Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong các câu văn:
- Con Sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng Hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân.
- Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử. Bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa.
Xác định hai vế so sánh, từ ngữ so sánh và nêu tác dụng
Cách 1
- Con Sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng Hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân.
+ Sông Đà tuôn dài tuôn dài - áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng Hai, cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân.
- Tác dụng:
+ Làm cho câu văn tăng tính sinh động, gợi hình, gợi cảm, giàu chất thơ
+ Tác giả so sánh sông Đà dài như áng tóc trữ tình cho chúng ta thấy sông Đà hiện lên như một người con gái có áng tóc dài, lộ vẻ kiều diễm, lãng mạn pha chút dịu dàng. Người con gái ấy làm duyên làm dáng giữa đất trời Tây Bắc. Trên mái tóc ấy lúc ẩn lúc hiện những bông hoa ban cài tinh tế. Tạo nên một khung cảnh đậm chất trữ tình
+ Tác giả nâng niu, trân trọng sông Đà với tất cả niềm say mê, sự tinh tế trong ngòi bút miêu tả.
- Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử. Bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa.
+Bờ sông hoang - một bờ tiền sử
+Bờ sông hồn nhiên - một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa
- Tác dụng
+ Làm tăng tính gợi hình, gợi cảm cho câu văn
+ Tác giả so sánh một vật có thật là “bờ sông hoang”, “bờ sông hồn nhiên” với một vật không có thật, mang tính trừu tượng “một bờ tiền sử”, “một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa” có thể thấy tác giả đã dùng tưởng tượng của mình để so sánh. Những liên tưởng, so sánh đầy chất thơ và rất kì thú của bờ sông cho thấy cái tài của Nguyễn Tuân - bậc thầy ngôn ngữ. Bờ sông mang lại cho tam cảm giác hoài niệm về quá khứ, một chút “hồn nhiên”, “hoang”, đầy chất “cổ tích”
Cách 2- Biện pháp so sánh:
+ “Con sông Đà tuôn dài” với “một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng Hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân”.
+ “Bờ sông hoang dại” với “một bờ tiền sử. Bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa.”
=> Tác dụng của biện pháp tu từ so sánh:
+ Giúp làm nổi bật những tính chất, đặc điểm của sông Đà.
+ Giúp người đọc, người nghe dễ hình dung và liên tưởng được với các đặc điểm của dòng sông Đà.
+ Làm cho văn bản và cách diễn đạt trở nên hay hơn, tránh nhàm chán về cách diễn đạt.
+ …
Các bài tập cùng chuyên đề
Địa danh nào dưới đây là quê của Nguyễn Tuân?
Vẻ đẹp Sông Đà hiện lên như thế nào trong văn bản và được miêu tả từ những góc nhìn nào? Những từ ngữ, hình ảnh nào thể hiện Sông Đà từ những góc nhìn đó?
Tác giả thể hiện những cảm xúc gì khi miêu tả Sông Đà? Tìm những bằng chứng từ văn bản để làm rõ ý kiến của em.
Tìm những từ ngữ mà em cho là mới mẻ, thú vị trong văn bản và giải nghĩa các từ ngữ đó.
Nguyễn Tuân xuất thân trong gia đình như thế nào?
Vì sao Nguyễn Tuân bị bắt đi tù?
Nguyễn Tuân được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh năm bao nhiêu?
Năm 1948 – 1957, Nguyễn Tuân giữ chức vụ nào sau đây?
Nguyễn Tuân bắt đầu sự nghiệp văn chương khi nào?
Tích vào những tác phẩm chính của nhà văn Nguyễn Tuân
Nhận định nào dưới đây đúng về con người Nguyễn Tuân?
Phong cách nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Tuân trước cách mạng tháng 8 là:
Nguyễn Tuân sinh và mất năm nào?
Nguyễn Tuân quê ở đâu?
Vì sao Nguyễn Tuân bị đuổi học ở bậc thành chung?
Nguyễn Tuân bị bắt giam một lần nữa năm bao nhiêu?
Đâu không phải sáng tác của Nguyễn Tuân?
Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân sau cách mạng tháng Tám là?
Nguyễn Tuân từng giữ chức vụ nào sau đây?
Nguyễn Tuân mất tại đâu?
Văn bản Vẻ đẹp của sông Đà do ai sáng tác?
Văn bản Vẻ đẹp của sông Đà thuộc thể loại gì?
Phương thức biểu đạt chính của văn bản Vẻ đẹp của sông Đà là?
Văn bản nói về con sông nào?
Văn bản viết về con sông Đà
Tác giả so sánh sông Đà tuôn dài như thứ gì?
Mùa xuân nước sông Đà có màu gì?
Mùa thu nước sông Đà có màu gì?