Đề bài

 

Dịch viêm phổi cấp cho virus SARS-CoV-2 gây ra đang làm náo loạn cuộc sống của người dân cũng như truyền thông. Để phòng chống dịch bệnh, nhà nước đã cho học sinh nghỉ học và các nhân viên ở trung tâm y tế dự phòng đến phun thuốc khử trùng. Cloramin B là hóa chất chuyên được sử dụng để diệt khuẩn bề mặt, xử lý nước với thành phần hóa học chiếm chủ yếu là Sodium benzensulfochleramin (công thức Cloramin B là C6H5ClNNaO2S).

Đây là hóa chất được khuyên dùng bởi Tổ chức y tế thế giới WHO và bộ y tế tại Việt Nam cho sát khuẩn không những trong bệnh viện mà cả các nơi công cộng như trường học, mầm non, hoặc quy mô gia đình. Nếu pha với nồng độ cao trên 2% trở lên có thể gây độc cho chính người sử dụng. Cụ thể là tác động đến đường tiêu hóa, hô hấp và da như viêm da, suy hô hấp, ngộ độc đường tiêu hóa. Chính vì thế cần tìm hiểu cách pha cho chính xác để tránh những vấn đề không mong muốn.

Câu 1

Cloramin B có thể diệt khuẩn và xử lý nước, vậy khả năng diệt khuẩn của Cloramin B chủ yếu là do:

    A.
    Cloramin B điện li trong nước, giải phóng các hợp chất chứa clo dương có tính oxi hóa mạnh có thể tiêu diệt vi khuẩn.
    B.
    Cloramin B tan trong nước giải phóng ion Cl- có hoạt động mạnh nên ức chế khả năng phát triển và lây lan của vi khuẩn và vi rút, đồng thời khử đi các hợp chất có hại trong nước và làm sạch nước.
    C.
    Cloramin B tan mạnh trong nước giải phóng các hợp chất của lưu huỳnh có tính oxi hóa mạnh giúp làm sạch nước và khử trùng môi trường.
    D.
    Cloramin B tiêu diệt được vi khuẩn và làm sạch nước do trong phân tử có hợp chất chứa gốc -C6H5 có hoạt động mạnh nên ức chế khả năng của vi khuẩn.

Đáp án: A

Lời giải của GV Loigiaihay.com

Cloramin B có thể diệt khuẩn và xử lý nước, vậy khả năng diệt khuẩn của Cloramin B chủ yếu là do:

Cloramin B điện li trong nước, giải phóng các hợp chất chứa clo dương có tính oxi hóa mạnh có thể tiêu diệt vi khuẩn.

Xem thêm các câu hỏi cùng đoạn
Câu 2

Việc sử dụng Cloramin B để xử lý nước ngày nay được tiến hành rất phổ biến ở nhiều nơi. Tuy nhiên sau khi xử lý nước xong thì trong nước còn tồn tại lượng khí clo dư nếu không trung hòa thì sẽ ảnh hưởng xấu đến người sử dụng. Vậy để phát hiện lượng khí clo dư ta sử dụng các hóa chất nào sau đây?

    A.
    Kali iotua và dung dịch hồ tinh bột.
    B.
    Natri iotua và dung dịch đường saccarozơ.
    C.
    Đồng sunfat và natri hiđroxit.
    D.
    Phèn sắt amoni và dung dịch kali iotua.

Đáp án: A

Lời giải của GV Loigiaihay.com

Để nhận biết khí clo trong nước ta có thể dùng KI và hồ tinh bột vì:

- Ban đầu Cl2 phản ứng với KI tạo I2. PTHH: Cl2 + 2KI → 2KCl + I2

- Sau đó I2 tạo với hồ tinh bột dung dịch màu xanh tím.


Câu 3

Để pha 10 lít dung dịch có nồng độ Cloramin B 0,5% (coi D ≈ 1g/ml) cần bao nhiêu gam bột Cloramin B 25%?

