Đề bài

Trong bài hát “Việt Nam quê hương tôi” của nhạc sĩ Đỗ Nhuận có đoạn:

Bạn ơi hãy đến quê hương chúng tôi

Ngắm mặt biển xanh xa tít chân trời

Nghe sóng vỗ dạt dào biển cả

Vút phi lao gió thổi bên bờ

Buồm vươn cánh vượt sóng ra ngoài khơi

Trong nắng hồng bừng lên sáng ngời

Từ cảm hứng tự hào về quê hương nêu trên, em hãy viết bài văn thuyết minh giới thiệu một danh lam thắng cảnh của Việt Nam mà em yêu thích.

Phương pháp giải

Đọc kĩ văn bản, liên hệ bản thân

Lời giải của GV Loigiaihay.com

Nhắc đến danh lam thắng cảnh, những chốn có non nước hữu tình trên đất nước Việt nam ta khó lòng không nhắc đến  vịnh Hạ Long. Cái tên ấy ai là người Việt nam cũng biết đến. Nó không chỉ đẹp trong hiện tại hay tương lai mà nó còn đẹp từ thời xưa trong câu thơ của Nguyễn Khoa Điềm: "Con gà, con cóc quê hương cũng biến Hạ Long thành thắng cảnh". Mới đây  vịnh Hạ Long còn được UNESCO công nhận là một trong bảy kì quan đẹp nhất thế giới. Vậy không biết rằng Hạ Long có những gì mà lại được tôn vinh đến như vậy?

    Vịnh Hạ Long còn có truyền thuyết đó là Ngọc Hoàng sai Rồng Mẹ mang theo một đàn Rồng Con xuống hạ giới giúp người Việt đánh giặc. Thuyền giặc từ ngoài biển ào ạt tiến vào bờ vừa lúc đàn Rồng tới hạ giới. Đàn Rồng lập tức phun ra lửa thiêu cháy thuyền giặc, một phần nhả Châu Ngọc dựng thành bức tường đá sừng sững làm cho thuyền giặc đâm phải mà vỡ tan, chặn đứng bước tiến của ngoại bang.

   Sau khi giặc tan, thấy cảnh mặt đất thanh bình, cây cối tươi tốt, con người nơi đây lại cần cù, chịu khó, đoàn kết giúp đỡ nhau, Rồng Mẹ và Rồng Con không trở về trời mà ở lại hạ giới, nơi vừa diễn ra trận chiến để muôn đời bảo vệ con dân Đại Việt. Vị trí Rồng Mẹ đáp xuống là Hạ Long; nơi Rồng Con đáp xuống là Bái Tử Long và đuôi đàn rồng quẫy nước trắng xoá là Bạch Long Vĩ (bán đảo Trà Cổ ngày nay, với bãi cát dài trên 15 km).

   Lại có truyền thuyết khác nói rằng vào thời kỳ nọ khi đất nước có giặc ngoại xâm, một con rồng đã bay theo dọc sông xuôi về phía biển và hạ cánh xuống ở vùng ven biển Đông Bắc làm thành bức tường thành chắn bước tiến của thủy quân giặc. Chỗ rồng đáp xuống che chở cho đất nước được gọi là Hạ Long.

   Trước hết về vị trí của  vịnh Hạ Long thì nó nằm ở vùng Ðông Bắc Việt Nam,  vịnh Hạ Long là một phần vịnh Bắc Bộ, bao gồm vùng biển của thành phố Hạ Long, thị xã Cẩm Phả và một phần của huyện đảo Vân Ðồn. Phía tây nam Vịnh giáp đảo Cát Bà, phía đông là biển, phần còn lại giáp đất liền với đường bờ biển dài 120 km, được giới hạn từ 106o58′ – 107o22′ kinh độ Ðông và 20o45′ – 20o50′ vĩ độ Bắc với tổng diện tích 1553 km2.

   Tiếp nữa là về đảo ở đây thì có 1969 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó 989 đảo có tên và 980 đảo chưa có tên. Đảo nơi đây gồm có hai dạng đó là đảo đá vôi và đảo phiến thạch tập trung ở Bái tử long và  vịnh Hạ Long. Ở đây thì chúng ta thấy được hàng loạt những hang động đẹp và nổi tiếng. Vùng Di sản thiên nhiên được thế giới công nhận có diện tích 434 km2 bao gồm 775 đảo, như một hình tam giác với 3 đỉnh là đảo Ðầu Gỗ (phía tây), hồ Ba Hầm (phía nam), đảo Cống Tây (phía đông) vùng kế bên là khu vực đệm và di tích danh thắng quốc gia được Bộ Văn hóa Thông tin xếp hạng năm 1962.

