Đề bài

Theo trình tự của câu chuyện trong văn bản Vợ nhặt, các nhân vật đã có những thay đổi như thế nào từ diện mạo, tâm trạng đến cách ứng xử?

Phương pháp giải

Đọc kỹ nội dung tác phẩm, chú ý vào diễn biến của câu chuyện.

Lời giải của GV Loigiaihay.com

Theo trình tự của câu chuyện, các nhân vật đã có những thay đổi từ diện mạo, tâm trạng đến cách ứng xử: 

- Tràng: một chàng nông dân nghèo sống tại xóm ngụ cư, là người bị coi thường bơi xuất thân cho đến diện mạo xấu xí, thô kệch và to lớn. Tính cách vô tư, ngờ nghệch, có thể nói là dở hơi. Nhưng sau khi gặp được thị, đưa thị về nhà và trở thành vợ, dường như sự thay đổi lớn này đã khiến Tràng trưởng thành hơn. Tràng tự thấy có bổn phận phải lo cho vợ, cho hạnh phúc tương lai của gia đình và mình cần phải làm gì đó. Suy nghĩ này đã đánh dấu sự trưởng thành thực sự bên trong con người Tràng. Sau khi nghe vợ kể về sự xuất hiện của Việt Minh, Tràng nghĩ về những người nghèo đói, nghĩ về cách mạng và trong lòng sôi sục ý chí về một tương lai tươi sáng. 

- Người “vợ nhặt”: thị xuất hiện trong tác phẩm là một người phụ nữ khốn khổ, là nạn nhân của nạn đói. Tác giả không nhắc đến tên, quê quán của thị phần nào thể hiện được nỗi bất hạnh của thị, không việc làm, không nơi nương tựa. Thị gặp Tràng trong hoàn cảnh éo le, theo Tràng về nhà chỉ qua cầu hò vui và vài bát bánh đúc. Điều đó chứng tỏ thị là một con người táo bạo hay chính hoàn cảnh khốn khổ không đem đến cho thị lựa chọn khác, thị theo một người đàn ông lạ như một lựa chọn cho cuộc sống bần cùng của mình. Về đến nhà Tràng, thị có chút thất vọng bởi gia cảnh của Tràng nhưng thị nhanh chóng chấp nhận số phận. Trước tình cảm của người mẹ nghèo và với thân phận của một người vợ, thị dần thay đổi từ chạnh chọe trở thành một người đàn bà hiền hậu - người phụ nữ điển hình của gia đình. 

- Bà cụ Tứ: nhân vật này xuất hiện với dáng vẻ của một người mẹ nghèo, già nua, bệnh tật, đã là một người gần đất xa trời. Từ ngạc nhiên khi thấy một người đàn bà lạ ngồi trong nhà, bà chuyển sang thương cho số phận bất hạnh của mình khi nghe con trai giải thích. Bà oán trách mình không đủ khả năng dựng vợ cho con trai, khiến nó phải “nhặt” vợ,  bà thương cho con trai, thương cho người đàn bà. Nhưng rồi bà nhanh chóng lấy lại tinh thần, động viên các con hướng về tương lai. Sang buổi sáng hôm sau, bà tươi tỉnh và rạng rỡ hẳn lên khi nhìn thấy con trai và con dâu, bà bắt đầu tính đến chuyện tương lai của cả gia đình, động viên, khích lệ các con làm ăn, xây dựng tổ ấm.  

Cách 2

Nhân vật Tràng

- Trước khi nhặt vợ: nghèo khổ, xấu xí, thô kệch, sống với một người mẹ già nua. Không ai nghĩ rằng Tràng có thể có được vợ.

- Sau khi nhặt vợ: Tràng như đổi khác. Hắn cười rất nhiều, có những cảm giác mới mẻ, trỗi dậy tình nghĩa khi đi bên vợ, nhận thấy những nét u buồn và sự thay đổi ở vợ mình, muốn sống cho nên người để lo cho gia đình. Tràng hình dung lá cờ đỏ sao vàng và đoàn người đi trên đê như một biểu tượng của sự đổi đời…

Nhân vật người “vợ nhặt”

Trước khi liều lĩnh đi theo Tràng: tình cảnh người đàn bà này rất thê thảm, đói khát ê chề, không có việc gì làm cũng như không biết bám vào đâu để sống; ăn nói thì chao chát, chỏng lỏn, thái độ thì sừng sộ, chẳng kể gì đến thể diện, phẩm giá; gạ ăn một cách trơ trẽn, được mời ăn thì ăn uống rất tham, rất thô. Trước lời bông lơn của một người đàn ông chưa hề quen biết, chị ta lập tức bám theo, liều lĩnh đến mức đáng sợ.

- Từ khi cất bước theo Tràng: chị ta như trở thành một con người khác. Đi với Tràng mà bước chân có vẻ rón rén, ngượng nghịu, e thẹn, ít lời, ngại ngùng trước ánh mắt tò mò của những người xa lạ. Khi đã ở nhà Tràng, chị càng bối rối, bần thần nghĩ ngợi. Dẫu vẫn còn cảm giác xa lạ, nhưng chị có những lời nói, cử chỉ biểu hiện thiên chức làm vợ; cùng mẹ chồng quét tước, dọn dẹp cửa nhà, vườn tược, vun đắp cho tổ ấm của mình.

Nhân vật bà cụ Tứ

- Trước khi Tràng có vợ: “lọng khọng đi vào ngõ, vừa đi vừa lẩm bẩm tính toán gì trong miệng”, khuôn mặt thì bủng beo u ám như vỏ quả chanh. Bà lão nghĩ đến ông lão, nghĩ đến đứa con gái út. Bà nghĩ đến cuộc đời khổ cực dằng dặc của mình.

- Khi biết Tràng có vợ: ngạc nhiên khi thấy người đàn bà lạ, càng ngạc nhiên hơn khi người đàn bà đó chào bằng u. Tâm trạng vừa đau đớn, tủi cực, xót xa xen lẫn vui mừng

- Sau khi Tràng có vợ: Khuôn mặt rạng rỡ hẳn lên, cùng con dâu dọn dẹp nhà cửa, dặn dò các con và có niềm tin vào tương lai, dự cảm đổi đời.

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 : Nội dung văn bản Vợ nhặt là gì?
Xem lời giải >>
Bài 2 :

Bạn biết gì về nạn đói năm Ất Dậu (1945) xảy ra ở Việt Nam?

 
Xem lời giải >>
Bài 3 :
Theo bạn, có phải lúc nào nghịch cảnh trong đời sống (như nạn đói, thiên tai, chiến  tranh, dịch bệnh,…) cũng chỉ đẩy con người vào tình thế bi quan, tuyệt vọng hay không? Vì sao? 
 
Xem lời giải >>
Bài 4 :

Khung cảnh ngày đói trong tác phẩm Vợ nhặt được gợi ra qua những hình ảnh và cảm giác nào?

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Tâm trạng của Tràng và người “vợ nhặt” được bộc lộ qua những biểu hiện bên ngoài (ngôn ngữ, cử chỉ, điệu bộ…) nào?

 
Xem lời giải >>
Bài 6 :

Người dân trong xóm nghĩ và bàn luận gì khi thấy Tràng dẫn một người phụ nữ lạ về nhà trong truyện ngắn Vợ nhặt?

 
Xem lời giải >>
Bài 7 :
Những chi tiết nào thể hiện sự thay đổi trong tâm trạng của Tràng và người “vợ nhặt” khi về đến nhà?
Xem lời giải >>
Bài 8 :
Chú ý ngôn ngữ và cách ứng xử của người phụ nữ trước khi theo Tràng về nhà trong truyện ngắn Vợ nhặt
Xem lời giải >>
Bài 9 :
Việc Tràng trong truyện ngắn Vợ nhặt chấp nhận hành động “theo về” của một người phụ nữ xa lạ thể hiện nét tính cách gì của nhân vật?
Xem lời giải >>
Bài 10 :

Trong văn bản Vợ nhặt, chú ý hình thức lời văn được tác giả sử dụng để thể hiện tâm trạng của bà cụ Tứ

Xem lời giải >>
Bài 11 :

Trong truyện ngắn Vợ nhặt, tình cảm của bà cụ Tứ dành cho người con dâu mới được thể hiện qua giọng điệu và những từ ngữ nào?

Xem lời giải >>
Bài 12 :
Khung cảnh ngày mới trong truyện ngắn Vợ nhặt được cảm nhận chủ yếu từ điểm nhìn của nhân vật nào?
Xem lời giải >>
Bài 13 :
Chú ý những chi tiết miêu tả sự thay đổi của nhân vật bà cụ Tứ và người “vợ nhặt” trong buổi sáng của ngày đầu tiên sau khi Tràng nhặt được vợ trong truyện ngắn Vợ nhặt
 
Xem lời giải >>
Bài 14 :

Chú ý vai trò của chi tiết nồi chè khoán trong truyện ngắn Vợ nhặt

Xem lời giải >>
Bài 15 :

Tại sao bà cụ Tứ trong truyện ngắn Vợ nhặt lại ngoảnh vội ra ngoài, “không dám để con dâu nhìn thấy” mình khóc?

 
Xem lời giải >>
Bài 16 :

Tràng có tâm trạng như nào khi nghe câu chuyện mà người “vợ nhặt” kể?

 
Xem lời giải >>
Bài 17 :

Hình ảnh “lá cờ đỏ” hiện lên trong tâm trí của Tràng cuối tác phẩm Vợ nhặt có ý nghĩa gì?

 
Xem lời giải >>
Bài 18 :

Giữa nhan đề Vợ nhặt và nội dung câu chuyện có mối quan hệ với nhau như thế nào?

 
Xem lời giải >>
Bài 19 :

Xác định tình huống truyện Vợ nhặt và nêu ý nghĩa của nó.

Xem lời giải >>
Bài 20 :

Câu chuyện trong Vợ nhặt được kể theo trình tự nào và có thể chia làm mấy phần?

 
Xem lời giải >>
Bài 21 :

Phân tích những nét đáng chú ý trong cách người kể chuyện quan sát và miêu tả sự thay đổi của các nhân vật trong văn bản Vợ nhặt (thể hiện ở các khía cạnh: điểm nhìn, lời kể và giọng điệu).

 
Xem lời giải >>
Bài 22 :

Hãy nêu chủ đề và đánh giá giá trị tư tưởng của tác phẩm Vợ Nhặt

 
Xem lời giải >>
Bài 23 :

Có thể xem truyện ngắn Vợ nhặt là một câu chuyện cổ tích trong nạn đói hay không? Nêu và phân tích quan điểm của bạn về điều này.

 
Xem lời giải >>
Bài 24 :

Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của bạn về một thông điệp có ý nghĩa với bản thân được rút ra từ truyện ngắn Vợ nhặt.

 
Xem lời giải >>
Bài 25 :

Nhận xét cách người kể chuyện đưa người đọc vào tình huống truyện ở câu văn sau đây: “Giữa cái cảnh tối sầm lại vì đói khát ấy, một buổi chiều người trong xóm bỗng thấy Tràng về với một người đàn bà nữa”

 
Xem lời giải >>
Bài 26 :

Khi miêu tả thái độ của người dân xóm ngụ cư trước sự việc “Tràng về với một người đàn bà nữa”, người kể chuyện cho biết: “Những khuôn mặt hốc hác u tối của họ bỗng dưng rạng rỡ hẳn lên. Có cái gì lạ lùng và tươi mát thổi vào cuộc sống đói khát, tăm tối ấy của họ”. Hai câu văn này có thể giúp bạn suy luận như thế nào về cảm hứng sáng tác của nhà văn và chủ đề truyện ngắn Vợ nhặt?

 
Xem lời giải >>
Bài 27 :

Các chi tiết nói về sự sốt ruột của Tràng khi đợi bà cụ Tứ có ý nghĩa như thế nào trong mạch truyện Vợ nhặt?

 
Xem lời giải >>
Bài 28 :

Những phương diện nào trong sự thay đổi của các nhân vật Tràng, người “vợ nhặt”, bà cụ Tứ đã được nhà văn chú ý miêu tả? Việc nhấn mạnh những thay đổi đó có ý nghĩa gì?

 
Xem lời giải >>
Bài 29 :

Chọn phân tích một đoạn văn trong văn bản Vợ nhặt mà ở đó người kể chuyện ngôi thứ ba đã trần thuật câu chuyện theo điểm nhìn của nhân vật. Vì sao có thể xem đoạn văn đó cũng đã thực hiện việc trần thuật theo điểm nhìn bên trong?

 
Xem lời giải >>
Bài 30 :

Nêu nhận xét khát quát về nét đặc sắc trong ngôn ngữ miêu tả, kể chuyện của Kim Lân ở truyện ngắn Vợ nhặt.

 
Xem lời giải >>