Bạn hãy lựa chọn và so sánh một bài thơ thuộc phong trào Thơ mới với một bài thơ thuộc thời kì trung đại để tìm ra những điểm khác biệt.
Dựa vào sự hiểu biết của bản thân và kết hợp với tìm kiếm thông tin trên mạng để trả lời câu hỏi này.
Cách 1
* Hai bài thơ: Qua Đèo Ngang (Bà Huyện Thanh Quan) và Vội vàng (Xuân Diệu)
* So sánh
- Giống nhau: cả hai bài thơ đều thể hiện tâm tư, tình cảm, suy ngẫm của nhà thơ về cuộc đời
- Khác nhau:
Tên tác phẩm Tiêu chí |
Qua Đèo Ngang |
Vội vàng |
Thể thơ |
Thất ngôn bát cú Đường luật |
Tự do |
Nhịp điệu |
4/3 |
3/5, 2/1/2 |
Nội dung |
Qua con mắt của một người tha hương, bài thơ là bức tranh thiên nhiên và con người nơi Đèo Ngang vắng vẻ, hiu quạnh cùng đượm buồn với nỗi nhớ nước thương nhà của tác giả. |
Bài thơ là tiếng nói của một tâm hồn yêu đời, yêu sống đến cuồng nhiệt, nhưng đằng sau đó là một quan niệm nhân sinh mới chưa thấy trong thơ ca truyền thống. |
Nghệ thuật |
- Tả cảnh hữu tình, lấy cảnh vật để tả tâm trạng con người - Nghệ thuật đảo ngữ, sử dụng từ láy
|
- Câu đặc biệt, câu cảm thán - Câu hỏi tu từ - Ẩn dụ, động từ mạnh
|
Chọn bài thơ trung đại Bánh trôi nước – Hồ Xuân Hương và bài Thơ mới Quê hương – Tế Hanh.
So sánh:
+ Thơ trung đại chủ yếu bày tỏ nỗi lòng với thân phận con người (Thi dĩ ngôn chí), nặng tính chất giáo huấn.
+ Thơ mới có cái nhìn mở rộng hơn, phóng khoáng hơn, không bị ràng buộc bởi các lễ nghi, lễ giáo như ở văn học trung đại. Thơ mới chủ yếu thể hiện “cái tôi” cá nhân trước con người và thế giới: một cái tôi thiết tha, say đắm trước thiên nhiên và con người nhưng có lúc không tránh được nỗi buồn cô đơn, bơ vơ giữa cuộc đời và không gian vô tận. Ở đây, tác giả được biểu lộ cái tôi cá nhân vào bài viết.
- Về hình thức:
+ Thơ trung đại mang tính quy phạm, thể thơ gò bó vào niêm luật, hình ảnh mang nặng tính ước lệ, công thức. Hệ thống ước lệ phức tạp, nghiêm ngặt.
VD: Bài thơ “Bánh trôi nước – Hồ Xuân Hương” với thể thơ thất ngôn tứ tuyệt. Bài thơ chỉ vẻn vẹn trong 4 câu thơ (lời ít, ý nghĩa) nhưng đã khắc họa rõ nét số phận cũng như những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa.
Các bài tập cùng chuyên đề
Có bao giờ bạn băn khoăn khi phải phân biệt cái mới và cái cũ? Hãy chia sẻ trải nghiệm của mình.
Chú ý vấn đề được nêu để bàn luận trong văn bản Một thời đại trong thi ca
Trong văn bản Một thời đại trong thi ca, đâu là cái khó khi phân biệt rạch ròi thơ mới – thơ cũ?
Trong văn bản Một thời đại trong thi ca, tiêu chí nào được nêu để phân biệt thơ mới – thơ cũ?
