Đề bài

Bằng những hiểu biết của mình, em hãy giới thiệu một danh lam thắng cảnh ở Việt Nam.

Phương pháp giải

Liên hệ kiến thức thực tế của bản thân

Lời giải của GV Loigiaihay.com

Cách 1

Hoa Lư được chọn là kinh đô đầu tiên của Nhà nước phong kiến tập quyền khi Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng Đế năm 968… Ngày nay dấu tích của Cố Đô Hoa Lư thuộc xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình, cách thủ đô Hà Nội gần 100km về phía Nam. Tuy chỉ được chọn làm kinh đô của nước Đại Cồ Việt trong thời gian ngắn (42 năm) nhưng tại nơi đây đã diễn ra rất nhiều sự kiện có liên quan đến vận mệnh của cả dân tộc như: gắn với sự nghiệp của ba triều đại liên tiếp là nhà Đinh, nhà Tiền Lê và nhà Lý với các dấu ấn lịch sử: thống nhất giang sơn, đánh Tống – dẹp Chiêm và phát tích quá trình định đô Hà Nội. Với khoảng cách 100km tính từ Hà Nội và sự thuận tiện của hệ thống giao thông thì bạn chỉ mất khoảng hơn hai tiếng đồng hồ đi Ôtô… Đến đây và được nghe những câu chuyện về các vị vua được kể một cách giản dị, thành kính và đầy tự hào của các thuyết minh viên tại điểm chắc chắn sẽ khiến cho bạn có cảm giác tự hào về lịch sử nước nhà. Bên cạnh đó bạn có thể kết hợp việc thăm Hoa Lưu với một số thắng cảnh nổi tiếng khác ở Ninh Bình như: KDL Bái Đính – Tràng An, Tam Cốc - Bích Động, Nhà Thờ Đá Phát Diệm hoặc Thung Nham, Vân Long…

Cách 2

* Giới thiệu về vị trí của cảnh đẹp

- Tràng An nằm cách trung tâm thành phố Ninh Bình 7km về hướng Tây.

- Cách di chuyển: gia đình em và các đoàn du lịch hay tới đây bằng xe ô tô, có nhiều cô chú, anh chị đi phượt bằng xe máy.

* Những nét đặc sắc ở nơi đây

- Về thiên nhiên:

+ Quần thể Tràng An – Tam Cốc rất rộng: hơn 6000 héc-ta.

+ Có hệ thống núi đá vôi lâu đời, khoảng 250 triệu năm, núi bao quanh hồ.

+ Có nhiều thung lũng, hồ, hang động: 31 hồ đầm, 48 hang động, trong đó có nhiều hang dài đẹp như Địa Linh, hang Mây… Bên trong hang, những nhũ đá vôi chảy xuống tạo thành nhiều hình thù đẹp mắt: hình con rùa, hình bầu sữa mẹ… Và còn rất nhiều hang khác với những tên gọi gắn liền với truyền thuyết như hang Nấu Rượu, hang Cơm…

+ Điểm đặc biệt: hệ thống hang động thông nhau, có thể đi tham quan Tràng An theo đường thủy thành một vòng khép kín.

+ Ngoài đầm hồ, còn có nhiều rừng ngập mặn, rừng núi đá vôi: có thể đi tham quan bằng đường bộ, leo núi.

- Về con người: con người nơi đây thật thà, mến khách; những người chèo thuyền đưa khách đi tham quan chính là những hướng dẫn viên du lịch am hiểu lịch sử địa phương.

* Giá trị văn hóa, lịch sử

- Quá khứ: khi Đinh Bộ Lĩnh lập lên nhà Đinh, đóng đô ở Hoa Lư, Tràng An chính là Thành Nam của kinh đô, với núi rừng, ao hồ trùng điệp tạo thành lá chắn che chở cho kinh đô.

- Hiện nay:

+ Được UNESCO công nhận là di sản thế giới: niềm tự hào của đất nước.

+ Là nơi bảo tồn thiên nhiên; là một trong những nơi phật giáo phát triển (chùa Bái Đính), được chọn làm nơi diễn ra nhiều lễ hội Phật pháp của quốc gia và khu vực.

+ Là một trong các địa điểm du lịch nổi tiếng thu hút khách du lịch, giúp phát triển kinh tế, du lịch, văn hóa quê hương.

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Đoạn mở đầu cho biết thông tin gì?

Xem lời giải >>
Bài 2 :

Chú ý các loài sinh vật ở đây

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Tại sao sếu đầu đỏ được tập trung nói nhiều ở văn bản này?

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Chim hạc biểu tượng cho điều gì?

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Vì sao có hiện tượng sếu biến mất và xuất hiện?

