Bài 8. Kĩ thuật trồng và chăm sóc cây ăn quả có múi trang 41, 42, 43, 44, 45, 46 SGK Công nghệ 9 Cánh diều>
Em hãy cho biết tên của các loại quả có múi ở Hình 8.1 và tên của một số loại quả có mùi khác mà em biết.
Câu hỏi tr41 MĐ
Trả lời câu hỏi Mở đầu trang 41 SGK Công nghệ 9 Cánh diều
Em hãy cho biết tên của các loại quả có múi ở Hình 8.1 và tên của một số loại quả có mùi khác mà em biết.
Phương pháp giải:
Quan sát hình ảnh và vận dụng kiến thức thực tế của bản thân để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
- Tên của các loại quả có múi ở Hình 8.1 là:
Hình |
Tên |
a |
Phật thủ |
b |
Bưởi |
c |
Chanh |
d |
Cam |
- Tên một số loại quả có múi khác: quýt, thanh yên, mít, sầu riêng, măng cụt,...
Câu hỏi tr42 KP
Trả lời câu hỏi Khám phá trang 42 SGK Công nghệ 9 Cánh diều
Quan sát Hình 8.2 và đọc nội dung mục I, em hãy phân tích đặc điểm thực vật học của cây bưởi.
Phương pháp giải:
Quan sát hình ảnh và vận dụng kiến thức trong bài để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Đặc điểm thực vật học của cây bưởi:
Đặc điểm thực vật học |
Phân tích |
Thân cây |
+ Cây bưởi cây thân gỗ, cây cao từ 5 – 6 mét và có hình dáng thẳng đứng. Vỏ màu xám sẫm và mặt trong có một lớp vỏ màu trắng. + Thân cây có các gai cứng, gai thẳng, có thể đạt tới độ dài 6 – 7cm. Từ thân mọc ra rất nhiều cành, đặc biệt là cành vượt của cây mọc rất khỏe. + Trung bình mỗi năm cây sẽ ra từ 3 – 4 đợt nhánh. Các nhánh có các chức năng khác nhau. |
Hoa bưởi |
+ Hoa bưởi mọc ra từ nách lá, thành các chùm nhỏ, chùm hoa ngắn, hoa không có lông. Đài hoa có màu xanh, cánh màu trắng, kích thước từ 2 – 3,5cm. + Vòi nhị nhỏ và dài, dính thành từng cụm, bầu nhụy thì tròn. Cây bưởi ra hoa rất nhiều nhưng tỷ lệ rụng hoa cũng rất cao, vì vậy khả năng đậu quả tương đối thấp. + Hoa bưởi tỏa hương thơm ngào ngạt, được dùng nhiều trong điều chế hương liệu và gắn liền với các tín ngưỡng dân gian. |
Quả bưởi |
+ Quả bưởi to tròn hoặc có hình dạng như quả lê (phụ thuộc vào từng loại giống). Cân nặng của quả khác nhau tùy vào từng loại giống và điều kiện canh tác. + Vỏ bưởi có màu xanh, khi chín vỏ chuyển sang xanh vàng hoặc vàng theo từng loại giống. Trên vỏ quả bưởi có chứa nhiều túi tinh dầu. + Cấu tạo của một quả bưởi cũng tương tự các nhóm cây có múi khác gồm 3 phần: lớp ngoại bì, lớp trung bì và lớp nội bì. |
Câu hỏi tr42 KP
Trả lời câu hỏi Khám phá trang 42 SGK Công nghệ 9 Cánh diều
Hãy phân tích các điều kiện ngoại cảnh ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây ăn quả có múi.