    A.
    50 gam.
    B.
    100 gam.
    C.
    150 gam.
    D.
    200 gam.

Đáp án: D

Phương pháp giải

Bước 1: Tính khối lượng dd Cloramin B cần pha

- Khối lượng dung dịch Cloramin B cần pha: mdd = D.V

Bước 2: Tính khối lượng dd Cloramin B trong dd 0,5% cần pha

- Khối lượng Cloramin B trong dung dịch 0,5% cần pha: mCloramin B = mdd.C%

Bước 3: Khối ;ượng bột Cloramin B 25% cần dùng

- Khối lượng bột Cloramin B 25% cần dùng:

Lời giải của GV Loigiaihay.com

Bước 1: Tính khối lượng dd Cloramin B cần pha

- Ta có: 10 lít = 10 000 ml

- Khối lượng dung dịch Cloramin B cần pha là:

mdd = D.V = 1.10 000 = 10 000 gam.

Bước 2: Tính khối lượng dd Cloramin B trong dd 0,5% cần pha

- Khối lượng dd Cloramin B trong dung dịch 0,5% cần pha là:

mCloramin B = mdd.C% = 10 000.0,5% = 50 gam.

Bước 3: Khối ;ượng bột Cloramin B 25% cần dùng

- Khối lượng bột Cloramin B 25% cần dùng là:

mbột Cloramin B = 50 : 25% = 200 gam.


Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Đổ dung dịch AgNO3 lần lượt vào 4 dung dịch: NaF, NaCl, NaBr và NaI thì thấy:

  • A.

    Cả 4 dung dịch đều tạo kết tủa.

  • B.

    Có 3 dung dịch tạo ra kết tủa và 1 dung dịch không tạo kết tủa.

  • C.

    Có 2 dung dịch tạo ra kết tủa và 2 dung dịch không tạo kết tủa.

  • D.

    Có 1 dung dịch tạo ra kết tủa và 3 dung dịch không tạo ra kết tủa.

Xem lời giải >>
Bài 2 :

Chất nào sau đây là chất lỏng ở điều kiện thường:

  • A.

    F2

  • B.

    Cl2

  • C.

    Br2.                         

  • D.

    I2.

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Cho dãy các axit của Clo : HClO, HClO2, HClO4 , HClO3. Thứ tự tính oxi hóa tăng dần là?

  • A.

    HClO, HClO2, HClO4 , HClO3

  • B.

    HClO2, HClO, HClO3, HClO4

  • C.

    HClO, HClO2, HClO3, HClO4

  • D.

    HClO4, HClO3, HClO2, HClO

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Chất có tính axit mạnh nhất trong cách axit sau là:

  • A.

    HF. 

  • B.

    HCl.                        

  • C.

    HBr.                       

  • D.

    HI.

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Axit pecloric có công thức là:

  • A.

    HClO. 

  • B.

    HClO2.                   

  • C.

    HClO3.                   

  • D.

    HClO4

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Trong công nghiệp, để điều chế clo (Cl2) ta sử dụng phương trình hoá học:

  • A.

    MnO2 + HCl → MnCl2 + Cl2 + H2O.

  • B.

    KMnO4 + HCl → KCl + MnCl2 + Cl2 + H2O.

  • C.

    NaCl + H2O → NaOH + Cl2 + H2.

  • D.

    F2 + NaCl → NaF + Cl2.

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Nhận định nào sau đây là không chính xác về HCl:

  • A.

    Hidroclorua là chất khí không màu, mùi xốc, tan tốt trong nước.

  • B.

    Hidroclorua làm quỳ tím ẩm chuyển sang màu đỏ.

  • C.

    Axit clohidric hoà tan được nhiều kim loại như sắt, nhôm, đồng.

  • D.

    Axit clohidric có cả tính oxi hoá lẫn tính khử.

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Cho PTHH sau: KMnO4 + HClđặc -> KCl + MnCl2 + Cl2 + H2O. Tổng tất cả hệ số tối giản của PTHH trên là 

  • A.

    34. 

  • B.

    35.                          

  • C.

    36.                          

  • D.

    37.

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Đặc điểm sau đây không phải là đặc điểm chung của các halogen:

  • A.

    Đều là chất khí ở điều kiện thường.

  • B.

    Đều có tính oxi hoá.

  • C.

    Tác dụng với hầu hết các kim loại và phi kim.

  • D.

    Khả năng tác dụng với H2O giảm dần từ F2 tới I2.

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Nước Javen là hỗn hợp của

  • A.

    HCl và HClO. 

