Liệt kê vào bảng sau (làm vào vở) một số lời thoại thể hiện thái độ đối với người yêu và đối với thế lực ngăn cản tình yêu của Rô-mê-ô, Giu-li-ét.
Từ bảng trên, nêu một số điểm tương đồng, khác biệt giữa Rô-mê-ô, Giu-li-ét trong cách thể hiện tình yêu và cách đấu tranh khẳng định tình yêu.
Đọc kĩ văn bản để hoàn thành bảng và nhận xét về điểm tương đồng và khác biệt.
Cách 1
Nhân vật |
Lời thoại về người yêu, tình yêu |
Lời thoại về thế lực ngăn cản tình yêu |
Thái độ, hành động được thể hiện |
Rô-mê-ô |
- Đấy là người ta yêu! - em hãy nhìn tôi âu yếm là tôi chẳng ngại gì lòng hận thù của họ nữa đâu…
|
- Hỡi nàng tiên kiều diễm, chẳng phải Rô-mê-ô cũng chẳng phải Môn-ta-ghiu, nếu em không ưa tên họ đó... - Chỉ cần em gọi tôi là người yêu, tôi sẽ thay tên đổi họ… - Từ nay, tôi sẽ không bao giờ còn là Rô-mê-ô nữa"; - tôi thù ghét cái tên tôi... - chẳng phải Rô-mê-ô cũng chẳng phải Môn-ta-ghiu.. |
- Sẵn sàng đối mặt, bất chấp thế lực ngăn cản tình yêu
|
Giu-li-ét |
- Tôi vượt được tường này là nhờ đôi cánh nhẹ nhàng của tình yêu… |
- Chàng hãy khước từ cha chàng và từ chối dòng họ của chàng đi… - Chỉ có tên họ chàng là thù địch của em thôi… |
Nỗi ám ảnh về hận thù giữa hai dòng họ khiến Giu-li-ét lo lắng cho tình yêu |
=> Nỗi ám ảnh về hận thù giữa hai dòng họ khiến Giu-li-ét lo lắng cho tình yêu, còn Rô-mê-ô thì sẵn sàng từ bỏ dòng họ để đến với tình yêu. Điều mà Rô-mê-ô sợ là không chiếm được tình yêu của Giu-li-ét. Cả hai đều ý thức được sự thù hận và nỗi lo chung của hai người là không được yêu nhau, không có được tình yêu của nhau. Chính vì thế, dù cả hai đều nhắc tới hận thù song không nhằm khơi dậy, khoét sâu hận thù mà chỉ để hướng tới vượt lên trên, bất chấp hận thù.
Các bài tập cùng chuyên đề
Em đã từng xem phim, nghe nhạc hay nghe kể về tình yêu của chàng Rô-mê-ô và nàng Giu-li-ét chưa? Hãy chia sẻ với các bạn trong lớp.
Qua các chỉ dẫn sân khấu và lời thoại của nhân vật, em hình dung cuộc gặp gỡ giữa Rô-mê-ô và Giu-li-ét diễn ra trong không gian, thời gian như thế nào?
Vì sao cả Rô-mê-ô và Giu-li-ét đều ái ngại về cái tên gắn với dòng họ của mình, thậm chí muốn khước từ nó?
Trong các lời thoại của Rô-mê-ô và Giu-li-ét ở phần này, “họ” là ai?
Xác định đề tài, nêu nội dung bao quát của văn bản.
Nêu ví dụ về lời đối thoại và lời độc thoại của nhân vật Rô-mê-ô, Giu-li-ét và cho biết việc sử dụng các lời độc thoại có tác dụng thế nào trong việc thể hiện hành động, tâm lí của nhân vật.
Xác định xung đột, kiểu xung đột kịch và cho biết cách thể hiện xung đột kịch trong văn bản có gì đáng lưu ý.
Phân tích một lời độc thoại của Rô-mê-ô hoặc Giu-li-ét mà theo em là đặc sắc, thú vị.
Chỉ ra một số biểu hiện cho thấy sự phù hợp giữa ngôn ngữ đối thoại, độc thoại của nhân vật với nội dung câu chuyện.
Trong lời thoại của nhân vật, các từ ngữ “bức tường”, “lưỡi kiếm”, ngoài nghĩa chỉ sự vật cụ thể, còn có nghĩa nào khác hay không? Các từ ngữ đó có tác dụng gì trong việc thể hiện xung đột kịch?
Nguyên nhân nào khiến cho việc khẳng định tình yêu của hai nhân vật Rô-mê-ô, Giu-li-ét trong tác phẩm của Sếch-xpia đương thời bị xem là chống lại dòng họ của mình? Em đồng tình/ không đồng tình với điều gì trong cách ứng xử của hai nhân vật này? Vì sao?