Đề bài

Kích thước màn hình ti vi hình chữ nhật được xác định bằng độ dài đường chéo. Ti vi truyền thống có định dạng 4:3, nghĩa là tỉ lệ giữa chiều dài và chiều rộng của màn hình là 4:3. Hỏi diện tích của màn hình ti vi truyền thống 37in là bao nhiêu? Diện tích của màn hình ti vi LCD 37 in có định dạng 16:9 là bao nhiêu? Màn hình ti vi nào có diện tích lớn hơn? Ở đây, các diện tích màn hình được tính bằng inch vuông.

Phương pháp giải

+ Gọi chiều dài của ti vi là x, đặt điều kiện, tính chiều rộng theo x.

+ Áp dụng định lý Pythagore để đưa ra phương trình theo ẩn x.

+ Giải phương trình ẩn x, tìm nghiệm x, đối chiếu với điều kiện để tìm giá trị x thỏa mãn điều kiện.

+ Tính diện tích của ti vi.

+ So sánh diện tích của ti vi truyền thống và ti vi LCD và đưa ra kết luận.

Lời giải của GV Loigiaihay.com

+) Gọi chiều dài của ti vi truyền thống là x (in, \(x > 0\)) thì chiều rộng của ti vi truyền thống là \(\frac{3}{4}x\left( {in} \right)\)

Khi đó ta có: \({x^2} + {\left( {\frac{3}{4}x} \right)^2} = {37^2}\) (định lý Pythagore)

\(\frac{{25}}{{16}}{x^2} = 1369\)

\(x = \frac{{148}}{5}\) (do \(x > 0\))

Diện tích của ti vi truyền thống là: \(\frac{{148}}{5}.\frac{3}{4}.\frac{{148}}{5} = 675,12\left( {i{n^2}} \right)\)

+) Gọi chiều dài của ti vi LCD là y (in, \(y > 0\)) thì chiều rộng của ti vi LCD là \(\frac{9}{{16}}y\left( {in} \right)\)

Khi đó ta có: \({y^2} + {\left( {\frac{9}{{16}}y} \right)^2} = {37^2}\) (định lý Pythagore)

\(\frac{{337}}{{256}}{y^2} = 1369\)

\({y^2} = \frac{{350464}}{{337}}\)

Diện tích của ti vi LCD là:

\(\frac{9}{{16}}{y^2} = \frac{9}{{16}}.\frac{{350464}}{{337}} = \frac{{197136}}{{337}}\left( {i{n^2}} \right)\)

Vì \(\frac{{197136}}{{337}} < 675,12\) nên màn hình ti vi truyền thống có diện tích lớn hơn.

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Giải các phương trình sau:

a) \(2{x^2} + \frac{1}{3}x = 0\);

b) \({\left( {3x + 2} \right)^2} = 5\).

Xem lời giải >>
Bài 2 :

Không cần giải phương trình, hãy xác định các hệ số a, b, c, tính biệt thức \(\Delta \) và xác định số nghiệm của mỗi phương trình sau:

a) \(11{x^2} + 13x - 1 = 0\);

b) \(9{x^2} + 42x + 49 = 0\);

c) \({x^2} - 2x + 3 = 0\).

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Một mảnh vườn hình chữ nhật có chiều rộng ngắn hơn chiều dài 6m và có diện tích là \(140{m^2}\). Tính các kích thước của mảnh vườn đó.

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Sử dụng công thức nghiệm hoặc công thức nghiệm thu gọn, giải các phương trình sau:

a) \({x^2} - 2\sqrt 5 x + 1 = 0\);

b) \(3{x^2} - 9x + 3 = 0\);

c) \(11{x^2} - 13x + 5 = 0\);

d) \(2{x^2} + 2\sqrt 6 x + 3 = 0\).

Xem lời giải >>
Bài 5 :

a) Bằng cách đưa về dạng phương trình tích, hãy giải các phương trình sau:

i) \(3{x^2} - 12x = 0\)

ii) \({x^2} - 16 = 0\)

b) Để đưa các phương trình bậc hai dạng đặc biệt trên về phương trình tích ta đã dùng phép biến đổi nào?

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Giải các phương trình:

a) \(3{x^2} - 27 = 0\)

b) \({x^2} - 10x + 25 = 16\)

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Giải các phương trình:

a) \(5{x^2} + 7x = 0\)

b) \(5{x^2} - 15 = 0\)

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Dùng công thức nghiệm để giải các phương trình sau và kiểm tra kết quả bằng máy tính cầm tay.

a) \({x^2} - x - 20 = 0\)

b) \(6{x^2} - 11x - 35 = 0\)

c) \(16{y^2} + 24y + 9 = 0\)

d) \(3{x^2} + 5x + 3 = 0\)

e) \({x^2} - 2\sqrt 3 x - 6 = 0\)

g) \({x^2} - \left( {2 + \sqrt 3 } \right)x + 2\sqrt 3  = 0\)

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Giải các phương trình

a) \({x^2} - x - 5 = 0\)

b) \(2{x^2} - 0,5x - 0,03 = 0\)

c) \( - 16{x^2} + 8x - 1 = 0\)

d) \( - 2{x^2} + 5x - 4 = 0\)

e) \(\frac{1}{5}{x^2} - 5 = 0\)

g) \(3{x^2} + \sqrt 2 x = 0\)

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Mảnh đất của bác An có dạng hình chữ nhật với chiều dài hơn chiều rộng 10m. Ở mỗi góc của mảnh đất, bác An đã dành 1 phần đất có dạng tam giác vuông cân với cạnh góc vuông bằng \(\frac{1}{8}\) chiều rộng của mảnh đất để trồng hoa (Hình 8). Tính chiều rộng mảnh đất đó, biết diện tích còn lại của mảnh đất không tính phần trồng hoa là 408 \({m^2}.\)

Xem lời giải >>
Bài 11 :

Phân tích vế trái của các phương trình sau thành nhân tử rồi giải các phương trình đó:

a) 2x – x2 = 0;

b) \({x^2} - 6x + 9 = \frac{1}{2}\)

Xem lời giải >>
Bài 12 :

Giải các phương trình sau:

a) 3x2 = - 4x;

b) \(2{x^2} - 3 = 0\)

Xem lời giải >>
Bài 13 :

Giải các phương trình sau:

a) \(2{x^2} + 3x - 7 = x(x + 3)\)

b) \(\frac{{x(x - 1)}}{3} + 2 = \frac{{x + 5}}{4}\).

Xem lời giải >>
Bài 14 :

Phương trình nào sau đây có nghiệm x = 2?

A. \({x^2} - 6x + 5 = 0\)

B. \({x^2} - 5x + 6 = 0\)

C. \(2{x^2} + 3x - 2 = 0\)

D. \(3{x^2} + 5x + 2 = 0\)

Xem lời giải >>