  • B.

    NaCl và NaClO.     

  • C.

    KCl và KClO3.       

  • D.

    HCl và HClO3.

Xem lời giải >>
Bài 11 :

Trong thực tế, axit không thể đựng bằng lọ thuỷ tinh (thành phần chính là SiO2) là:

  • A.

    HF. 

  • B.

    HCl.                        

  • C.

    HBr.                       

  • D.

    HI.

Xem lời giải >>
Bài 12 :

Cho phản ứng hoá học: Cl2 + SO2 + H2O $\xrightarrow{{{t}^{0}}}$HCl + H2SO4. Trong đó, clo là:

  • A.

    chất oxi hoá.                         

  • B.

    chất khử.               

  • C.

    cả chất oxi hoá lẫn chất khử. 

  • D.

    không phải chất oxi hoá hay chất khử.

Xem lời giải >>
Bài 13 :

Phản ứng dùng để điều chế HCl trong phòng thí nghiệm là:

  • A.

    H2 + Cl2 → HCl.                                         

  • B.

    AgNO3 + HCl → AgCl + HNO3

  • C.

    NaCl(r) + H2SO4 (đ) → NaHSO4 + HCl.     

  • D.

    BaCl2 + H2SO4 → BaSO4 + HCl.

Xem lời giải >>
Bài 14 :

Cho các phản ứng sau:

(1) NaOH + HCl → NaCl + H2O.

(2) K2CO3 + HCl →  KCl + CO2 + H2O.

(3) MnO2 + HCl → MnCl2 + Cl2 + H2O.

(4) KMnO4 + HCl →  KCl + MnCl2 + Cl2 + H2O.

(5) Fe + HCl→  FeCl2 + H2.

(6) HCl + CuO  →CuCl2 + H2O.

Số phản ứng HCl chỉ thể hiện tính oxi hoá là:

  • A.

    1. 

  • B.

    2.                            

  • C.

    3.                            

  • D.

    6.

Xem lời giải >>
Bài 15 :

Nhỏ vào giọt X2 vào hồ tinh bột thấy hồ tinh bột chuyển màu xanh. Vậy X2 là:

  • A.

    F2

  • B.

    Cl2.                        

  • C.

    Br2.                         

  • D.

    I2.

Xem lời giải >>
Bài 16 :

Cho 5,6 gam một oxit kim loại tác dụng vừa đủ với HCl cho 11,1 gam muối clorua của kim loại đó. Cho biết công thức oxit kim loại?

  • A.

    Al2O3.           

  • B.

    CaO.                       

  • C.

    CuO.                       

  • D.

    FeO.

Xem lời giải >>
Bài 17 :

Cho 15,8 gam KMnO4 tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl đặc, dư. Thể tích khí thu được ở (đktc) là:

  • A.

    0,56 l.                   

  • B.

    5,6 l.                       

  • C.

    4,48 l.                     

  • D.

    8,96 l.

Xem lời giải >>
Bài 18 :

Hòa tan 10 gam hỗn hợp muối cacbonat kim loại hóa trị II bằng dung dịch HCl dư ta thu được dung dịch A và 2,24 lít khí bay ra (đktc). Hỏi cô cạn dung dịch A thì thu được bao nhiêu gam muối khan?

  • A.

    11,10 gam.             

  • B.

    13,55 gam.            

  • C.

    12,20 gam.              

  • D.

    15,80 gam.

Xem lời giải >>
Bài 19 :

Hoà tan hoàn toàn 25,12 gam hỗn hợp Mg, Al, Fe trong dung dịch HCl dư thu được 13,44 lít khí H2 (đktc) và m gam muối. Giá trị của m là

  • A.

    67,72.                 

  • B.

    46,42.                     

  • C.

    68,92                      

  • D.

    47,02

Xem lời giải >>
Bài 20 :

Hoà tan hoàn toàn 10,05 gam hỗn hợp 2 muối cacbonat kim loại hoá trị II và III vào dung dịch HCl thu được dung dịch A và 0,672 lít khí (đktc). Khối lượng muối trong A là

  • A.

    10,38gam.              

  • B.

    20,66gam.       

  • C.

    30,99gam.               

  • D.

    9,32gam.

Xem lời giải >>