   Đến với Hạ Long thì người ta không thể nào rời mắt khỏi những cảnh vật nơi đây. Nào là núi, nào là nước với những hang động thật sự hấp dẫn người ta muốn đi tới tận cùng để tìm thấy cái hữu hạn trong cái vô hạn của trời nước, núi non ấy. chúng ta cứ ngỡ rằng ngọn núi kia giống như những người khổng lồ vậy, ngồi trong thuyền mà ngước lên để đo tầm cao của những ngọn núi ấy thật sự là mỏi mắt. Đến đây ta mới biết hết thế nào là sự hùng vĩ, thế nào là sự hữu tình giữa nước và non. Làn nước biển mặn mà vị xa xăm của muối. Hang động với những nhũ đá như sắp rơi xuống nhưng thật chất lại là không rơi. Nó cứ tua tủa như muôn ngàn giọt ngọc dạng lỏng lấp lánh dính vào nhau nhưng không rơi xuống.

   Con người nơi đây cũng thật sự là rất đáng yêu đáng quý. Họ không những mến khách mà còn như một người hướng dẫn viên du lịch vừa nói giới thiệu tả cảnh vừa vững tay chèo đẩy lái đến nơi khách muốn qua. Những con người ở đây nồng nhiệt mỗi khi có khách đến và khi khách đi thì để lại những ấn tượng khó phai về những con người miền non nước hữu tình với những tình cảm mặn mà như là muối biển vậy.

   Qua đây ta thấy  vịnh Hạ Long rất xứng đáng là một trong bảy kì quan của thế giới. Nếu những ai đã được đặt chân đến đây thì chắc hẳn rất ấn tượng bởi cảnh đẹp và con người nơi đây. Còn những ai chưa đến thì hãy nhanh chóng đến mà tận hưởng những gì là tạo hóa ban tặng, những gì là mẹ thiên nhiên.

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Viết bài văn thuyết minh về hồ Gươm.

Xem lời giải >>
Bài 2 :

Xác định bố cục của bài viết và nội dung chính của từng phần

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Nhan đề và các đề mục trong văn bản có mối quan hệ với nhau như thế nào? Nêu vai trò của các đề mục trong văn bản.

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Chỉ ra và nêu tác dụng của cách trình bày thông tin được sử dụng chủ yếu trong bài viết trên

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Người viết tô đậm những từ ngữ nào trong văn bản? Dụng ý của cách trình bày này là gì?

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Từ bài viết trên, em rút ra lưu ý gì khi sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ trong bài văn thuyết minh về danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử?

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Em học được điều gì về cách thuyết minh một danh lam thắng cảnh hay một di tích lịch sử từ bài viết trên?

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Viết bài văn thuyết mình (khoảng 600 chữ) về một danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử ở nơi em sống để tham gia cuộc thi “Danh thắng và di tích tôi yêu” do một tạp chí du lịch tổ chức.

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Xác định bố cục của bài viết và nội dung chính của từng phần.

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Chỉ ra các cách trình bày thông tin trong bài viết và tác dụng của việc sử dụng kết hợp các cách trình bày ấy.

Xem lời giải >>
Bài 11 :

Người viết sử dụng loại phương tiện phi ngôn ngữ nào? Em có nhận xét gì về vai trò của phương tiện này?

Xem lời giải >>
Bài 12 :

Người viết đã thuyết minh chi tiết về (những) yếu tố nào trong quần thể di tích? Từ đó, em rút ra lưu ý gì về cách lựa chọn, trình bày thông tin đối với kiểu bài thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay một di tích lịch sử?

Xem lời giải >>
Bài 13 :

Xác định yếu tố miêu tả, biểu cảm được sử dụng trong bài viết và nêu tác dụng của việc sử dụng kết hợp các yếu tố ấy.

Xem lời giải >>
Bài 14 :

Hưởng ứng tuần lễ văn hoá - du lịch do Sở Du lịch địa phương tổ chức, lớp em thực hiện một trang thông tin giới thiệu về những điểm đến của quê hương. Em hãy viết bài văn thuyết minh (khoảng 600 chữ) giới thiệu một di tích lịch sử của quê hương.

Xem lời giải >>
Bài 15 :

Yêu cầu của bài thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay một di tích lịch sử: …

Xem lời giải >>
Bài 16 :

Danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử mà em mà em chọn để viết bài thuyết minh: …

Xem lời giải >>
Bài 17 :

Dàn ý cho bài thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử đã chọn ở bài tập 2:

Mở bài: Tên danh lam thắng cảnh hoặc di tích lịch sử:  …

Thông tin khái quát nhất về danh lam thắng cảnh hoặc di tích lịch sử:

Thân bài:

- Các đặc điểm của danh lam thắng cảnh hoặc di tích lịch sử: …

- Các điều kiện tạo nên tính đặc thù của danh lam thắng cảnh hoặc di tích lịch sử: …

- Những giá trị nổi bật của của danh lam thắng cảnh hoặc di tích lịch sử: …

- Tình trạng bảo tồn phát huy các giá trị của danh lam thắng cảnh hoặc di tích lịch sử: …

Kết bài: Ý nghĩa, giá trị của danh lam thắng cảnh hoặc di tích lịch sử trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội – văn hóa của địa phương: …

Xem lời giải >>
Bài 18 :

Những nội dung cần chỉnh sửa để hoàn thiện bài viết: …

Xem lời giải >>