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức trong bài và kiến thức thực tế của bản thân để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Điều kiện ngoại cảnh ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây ăn quả có múi là:
Điều kiện ngoại cảnh |
Phân tích |
Nhiệt độ |
Nhìn chung, cây ăn quả có múi có thể trồng được ở vùng có nhiệt độ 12 - 39 °C, phát triển tốt ở nhiệt độ năm trung bình trên 15 °C, nhiệt độ thích hợp nhất là 23 - 29 °C. |
Ánh sáng |
Cường độ ánh sáng phù hợp cho cây cam quýt là 10 000 - 15 000 lux. Vào mùa hè, cường độ ánh sáng những ngày trời nắng gắt cao hơn 100 000 lux, kết hợp với nhiệt độ cao có thể làm cho quả bị rám nắng. |
Độ ẩm |
Sau khi trồng, 2 - 3 ngày tưới nước một lần với lượng 10 - 20 lít/cây cho đến khi cây ra hoa để thu hoạch quả. Tưới nước với lượng khoảng 30 - 50 lít/cây và 2 - 3 ngày tưới một lần, từ khi cây ra hoa đến kết thúc thu hoạch quả đề duy trì độ ẩm đất ở 65 - 80%. |
Đất |
Nhiều loại cây ăn quả có múi có thể sinh trưởng và phát triển tốt ở vùng đất thịt, đất thịt nhẹ, đất cát pha hay đất phù sa có tầng canh tác dày khoảng 1,0 m; những vùng đồi núi như tỉnh Hoà Bình, Tuyên Quang, Hà Giang hay vùng đồng bằng sông Hồng, sông Cửu Long đều có thể trồng được cây ăn quả có múi. |
Câu hỏi tr42 LT
Trả lời câu hỏi Luyện tập trang 42 SGK Công nghệ 9 Cánh diều
Tại sao miền Bắc và miền Nam đều trồng được các loại cây ăn quả có múi phổ biến?
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức trong bài và kiến thức thực tế của bản thân để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Miền Bắc và miền Nam đều trồng được các loại cây ăn quả có múi phổ biến vì các lí do sau:
- Dù là miền Bắc hay miền Nam, cả hai vùng đều có sự đa dạng về điều kiện khí hậu, từ nhiệt đới đến cận nhiệt đới, cung cấp điều kiện lý tưởng cho sự phát triển của nhiều loại cây ăn quả khác nhau.
- Cả miền Bắc và miền Nam đều có đất đai phong phú và độ ẩm thích hợp cho việc trồng cây ăn quả. Đất đai giàu dinh dưỡng và khả năng thoát nước tốt giúp cho cây trồng phát triển mạnh mẽ và cho ra sản phẩm chất lượng.
- Cả hai miền đều có sự đa dạng về loại đất và địa hình, từ đất phèn ở miền Bắc đến đất phù sa và đồng bằng sông Cửu Long ở miền Nam. Điều này tạo điều kiện cho việc trồng cây ăn quả phù hợp với từng loại đất và điều kiện môi trường cụ thể.
- Nông dân ở cả hai miền đã thích ứng và lựa chọn giống cây ăn quả phù hợp với điều kiện khí hậu và đất đai cụ thể của khu vực họ trồng. Điều này giúp tối ưu hóa năng suất và chất lượng sản phẩm.
Câu hỏi tr43 KP
Trả lời câu hỏi Khám phá trang 43 SGK Công nghệ 9 Cánh diều
Nhờ có đặc điểm quý nào mà bưởi Da Xanh được xuất khẩu sang nhiều nước khác nhau trên thế giới?
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức trong bài và kiến thức thực tế của bản thân để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Bưởi Da Xanh được xuất khẩu sang nhiều nước khác nhau trên thế giới nhờ vào những đặc điểm quý sau:
- Bưởi Da Xanh thường có vị ngọt thanh, hương thơm đặc trưng và vị chua nhẹ, tạo nên một trải nghiệm ẩm thực độc đáo và thú vị. Chất lượng cao và hương vị đặc biệt này làm cho bưởi Da Xanh được đánh giá cao và được ưa chuộng trên thị trường quốc tế.
- Bưởi Da Xanh thường có vỏ mỏng, dễ bóc và không bị tổn thương dễ dàng trong quá trình vận chuyển và bảo quản. Điều này làm cho nó trở thành lựa chọn lý tưởng cho việc xuất khẩu, vì sản phẩm vẫn giữ được hình dáng và chất lượng tốt khi đến tay người tiêu dùng.
