Đặc điểm của người kể chuyện trong truyện Cải ơi: ngôi kể, quan hệ và thái độ của người kể chuyện đối với các nhân vật.
Chú ý vào cách kể truyện và vai trò của người kể chuyện.
- Ngôi kể: ngôi kể thứ ba
- Quan hệ và thái độ của người kể chuyện đối với các nhân vật: người viết đặt hoàn cảnh của mình vào từng nhân vật mỗi khi bắt đầu kể về sự kiện nào đó bởi vậy những cuộc đối thoại trong truyện hiện lên đều mang theo tính cách, hoàn cảnh của mỗi người, mỗi nhân vật nhờ vậy mà cũng trở nên chân thực hơn. Đặc biệt là nhân vật ông Năm Nhỏ - người luôn mang trong mình nỗi niềm khát khao tìm kiếm đứa con gái bị thất lạc, ông được tác giả khắc họa một cách đầy tinh tế về hình ảnh một người cha nghèo chứa chan tình yêu thương qua những suy nghĩ, cử chỉ của ông. Từ đó, không chỉ khơi gợi được sự đồng cảm nơi người đọc mà mạch truyện cũng trở lên đặc sắc, nhân vật cũng trở lên sống động hơn.
- Ngôi kể: ngôi thứ ba – người kể chuyện toàn tri.
- Quan hệ: Người kể chuyện đã thay tác giả kể lại câu chuyện đi tìm con của ông Năm, qua đó thể hiện sâu sắc và cảm động tình cảm của ông dành cho đứa con riêng của vợ.
- Thái độ của người kể chuyện đối với các nhân vật: Thái độ thương cảm, xót xa.
Các bài tập cùng chuyên đề
So sánh trật tự của các sự kiện trong câu chuyện và trong truyện kể (mạch truyện) và nhận xét về hiệu quả nghệ thuật của cách tổ chức kể truyện kể trong văn bản Cải ơi
Hệ thống điểm nhìn trong tác phẩm Cải ơi (người kể chuyện chủ yếu trần thuật theo điểm nhìn của mình hay của nhân vật, điểm nhìn bên trong hay bên ngoài chiếm ưu thế, từng điểm nhìn làm hé lộ những điều gì trong tâm lí nhân vật).
Chú ý đến sự cộng hưởng giữa những lời của người kể chuyện và lời nhân vật trong truyện Cải ơi
Tóm tắt câu chuyện được kể trong truyện ngắn Cải ơi
Nêu nhận xét về cách tổ chức truyện kể của nhà văn dựa vào sự liên hệ với trình tự các sự kiện trong câu chuyện Cải ơi (đã được tóm tắt theo yêu cầu của câu 1).
Người kể chuyện trong truyện ngắn Cải ơi là ai? Người kể chuyện đã bộc lộ thái độ gì đối với các nhân vật?
Nhận xét khái quát về hệ thống điểm nhìn và phân tích sự thay đổi điểm nhìn của truyện ngắn Cải ơi qua một ví dụ cụ thể.
Ở phần cuối truyện ngắn Cải ơi, người kể chuyện có nói: “sống giữa cái rẻo đất nhân hậu nầy nhiều khi cũng hơi phiền”. Theo bạn, đây có phải lời nói ngẫu nhiên, thoáng qua hay không? Vì sao bạn nghĩ như vậy?
Trình bày quan điểm của bạn về việc sử dụng từ ngữ địa phương trong tác phẩm Cải ơi