Đề bài

So sánh trật tự của các sự kiện trong câu chuyện và trong truyện kể (mạch truyện) và nhận xét về hiệu quả nghệ thuật của cách tổ chức kể truyện kể trong văn bản Cải ơi

 

Phương pháp giải

Đọc kỹ truyện Cải ơi để trả lời câu hỏi này; chú ý vào diễn biến của truyện.

Lời giải của GV Loigiaihay.com

* So sánh

- Giống nhau: các sự kiện đều góp phần làm nổi bật nội dung chính của tác phẩm. 

- Khác nhau:

+ Các sự kiện trong truyện diễn ra một cách hỗn loạn, không theo một trình tự: mở đầu tác tác phẩm, tác giả nói về hiện tại nơi ông Năm Nhỏ sống cũng đoàn ca múa nhạc; sau đó là kể về hoàn cảnh của ông Năm Nhỏ - cái đã xảy ra trong quá khứ rồi sau đó lại quay về hiện tại. 

+ Các sự kiện trong câu chuyện thì diễn ra một cách hợp lý, tinh tế: truyện kể về hành trình đi tìm đứa con gái Cải của ông Năm Nhỏ khi nó đi biệt từ năm mười ba tuổi. Ông Năm Nhỏ bị nghi ngờ vì không phải ba ruột mà đối xử tệ với nó rồi ông quyết định bỏ đi tìm nó. Và hành trình tìm Cải 12 năm bắt đầu… 

→ Cách tổ chức kể chuyện phá vỡ trật tự của câu chuyện như vậy đã tạo nên một nét độc đáo trong nghệ thuật kể chuyện của tác phẩm. Không theo một quy luật thông thường, diễn biến của truyện khi ở hiện tại, khi ở quá khứ càng làm nổi bật lên nỗi mong mỏi, đau đáu của một người cha già yêu con hết lòng, hết dạ với khao khát cháy bỏng có thể tìm được đứa con gái yêu quý của mình. Đó là tình yêu thương giản dị, mộc mạc chan chứa nước mắt của một người cha khiến người đọc không khỏi rưng rưng khi nghe về câu chuyện của ông. 

 
Cách 2

- Trật tự các sự kiện trong câu chuyện: Theo trật tự thời gian (hành trình đi tìm con Cải).

- Trật tự các sự kiện trong truyện kể: Đan xen giữa quá khứ và hiện tại.

→ Nhận xét hiệu quả nghệ thuật: Diễn tả chân thực hành trình đi tìm con Cải của ông Năm. Gây xúc động mạnh cho bạn đọc bởi tình cha sâu sắc, cùng lời văn mộc mạc nhưng chan chứa cảm xúc.

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 : Nội dung chính văn bản Cải ơi là gì?
Xem lời giải >>
Bài 2 :

Đặc điểm của người kể chuyện trong truyện Cải ơi: ngôi kể, quan hệ và thái độ của người kể chuyện đối với các nhân vật. 

 
Xem lời giải >>
Bài 3 :

Hệ thống điểm nhìn trong tác phẩm Cải ơi (người kể chuyện chủ yếu trần thuật theo điểm nhìn của mình hay của nhân vật, điểm nhìn bên trong hay bên ngoài chiếm ưu thế, từng điểm nhìn làm hé lộ những điều gì trong tâm lí nhân vật). 

 
Xem lời giải >>
Bài 4 :

Chú ý đến sự cộng hưởng giữa những lời của người kể chuyện và lời nhân vật trong truyện Cải ơi

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Tóm tắt câu chuyện được kể trong truyện ngắn Cải ơi

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Nêu nhận xét về cách tổ chức truyện kể của nhà văn dựa vào sự liên hệ với trình tự các sự kiện trong câu chuyện Cải ơi (đã được tóm tắt theo yêu cầu của câu 1). 

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Người kể chuyện trong truyện ngắn Cải ơi là ai? Người kể chuyện đã bộc lộ thái độ gì đối với các nhân vật?

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Nhận xét khái quát về hệ thống điểm nhìn và phân tích sự thay đổi điểm nhìn của truyện ngắn Cải ơi qua một ví dụ cụ thể.

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Ở phần cuối truyện ngắn Cải ơi, người kể chuyện có nói: “sống giữa cái rẻo đất nhân hậu nầy nhiều khi cũng hơi phiền”. Theo bạn, đây có phải lời nói ngẫu nhiên, thoáng qua hay không? Vì sao bạn nghĩ như vậy?

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Trình bày quan điểm của bạn về việc sử dụng từ ngữ địa phương trong tác phẩm Cải ơi

Xem lời giải >>