- Bưởi Da Xanh có khả năng bảo quản lâu, có thể kéo dài thời gian tươi mới khi được bảo quản ở nhiệt độ thích hợp. Điều này cho phép nó được xuất khẩu sang các quốc gia khác mà không cần lo lắng về việc sản phẩm hỏng hóc trong quá trình vận chuyển.
Câu hỏi tr43 KP
Trả lời câu hỏi Khám phá trang 43 SGK Công nghệ 9 Cánh diều
Hãy nêu quy trình thích hợp trồng cây ăn quả có múi.
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức trong bài và kiến thức thực tế của bản thân để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Quy trình thích hợp trồng cây ăn quả có múi là:
- Bước 1. Lựa chọn thời vụ trồng cây
- Bước 2. Xác định mật độ trồng cây
- Bước 3. Chuẩn bị hố trồng cây
- Bước 4. Trồng cây
- Bước 5. Bón phân
- Bước 6. Tưới nước
- Bước 7. Phòng trừ sâu, bệnh
- Bước 8. Tỉa cảnh và tạo tán
- Bước 9. Điều khiển ra hoa, đậu quả
Câu hỏi tr43 LT
Trả lời câu hỏi Luyện tập trang 43 SGK Công nghệ 9 Cánh diều
Em hãy cho biết thời vụ thích hợp để trồng cây ăn quả có múi ở các vùng miền khác nhau có đặc điểm gì chung?
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức thực tế của bản thân để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Thời vụ thích hợp để trồng cây ăn quả có múi ở các vùng miền khác nhau có đặc điểm chung là:
Các địa phương thường chọn thời điểm trồng cây có thời tiết ấm áp, mát mẻ, thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển, tránh những thời điểm có khả năng xảy ra lạnh giá, rét đậm hoặc nhiệt độ quá cao, vì điều này có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của cây và chất lượng của quả.
Câu hỏi tr44 KP
Trả lời câu hỏi Khám phá trang 44 SGK Công nghệ 9 Cánh diều
Nên bón phân cho cây ăn quả có múi vào những giai đoạn nào và bón bao nhiêu lần trong 1 năm?
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức trong bài và kiến thức thực tế của bản thân để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
- Nên bón phân cho cây ăn quả có múi vào những giai đoạn sau:
+ thời kì trước khi thu hoạch quả
+ thời kì thu hoạch quả
- Số lần bón phân trong 1 năm là: khoảng 4 lần.
Câu hỏi tr44 LT
Trả lời câu hỏi Luyện tập trang 44 SGK Công nghệ 9 Cánh diều
Em hãy cho biết những loại phân bón nào được sử dụng để bón cho cây ăn quả có múi?
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức trong bài và kiến thức thực tế của bản thân để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Những loại phân bón được sử dụng để bón cho cây ăn quả có múi là:
- Phân hữu cơ
- Phân đạm urea
- Phân super lân
- Phân KCl
Câu hỏi tr45 KP
Trả lời câu hỏi Khám phá trang 45 SGK Công nghệ 9 Cánh diều
Em hãy kể tên những loại sâu, bệnh chính trên cây ăn quả có mùi và nêu biện pháp phòng trừ.
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức trong bài để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
- Những loại sâu, bệnh chính trên cây ăn quả có múi:
+ Bệnh thán thư
+ Bệnh sẹo
+ Bệnh ghẻ lõm
+ Bệnh vàng lá thối rễ
+ Bọ xít xanh
+ Sâu đục trái
+ Sâu vẽ bùa
+ Ngài chích trái
- Biện pháp phòng trừ:
+ Chọn cây giống sạch bệnh
+ Tỉa cành, tạo hình cho cây ngay khi cây còn nhỏ, thường xuyên cắt tỉa, loại bỏ những cành già yếu, sâu bệnh.
+ Làm cỏ vườn tạo điều kiện thông thoáng cho vườn. Thoát nước cho vườn trong mùa mưa lũ.
+ Kiểm tra vườn thường xuyên để loại bỏ sớm những cây bệnh nặng, không có khả năng phục hồi, tiến hàng xử lý đất trước khi trồng cây mới.
+ Sử dụng phân bón hợp lý
+ Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật
Câu hỏi tr45 KP
Trả lời câu hỏi Khám phá trang 45 SGK Công nghệ 9 Cánh diều
Theo em, ở thời kì cây cho quả nên cắt tỉa cho cây ăn quả có múi mấy lần trong 1 năm và vào thời điểm nào?
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức thực tế của bản thân để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Việc tỉa cành cho cây ăn quả có múi cần được thực hiện một cách điều độ và kỹ lưỡng, thường là khoảng 2-3 lần trong một năm, khi kết thúc thu hoạch và khi cây đã đậu quả ổn định.
Câu hỏi tr46 VD
Trả lời câu hỏi Vận dụng trang 46 SGK Công nghệ 9 Cánh diều
Tại sao cần thụ phấn bổ sung cho hoa bưởi?
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức trong bài và kiến thức thực tế của bản thân để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Cần thụ phấn bổ sung cho hoa bưởi vì:
Thụ phấn bổ sung là biện pháp kỹ thuật có tính quyết định đến năng suất các giống bưởi, nhất là tại miền Bắc, có tác dụng rõ trong việc giảm thiểu những tác động của biến đổi khí hậu ở giai đoạn bưởi ra hoa, đậu quả như: ẩm độ không khí cao, nhiệt độ thất thường, mưa nhiều... Ta có thể thụ phấn bổ sung thủ công hoặc bằng cơ giới.
- Bài 9. Kĩ thuật trồng và chăm sóc cây chuối trang 47, 48, 49, 50, 51, 52 SGK Công nghệ 9 Cánh diều
- Bài 10. Thực hành trồng và chăm sóc cây ăn quả trang 53, 54, 55, 56 SGK Công nghệ 9 Cánh diều
- Bài 11. Tính chi phí và hiệu quả của việc trồng cây ăn quả trang 57, 58, 59, 60 SGK Công nghệ 9 Cánh diều
- Bài 7. Kĩ thuật trồng và chăm sóc cây nhãn trang 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40 SGK Công nghệ 9 Cánh diều
- Bài 6. Kĩ thuật trồng và chăm sóc cây thanh long trang 28, 29, 30, 31, 32, 33 SGK Công nghệ 9 Cánh diều
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Ôn tập trang 37, 38 SGK Công nghệ 9 Cánh diều
- Bài 5. Lựa chọn nghề nghiệp trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ trang 28, 29, 30, 31 SGK Công nghệ 9 Cánh diều
- Bài 4. Lí thuyết cơ bản về lựa chọn nghề nghiệp trang 22, 23, 24, 25, 26, 27 SGK Công nghệ 9 Cánh diều
- Bài 3. Thị trường lao động kĩ thuật, công nghệ tại Việt Nam trang 16, 17, 18, 19, 20, 21 SGK Công nghệ 9 Cánh diều
- Bài 2. Giáo dục kĩ thuật, công nghệ trong hệ thống giáo dục quốc dân trang 11, 12, 13, 14, 15 SGK Công nghệ 9 Cánh diều
- Ôn tập trang 37, 38 SGK Công nghệ 9 Cánh diều
- Bài 5. Lựa chọn nghề nghiệp trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ trang 28, 29, 30, 31 SGK Công nghệ 9 Cánh diều
- Bài 4. Lí thuyết cơ bản về lựa chọn nghề nghiệp trang 22, 23, 24, 25, 26, 27 SGK Công nghệ 9 Cánh diều
- Bài 3. Thị trường lao động kĩ thuật, công nghệ tại Việt Nam trang 16, 17, 18, 19, 20, 21 SGK Công nghệ 9 Cánh diều
- Bài 2. Giáo dục kĩ thuật, công nghệ trong hệ thống giáo dục quốc dân trang 11, 12, 13, 14, 15 SGK Công nghệ 9 Cánh diều