Bài 7. Tính toán tự động trên bảng tính trang 23, 24 SBT Tin học 7 Kết nối tri thức với cuộc sống>
Công thức được nhập vào bảng tính với mục đích gì?
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 7 tất cả các môn - Kết nối tri thức
Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên...
7.1
Công thức được nhập vào bảng tính với mục đích gì?
A. Căn chỉnh hàng cho đẹp.
B. Tính toán.
C. Thuận tiện khi nhập dữ liệu.
Phương pháp giải:
Có thể sử dụng công thức để thực hiện các tính toán với dữ liệu một cách nhanh chóng
Lời giải chi tiết:
Công thức được nhập vào bảng tính với mục đích:
B. Tính toán.
7.2
Công thức khi nhập vào ô tính sẽ căn như thế nào?
A. Luôn căn trái.
B. Luôn căn giữa.
C. Luôn căn phải.
D. Tuỳ thuộc vào kết quả tính toán của công thức là số, văn bản hay ngày tháng.
Phương pháp giải:
Phần mềm bảng tính mặc định căn phải các giá trị số và ngày tháng, căn trái dữ liệu là văn bản.
Lời giải chi tiết:
Công thức khi nhập vào ô tính sẽ căn:
D. Tuỳ thuộc vào kết quả tính toán của công thức là số, văn bản hay ngày tháng.
7.3
Những phương án nào là công thức đúng nhập vào bảng tính?
A. =15+7. B. =2(3^3+ 4^4).
C. =(1^2+2^2)*(3^2+4^2). D. =a+b.
E. =2*14.789*3.14. F. x=1.
Phương pháp giải:
Nhập công thức bắt đầu bằng dấu “=”, sau đó là biểu thức toán học
Lời giải chi tiết:
Những phương án là công thức đúng nhập vào bảng tính:
A. =15+7.
C. =(1^2+2^2)*(3^2+4^2).
E. =2*14.789*3.14.
7.4
Nếu nhập công thức không đúng cú pháp thì phần mềm xử lí như thế nào?
A. Phần mềm thông báo lỗi
B. Phần mềm bỏ qua và coi đó không là công thức.
C. Phần mềm tự động sửa lỗi công thức.
Phương pháp giải:
Nếu nhập công thức không đúng cú pháp thì phần mềm thông báo lỗi
Lời giải chi tiết:
Nếu nhập công thức không đúng cú pháp thì phần mềm xử lí:
A. Phần mềm thông báo lỗi
7.5
Công thức nào sau đây là đúng khi nhập vào ô D5 trong Hình 7.1 để tính chu vi hình chữ nhật
A. =2*(13+25)
B. =2*(a+b)
C. =2*(D3+D4)
D. = 76
Phương pháp giải:
Các phương án A và D không chứa địa chỉ ô tính vì vậy không có tính năng tự động tính toán
Lời giải chi tiết:
Công thức đúng khi nhập vào ô D5 trong Hình 7.1 để tính chu vi hình chữ nhật
A. =2*(13+25)
C. =2*(D3+D4)
7.6
Cần nhập công thức nào vào ô D5 trong Hình 7.2 để tính Tổng diện tích rừng của tỉnh Hà Giang?
Phương pháp giải:
Quan sát Hình 7.2
Lời giải chi tiết:
Nhập công thức nào vào ô D5 = B5+C5
7.7
Công thức nào sau đây tự động tính toán?
A. = 3.14*(15+45).
B. = D4*(2*E4+F4).
C. = B5+ C5+ E5.
D. = 13+14 +15
Phương pháp giải:
Phần mềm bảng tính sẽ tự động tính toán và cập nhật kết quả nếu trong công thức cần ghi địa chỉ của ô dữ liệu tương ứng.
Lời giải chi tiết:
Công thức tự động tính toán:
B. = D4*(2*E4+F4).
C. = B5+ C5+ E5.
7.8
Cho trang tính như Hình 7.3, cần nhập công thức tính chu vi tam giác ABC vào ô E3.
a) Công thức cần nhập vào ô E3 là gì?
b) Nếu thay đổi các thông tin chiều dài các cạnh của tam giác ABC tại các ô B3, B4, B5 thì giá trị đã tính toán tại ô E3 có thay đổi theo không? Hãy giải thích.
Phương pháp giải:
Quan sát Hình 7.3
Phần mềm bảng tính sẽ tự động tính toán và cập nhật kết quả nếu trong công thức cần ghi địa chỉ của ô dữ liệu tương ứng.
Lời giải chi tiết:
a) =B3+ B4 + B5.
b) Có. Tính chất đặc biệt của công thức trong phần mềm bảng tính là nếu trong công thức có chứa địa chỉ của ô khác thì khi thông tin trong các ô đó được cập nhật, công thức sẽ tự động tính toán lại.
7.9
Việc sao chép công thức trong phần mềm bảng tính có khác với sao chép dữ liệu bình thường không?
A. Khác hoàn toàn, phần mềm bảng tính có lệnh sao chép dữ liệu và lệnh sao chép công thức riêng.
B. Giống nhau, chỉ dùng một lệnh sao chép chung cho tất cả các loại dữ liệu và công thức.
C. Không thể sao chép được công thức.
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức đã được học để so sánh
Lời giải chi tiết:
Đáp án B
B. Giống nhau, chỉ dùng một lệnh sao chép chung cho tất cả các loại dữ liệu và công thức.
7.10
Để sao chép một công thức từ ô này sang ô khác cần thực hiện thao tác nào? Chọn các phương án đúng.
A. Nháy chuột chọn ô chứa công thức. Nhấn tổ hợp phím Ctrl + C, nháy chuột vào ô muốn sao chép và nhấn Ctrl + V.
B. Nháy chuột chọn ô chứa công thức. Đưa con trỏ chuột vào ô chứa công thức, nhấn giữ phím Ctrl, di chuyển con trỏ chuột cho đến khi xuất hiện dấu + bên cạnh con trỏ chuột, kéo thả chuột đến ô muốn sao chép.
C. Nháy chuột chọn ô chứa công thức. Nhấn tổ hợp phím Ctrl + C, nháy chuột lên ô muốn sao chép và nhấn phím Enter.
D. Nháy chuột chọn ô chứa công thức. Đưa con trỏ chuột vào ô chứa công thức, chờ cho đến khi xuất hiện dấu + bên cạnh con trỏ chuột, kéo thả chuột đến ô muốn sao chép.
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức đã được phần 3. Sao chép ô tính chứa công thức
Lời giải chi tiết:
Các phương án đúng.
A. Nháy chuột chọn ô chứa công thức. Nhấn tổ hợp phím Ctrl + C, nháy chuột vào ô muốn sao chép và nhấn Ctrl + V.
B. Nháy chuột chọn ô chứa công thức. Đưa con trỏ chuột vào ô chứa công thức, nhấn giữ phím Ctrl, di chuyển con trỏ chuột cho đến khi xuất hiện dấu + bên cạnh con trỏ chuột, kéo thả chuột đến ô muốn sao chép.
C. Nháy chuột chọn ô chứa công thức. Nhấn tổ hợp phím Ctrl + C, nháy chuột lên ô muốn sao chép và nhấn phím Enter.
7.11
Giả sử tại ô C10 có công thức: = C8+ C9. Em hãy mô tả quan hệ tương đối giữa ô chứa công thức và các ô có địa chỉ trong công thức.
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức đã học và quan sát trang tính
Lời giải chi tiết:
Trong công thức có địa chỉ 2 ô nằm ngay phía trên của ô chứa công thức.
7.12
Giả sử tại ô E8 có chứa công thức: = C8+2*D8.
Em hãy mô tả quan hệ tương đối giữa ô chứa công thức và các ô có địa chỉ trong công thức.
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức đã học và quan sát trang tính
Lời giải chi tiết:
Trong công thức có địa chỉ 2 ô nằm ngay sát bên trái của ô chứa công thức.
7.13
Giả sử tại ô C5 có công thức sau: = A5+ B5.
Nếu công thức này được sao chép sang ô E10 thì công thức tại ô E10 là gì?
Phương pháp giải:
Khi sao chép một ô có công thức chứa địa chỉ, các địa chