Đề bài

Tóm tắt nội dung của văn bản "Lá cờ thêu sáu chữ vàng" và cho biết câu chuyện dựa trên bối cảnh của sự kiện lịch sử nào.

Phương pháp giải :

Đọc kỹ toàn bộ văn bản và tóm tắt ngắn gọn nội dung.

Lời giải chi tiết :

*Tóm tắt:

- Tại bến Bình Than, vua Trần và các vương hầu họp bàn kế sách đối phó với quân xâm lược.

- Vì chưa đủ tuổi, không được dự họp, Trần Quốc Toản cảm thấy nhục nhã, chỉ muốn gặp vua để bày tỏ chủ kiến của mình là không chấp nhận hòa hoãn.

- Do nóng lòng muốn gặp vua, Trần Quốc Toản định vượt qua hàng rào quân cấm vệ để đến nơi vua quan họp bàn; bị ngăn cản, đã xảy ra xung đột.

- Khi được gặp vua, Trần Quốc Toản nói to câu xin đánh. Vua Trần biết nỗi lòng vì nước của chàng, đã không trách phạt, còn ban thưởng một quả cam.

- Trần Quốc Toản quyết định trở về quê chiêu mộ binh mã, thao luyện võ nghệ để xuất quân đánh giặc. Khi chàng xoè tay ra, quả cam đã bị bóp nát tự bao giờ.

*Bối cảnh lịch sử: Câu chuyện được kể xảy ra vào thời nhà Trần (thế kỉ XIII). Lúc bấy giờ, nước ta phải đối mặt với quân Nguyên – một đội quân xâm lược hết sức hùng mạnh.

Cách 2

- Tóm tắt nội dung văn bản:

Khi chú của Hoài Văn là Chiêu Thành Vương đến họp bàn việc đánh giặc cùng với vua Trần Nhân Tông và các vị Vương khác không cho Hoài Văn theo, chàng đã một mình phi ngựa để đến kịp. Việc “những người em họ” ấy được tham dự họp bàn việc nước với nhà vua càng làm Hoài Văn thêm nôn nóng, vì chẳng qua họ chỉ “hơn Hoài Văn năm sáu tuổi”, chàng lại nghĩ đến thân mình vì cha mất sớm, nên phải chịu cảnh đứng rìa nhục nhã. Hoài Văn giằng co với lính canh, chạy xuống thuyền rồng xin Vua cho đánh, rồi đặt thanh gươm lên gáy chịu tội. Vua không những tha tội mà còn ban cho Quốc Toản cam quý vì thấy cậu còn trẻ mà đã biết lo việc nước. Vì bị Vua xem là trẻ con và căm giận khi nghĩ tới quân giặc đang lăm le đè đầu cưỡi cổ dân mình, Hoài Văn vô tình bóp nát quả cam. Chàng hạ quyết tâm trên chính bến Bình Than rằng: “Rồi xem ai giết được giặc, ai báo được ơn vua, xem ai hơn, ai kém. Rồi triều đình sẽ biết tay ta”.

- Bối cảnh: Tác phẩm lấy bối cảnh cuộc chiến chống quân Mông - Nguyên lần thứ hai của nhà Trần, cuộc chiến gay go và khốc liệt nhất.

Cách 3

Tóm tắt nội dung của văn bản Lá cờ thêu sáu chữ vàng:

Giặc Nguyên có ý định xâm lược nước ta nên lấy cớ cho sứ thần sang giả vờ xin vua nước ta cho mượn đường đi. Biết được ý đồ của giặc, Trần Quốc toản vô cùng căm phẫn. Một hôm, vua đang họp bàn cùng các quan ở dưới ngự thuyền. Chờ mãi chưa gặp được vua để xin lệnh cho đánh, Trần Quốc Toản xô ngã mấy tên lính xuống nước để được gặp vua. Lúc này, cuộc họp đã xong, chàng chạy xuống tâu: "Cho giặc mượn đường là mất nước xin bệ hạ cho đánh" và đặt gươm lên gáy xin chịu tội. Tuy nhiên, vua cho rằng chàng đã sai phép nước, lẽ ra phải chịu tội nhưng tuổi còn nhỏ, lại có tấm lòng yêu nước nên được tha. Vua ban cho chàng quả cam vừa đi vừa ấm ức. Từ đó, Trần Quốc Toản quyết tâm học tập, rèn võ nghệ. Khi giặc đến, chàng cùng nhiều binh sĩ cầm lá cờ thêu sáu chữ vàng: “Phá cường địch, báo hoàng ân" và anh dũng chiến đấu chống giặc ngoại xâm.

Câu chuyện dựa trên bối cảnh của cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông lần thứ hai của nhà Trần

Cách 4

*Tóm tắt: Khi biết vua đang bàn việc dưới thuyền cùng các vương hầu, Trần Quốc Toản giằng co với lính canh chạy xuống thuyền rồng xin Vua cho đánh, rồi đặt thanh gươm lên gáy chịu tội. Vua không những tha tội mà còn ban cho Quốc Toản cam quý vì Vua thấy cậu còn trẻ mà đã biết lo việc nước. Vì bị Vua xem là trẻ con và căm giận khi nghĩ tới quân giặc đang lăm le đè đầu cưỡi cổ dân mình, Quốc Toản vô tình bóp nát quả cam.

