoạn văn bộc lộ cảm nghĩ của em sau khi đọc bài thơ Nắng mới của Lưu Trọng Lư.

Xem lời giải >>
Bài 9 : Câu thơ “Keo cú người đâu như cứt sắt” sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?

A. Nhân hóa

B. Ẩn dụ

C. So sánh

D. Hoán dụ

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Xác định yêu cầu khi viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ sáu chữ, bảy chữ.

Xem lời giải >>
Bài 11 : Từ bài thơ Bác ơi (Tố Hữu), em rút ra bài học gì về cách biểu đạt cảm xúc khi tập làm thơ sáu chữ, bảy chữ?
Xem lời giải >>