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Chú ý đặc điểm sinh học của sếu đầu đỏ

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Tìm hiểu nghĩa của từ “luân vũ”

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Đoạn kết nêu lên vấn đề gì?

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Nhan đề Vườn quốc gia Tràm Chim - Tam Nông cho em biết những thông tin gì? So với hai văn bản Vịnh Hạ Long: một kì quan thiên nhiên độc đáo và tuyệt mĩ Khám phá kì quan thế giới: thác l-goa-du, cách đặt nhan đề bài viết này có gì khác?

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Xác định nội dung chính của mỗi phần được đánh số trong văn bản. Thử đặt tên đề mục cho mỗi phần.

Xem lời giải >>
Bài 11 :

Phân tích đặc điểm của văn bản thông tin giới thiệu một danh lam thắng cảnh thể hiện ở văn bản trên. Chỉ ra mối quan hệ giữa đặc điểm với mục đích của văn bản này.

Xem lời giải >>
Bài 12 :

Dựa vào văn bản, hãy phân tích giá trị nổi bật của sếu đầu đỏ ở Vườn quốc gia Tràm Chim - Tam Nông.

Xem lời giải >>
Bài 13 :

Trong những thông tin từ văn bản Vườn quốc gia Tràm Chim - Tam Nông, em thích nhất thông tin nào? Vì sao?

Xem lời giải >>
Bài 14 :

Vì sao tác giả lại dành nhiều thông tin để nói về loài sếu đầu đỏ ở văn bản này?

Xem lời giải >>
Bài 15 :

Vì sao có hiện tượng sếu biến mất?

Xem lời giải >>
Bài 16 :

Vì sao đàn sếu lại chọn vùng đất Tam Nông làm nơi sinh sống?

Xem lời giải >>
Bài 17 :

Đâu là thông tin không chính xác?

Xem lời giải >>
Bài 18 :

Từ “luân vũ” trong văn bản Vườn quốc gia Tràm Chim – Tam Nông có nghĩa là gì?

Xem lời giải >>
Bài 19 :

Vấn đề cấp thiết nào được tác giả nhắc đến trong văn bản Vườn quốc gia Tràm Chim – Tam Nông?

Xem lời giải >>
Bài 20 :

Sếu đầu đỏ đang đối mặt với vấn đề gì?

Xem lời giải >>
Bài 21 :

ICF là tên viết tắt của tổ chức nào?

Xem lời giải >>
Bài 22 :

Câu văn nào trong đoạn trích dưới đây sử dụng yếu tố miêu tả?

Ngoài “ngôn ngữ” thông tin bằng tiếng kêu, sếu còn có những hành động vận dụng cơ thể như giậm chân, vỗ cánh, dùng mỏ “trang điểm” ngoại hình. Vào mùa sinh sản, sếu còn biết phân chia lãnh thổ cho từng cặp. Tính sếu nóng nảy bất thường. Thức ăn chính của sếu là củ năng và các loài bò sát nhỏ. Sếu sống khoảng 30 năm, đẻ một hoặc hai trứng, ấp từ 28 đến 32 ngày, trứng nở, thường chỉ nở một con. Ngón chân út của sếu ngắn và nhô cao hẳn lên so với các ngón chân khác. Chúng làm tổ trên mặt đất, đầm lầy, nhảy múa với nhau theo cách điệu “luân vũ” thật tuyệt vời. [...] Khi múa, sếu ngẩng cao đầu, xoè cánh chạy vòng tròn rồi cúi đầu nhảy tung lên cao, xoay tròn thân mình rất đẹp.

Xem lời giải >>
Bài 23 :

Tác giả đã vận dụng kiến thức của chuyên ngành nào khi viết về loài sếu đầu đỏ?

Xem lời giải >>
Bài 24 :

Vườn quốc gia Tràm Chim ở đâu?

Xem lời giải >>
Bài 25 :

Tên gọi “Tràm Chim” có nghĩa là gì?

Xem lời giải >>
Bài 26 :

Tràm Chim có cảnh sắc thiên nhiên như thế nào?

Xem lời giải >>
Bài 27 :

Tràm Chim nằm giữa bốn xã nào?

Xem lời giải >>
Bài 28 :

Đâu là những loài thực vật có trong vườn quốc gia Tràm Chim?

Xem lời giải >>
Bài 29 :

Đâu là loài chim quý hiêm được nhắc đến trong văn bản Vườn quốc gia Tràm Chim – Tam Nông?

Xem lời giải >>
Bài 30 :

Loài sếu ở vườn quốc gia Tràm Chim có đặc điểm gì?

Xem lời giải >>