Chú ý cách lập luận của tác giả trong văn bản Một thời đại trong thi ca
Tình trạng “cái tôi” khi mới xuất hiện trong văn học Việt Nam trong văn bản Một thời đại trong thi ca
Những biểu hiện khác nhau của “cái tôi” trong Thơ mới trong văn bản Một thời đại trong thi ca
Ý nghĩa của “cái tôi” Thơ mới trong văn bản Một thời đại trong thi ca
Chú ý cách sử dụng các biện pháp tu từ trong lời văn nghị luận trong văn bản Một thời đại trong thi ca
Để làm sáng tỏ luận để “tinh thần Thơ mới", Hoài Thanh đã nêu lên những luận điểm nào? Chỉ ra mối quan hệ giữa các luận điểm đó trong văn bản Một thời đại trong thi ca
Ở phần đầu văn bản Một thời đại trong thi ca, tác giả đưa ra các tiêu chí so sánh thơ cũ – thơ mới nhằm mục đích gì?
Hãy nhận xét cách diễn giải về "cái tôi" của Hoài Thanh trong văn bản Một thời đại trong thi ca (đặc biệt chú ý đoạn: "Đời chúng ta... cùng Huy Cận").
Phân tích cách sử dụng bằng chứng trong nghệ thuật lập luận của Hoài Thanh được thể hiện qua văn bản Một thời đại trong thi ca
Hãy chỉ ra và phân tích giá trị đặc sắc của những biện pháp tu từ được tác giả sử dụng ở cuối văn bản Một thời đại trong thi ca
Qua văn bản Một thời đại trong thi ca, bạn hiểu được những gì về phong trào Thơ mới và lối văn phê bình của Hoài Thanh.
Hoài Thanh cho rằng: Các nhà thơ của phong trào Thơ mới đã "dần tình yêu quê hương trong tình yêu tiếng Việt". Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của bạn về ý kiến này.
Đọc đoạn trích Một thời đại trong thi ca, tìm hiểu thêm thông tin về tác giả Hoài Thanh.
Em có những hiểu biết gì về phong trào Thơ mới 1932 – 1945? Hãy nêu tên một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu của phong trào thi ca này.
Trong văn bản Một thời đại trong thi ca, tác giả đưa ra tiêu chí nào để so sánh giữa thơ cũ và thơ mới?
Câu văn nào cho thấy luận điểm khái quát của Hoài Thanh trong Một thời đại trong thi ca
Trong văn bản Một thời đại trong thi ca, vì sao khi xuất hiện trên thi đàn Việt Nam, chữ tôi lại “bỡ ngỡ” và “như lạc loài”?
Đoạn văn cho biết điều gì về đặc điểm hồn thơ của các nhà thơ mới?
Trong văn bản Một thời đại trong thi ca, các nhà thơ lãng mạn đã giải tỏa bi kịch đời mình bằng cách nào?
Từ nội dung văn bản Một thời đại trong thi ca, em hiểu nhan đề của bài viết thế nào?
Trong phần 1 văn bản Một thời đại trong thi ca, để thuyết phục người đọc về sự chiến thắng của thơ mới đối với thơ cũ, tác giả đã lập luận như thế nào?
Hãy làm rõ mối quan hệ giữa luận điểm và lí lẽ, dẫn chứng ở phần 2 văn bản Một thời đại trong thi ca theo gợi ý.
Câu 4 (trang 132, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):
Nội dung chính của phần 3 văn bản Một thời đại trong thi ca là gì? Có thể khái quát nội dung ấy bằng một luận điểm như thế nào?
Câu 5 (trang 132, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):
Đoạn văn sau trong văn bản Một thời đại trong thi ca cho thấy sự kết hợp của các phương thức biểu đạt nào? Tác dụng của sự kết hợp này trong việc bộc lộ quan điểm, thái độ của người viết là gì?
“Ta thoát lên tiên cùng Thế Lữ, ta phiêu lưu trong trường tình cùng Lưu Trọng Lư, ta điên cuồng với Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, ta đắm say cùng Xuân Diệu. Nhưng động tiên đã khép, tình yêu không bền, điên cuồng rồi tỉnh, say đắm vẫn bơ vơ. Ta ngơ ngẩn buồn trở về hồn ta cùng Huy Cận.”.