*Bối cảnh lịch sử: giặc Nguyên sai sứ thần sang giả vờ mượn đường để xâm chiếm nước ta, vua và quần thần đang bàn nên đánh hay hòa

 

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Chia sẻ cảm nghĩ của em về người anh hùng nhỏ tuổi Trần Quốc Toản (qua các tài liệu lịch sử, sách báo, phim ảnh, … mà em đã đọc, đã xem)

Xem lời giải >>
Bài 2 :

Ngoài Trần Quốc Toản, em còn biết thêm nhân vật thiếu nhi lỗi lạc nào trong lịch sử?

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Trong văn bản "Lá cờ thêu sáu chữ vàng", Hoài Văn có những suy nghĩ gì khi thấy các vương hầu họp bàn việc nước?

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Trong văn bản "Lá cờ thêu sáu chữ vàng", điều gì sẽ xảy ra khi Hoài Văn có hành động vượt khuôn phép?

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Hoài Văn giải thích như thế nào về hành động của mình?

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Thái độ của Trần Quốc Toản thể hiện như thế nào qua lời nói?

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Cách nhà vua xử lí hành động của Trần Quốc Toản có đúng như dự đoán của em không?

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Trong văn bản "Lá cờ thêu sáu chữ vàng", Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản có tâm trạng như thế nào khi phải đứng trên bờ nhìn quang cảnh một sự kiện đặc biệt đang diễn ra ở bến Bình Than?

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Trong văn bản "Lá cờ thêu sáu chữ vàng", khi bị quân Thánh Dực ngăn cản xuống bến gặp vua, Trần Quốc Toản có hành động gì khác thường? Vì sao Trần Quốc Toản có hành động như vậy?

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Trong văn bản "Lá cờ thêu sáu chữ vàng", chứng kiến hành động và nghe lời tâu bày của Trần Quốc Toản, vua Thiệu Bảo có thái độ và cách xử lý như thế nào? Thái độ và cách xử lý đó cho thấy điều gì ở vị vua này?

Xem lời giải >>
Bài 11 :

Trong văn bản "Lá cờ thêu sáu chữ vàng", lời người kể chuyện đôi chỗ xen vào những ý nghĩ thầm kín của nhân vật Trần Quốc Toản. Nêu một vài trường hợp và phân tích tác dụng của sự đan xen đó.

Xem lời giải >>
Bài 12 :

Những nét tính cách nào của Trần Quốc Toản được thể hiện qua lời đối thoại với các nhân vật khác trong truyện "Lá cờ thêu sáu chữ vàng"?

Xem lời giải >>
Bài 13 :

Trong truyện "Lá cờ thêu sáu chữ vàng", ngôn ngữ người kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật đều mang đậm màu sắc lịch sử. Nêu một số ví dụ và cho biết tác dụng.

Xem lời giải >>
Bài 14 :

Hãy khái quát chủ đề của văn bản "Lá cờ thêu sáu chữ vàng" và cho biết căn cứ vào đâu em khái quát như vậy.

Xem lời giải >>
Bài 15 :

Viết đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu) phân tích chi tiết Trần Quốc Toản bóp nát quả cam.

Xem lời giải >>
Bài 16 :

Những dấu hiệu nào cho biết Lá cờ thêu sáu chữ vàng là đoạn được trích từ một tác phẩm truyện lịch sử?

Xem lời giải >>
Bài 17 :

Những dấu hiệu cho biết đây là đoạn trích từ một tác phẩm truyện lịch sử:

- Bối cảnh lịch sử: Thời đại nhà Trần, khi quân Nguyên đang lăm le sang xâm lược nước ta

- Nhân vật lịch sử: Trần Quốc Toản, các con trai của Hưng Đạo Vương, vua Thiệu Bảo Trần Nhân Tông, Hưng Đạo Vương,…

- Cốt truyện lịch sử: Quân Nguyên lấy cớ mượn đường đánh Chiêm Thành để lăm le xâm phạm bờ cõi nước ta. Nhà Vua cho mở hội nghị Diên Hồng ở bến Bình Than để lấy ý kiến của các đại thần và bô lão. Trần Quốc Toản còn nhỏ tuổi, muốn tham gia nghị sự đánh giặc nhưng bị vua từ chối, ban cho quả cam. Chàng tay không bóp nát quả cam, về xin mẹ chiêu mộ binh lính, dựng cờ lớn thêu sáu chữ “Phá cường địch, báo hoàng ân”

- Ngôn ngữ nhân vật: phù hợp với thời đại phong kiến, phù hợp với chức vị: “chàng”, “quan gia”, “hầu”, “thiên tử”, “phu nhân”….

Xem lời giải >>
Bài 18 :

Những người như thế nào mới đủ điều kiện tham dự sự kiện được nói đến ở đoạn trích Lá cờ thêu sáu chữ vàng?

Xem lời giải >>
Bài 19 :

Những chi tiết nào trong đoạn trích Lá cờ thêu sáu chữ vàng có tác dụng khắc hoạ nhân vật Hoài Văn Hầu?

Xem lời giải >>
Bài 20 :

Đoạn trích Lá cờ thêu sáu chữ vàng là lời của người kể chuyện hay lời của nhân vật? Em căn cứ vào đâu để nhận biết điều đó?

Xem lời giải >>
Bài 21 :

Thuyền của các vị đại vương chức trọng quyền cao nhất của triều đình đều ở gần thuyền ngự”. Thuyền ngự nghĩa là thuyền của vua. Theo em, nếu thay thuyền ngự bằng thuyền của vua, sắc thái nghĩa của câu sẽ thay đổi như thế nào?

Xem lời giải >>
Bài 22 :

Trong đoạn trích có câu “Hoài Văn không chịu được nữa.” trong văn bản Lá cờ thêu sáu chữ vàng. Lí do nào khiến Hoài Văn có tâm trạng như vậy?

A. Đường sá xa xôi, cưỡi ngựa đi lại suốt hai ngày, quá đói, quá mệt

B. Giặc Nguyên đã đến tận bờ cõi đất nước, tình hình nguy cấp

C. Bị quân Thánh Dực ngăn cản, không cho xuống gặp vua

D. Bức xúc vì chưa nói được điều nung nấu trong lòng

Xem lời giải >>
Bài 23 :

Câu văn nào sau đây tóm lược đúng về sự kiện được kế lại ở đoạn trích Lá cờ thêu sáu chữ vàng?

A. Do nóng lòng muốn tâu trình ý nguyên đánh giặc, Hoài Văn Hậu đã làm liều, xung đột với quân Thánh Dực để được gặp vua.

B. Quân Thánh Dực bực bội, ngăn cản quyết liệt hành động khinh thường phép nước của Hoài Văn Hầu.

C. Hoài Văn Hầu tự ái vì không được xuống bến Bình Than dự họp, đã tuốt gươm dọa quân Thánh Dực.

D. Hoài Văn Hầu biết mình thuộc hoàng tộc nên đã coi thường phép nước, vượt sự ngăn cản của quân Thánh Dực.

Xem lời giải >>
Bài 24 :

Trong các câu văn sau, câu nào giúp ta hiểu và thông cảm với hành động gây náo loạn của Hoài Văn Hầu trong văn bản Lá cờ thêu sáu chữ vàng?

A. Suốt ngày hôm qua, Hoài Văn ruổi ngựa đi tìm vua, quên không ăn uống.

B. Ta cứ xuống, chỉ nói hai tiếng xin đánh, rồi mặc cho triều đình luận tội.

C. Hoài Văn xô mấy người lính Thánh Dực ngã chúi, xăm xăm xuống bến.

D. Thực ra, vì nể chàng là một vương hầu, nên họ đã để cho chàng đứng đấy từ sáng.

Xem lời giải >>
Bài 25 :

Những câu nào nêu ĐÚNG đặc điểm của truyện lịch sử được thể hiện qua đoạn trích Lá cờ thêu sáu chữ vàng?

A. Câu chuyện được kể bằng lời của người kể chuyện ngôi thứ ba.

B. Đoạn trích kể về Trần Quốc Toản – một người anh hùng trẻ tuổi sống vào thời nhà Trần.

C. Trong đoạn trích có các nhân vật thời xưa (vua, các vương hầu, quân Thánh Dực,...).

D. Lời đối thoại giữa các nhân vật mang đặc điểm cách nói năng của người thời xưa.

Xem lời giải >>
Bài 26 :

Quân pháp vô thân, hầu không có phận sự ở đây, nên trở ra cho anh em làm việc. Trong câu này, quân pháp vô thân là:

A. Một thành ngữ thuần Việt

B. Một cụm động từ có yếu tố Hán Việt

C. Một cụm tính từ có yếu tố Hán Việt

D. Một thành ngữ có yếu tố Hán Việt

Xem lời giải >>
Bài 27 :

Nội dung tóm tắt của văn bản Lá cờ thêu sáu chữ vàng:…

Bối cảnh lịch sử của câu chuyện:…

Xem lời giải >>
Bài 28 :

Tâm trạng của Hoài Văn Hầu trong văn bản Lá cờ thêu sáu chữ vàng khi phải đứng trên bờ nhìn quang cảnh một sự kiện đặc biệt đang diễn ra ở bến Bình Than:…

Xem lời giải >>
Bài 29 :

Hành động khác thường của Trần Quốc Toản khi bị quân Thánh Dực ngăn cản việc xuống bến gặp vua trong văn bản Lá cờ thêu sáu chữ vàng:…

Trần Quốc Toản có hành động như vậy là vì:…

Xem lời giải >>
Bài 30 :

Thái độ và cách xử lí của vua Thiệu Bảotrong văn bản Lá cờ thêu sáu chữ vàng khi chứng kiến hành động và nghe lời tâu bày của Trần Quốc Toản:…

Xem lời giải >>