Xác định bố cục, mạch cảm xúc và cảm hứng chủ đạo của bài thơ
Đọc kĩ ngữ liệu và xác định. Cần phải hiểu nội dung khái quát từng khổ thơ. Tìm ra cảm hứng chủ đạo của bài.
Cách 1
- Bố cục
+ Khổ thơ 1: Bức tranh thiên nhiên mùa xuân xứ Huế và cảm xúc của nhà thơ
+ Khổ thơ 2,3: Cảm xúc trước mùa xuân của đất nước
+ Khổ thơ 4,5: Suy ngẫm và ước nguyện trước mùa xuân đất nước – lẽ sống cao đẹp của nhà thơ
+ Khổ thơ 6: Lời ngợi ca quê hương đất nước qua làn điệu dân ca trữ tình xứ Huế
- Mạch cảm xúc:
+ Bài thơ bắt đầu bằng cảm xúc thiết tha, ngây ngất của tác giả trước vẻ đẹp đầy sức sống của mùa xuân thiên nhiên.
+ Tiếp đó là cảm xúc tự hào trước mùa xuân của đất nước, cách mạng
+ Từ cảm xúc, mạch thơ chuyển sang biểu hiện suy nghĩ và ước nguyện của nhà thơ được nhập vào bản hòa ca của cuộc đời “một nốt trầm xao xuyến” của riêng mình; nguyện làm một mùa xuân nho nhỏ góp vào mùa xuân lớn của đất nước, dân tộc
+ Bài thơ kết thúc bằng sự trở về với những cảm xúc thiết tha, tự hào về quê hương, đất nước qua làn điệu dân ca xứ Huế.
- Cảm hứng chủ đạo: là niềm xúc động mãnh liệt của tác giả trước mùa xuân của thiên nhiên, đất nước, cách mạng và khát vọng được hòa nhập, dâng hiến cho cuộc đời một cách chân thành, lặng lẽ.
Cách 2- Bố cục:Gồm 4 phần
+ Khổ 1: Cảm xúc trước mùa xuân thien nhiên đất nước
+ Khổ 2 + 3: Cảm xúc về mùa xuân của đất nước
+ Khổ 4 + 5: Ước nguyện của tác giả
+ Khổ 6: Lời ngợi ca quê hương đất nước qua điệu dân ca xứ Huế
- Mạch cảm xúc của bài thơ: được khơi nguồn, nảy nở từ sức sống, vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên, mở rộng ra với mùa xuân đất nước, cách mạng. Cảm xúc lắng đọng dần vào suy tư và ước nguyện: nhà thơ muốn nhập vào bản hoà ca vĩ đại của cuộc đời bằng một nốt trầm xao xuyến của riêng mình, góp vào mùa xuân chung lớn lao.
- Cảm hứng chủ đạo của bài thơ: là sự rung động trước vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước khi bước vào mùa xuân. Cùng với đó là niềm tin tưởng của tác giả vào tương lai rạng ngời của dân tộc Việt Nam. Âm thanh mùa xuân đất nước vang lên từ chính cuộc sống vất vả, gian lao mà tươi thắm đến vô ngần.
Các bài tập cùng chuyên đề
Địa danh nào sau đây là quê hương của Thanh Hải ?
Đâu là năm sinh năm mất của Thanh Hải?
Thanh Hải bắt đầu hoạt động văn nghệ từ khi nào?
Trong kháng chiến chống Mỹ, Thanh Hải hoạt động văn nghệ ở đâu?
Nhận xét Thanh Hải là một trong những cây bút có công xây dựng nền văn học Cách mạng ở miền Nam từ những ngày đầu đúng hay sai?
Từ sau năm 1954 đến 1964 ông làm công việc gì?
Đâu không phải là đặc điểm thơ của Thanh Hải?
Thanh Hải thường viết về đề tài gì?
Thanh Hải không làm chức danh nào sau đây?
Đâu không phải là tập thơ của Thanh Hải?
Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ được sáng tác trong giai đoạn nào?
Mùa xuân của thiên nhiên, mùa xuân của đất nước đươc gợi tả như thế nào trong ba khổ thơ đầu?
Chỉ ra ít nhất hai biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ thứ 4 và 5. Phân tích tác dụng của chúng.
Giải thích ý nghĩa nhan đề bài thơ
Chủ đề bài thơ là gì? Nêu một số căn cứ giúp em xác định chủ đề
Mùa xuân nho nhỏ được viết giống thể thơ của tác phẩm nào?
Nhận xét nào đúng nhất về nội dung bài thơ?
Đặc sắc nghệ thuật của bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ"?
Thanh Hải sáng tác Mùa xuân nho nhỏ vào khoảng thời gian nào?
Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ là tiếng lòng tha thiết yêu mến và gắn bó với đất nước, với cuộc đời, thể hiện ước nguyện chân thành của nhà thơ được cống hiến cho đất nước, góp sức lực vào mùa xuân lớn của đất nước?
Nhan đề “Mùa xuân nho nhỏ” mang ý nghĩa gì?
Mùa xuân nho nhỏ bắt nguồn từ cảm xúc nào?
Ý nào nêu đúng nhất về giọng điệu của bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ"?
Bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" muốn gửi đi thông điệp gì?
Nhà thơ Thanh Hải tên thật là gì?
Nhà thơ Thanh Hải xuất thân trong một gia đình như thế nào?
Nhà thơ Thanh Hải hoạt động văn nghệ từ cuối những năm kháng chiến chống?
Trong thời kì đất nước còn bị chia cắt, ông đã viết nhiều bài thơ thể hiện điều gì?
Đâu không phải sáng tác của nhà thơ Thanh Hải?
Sáng tác nào được xem là tiêu biểu nhất của Thanh Hải?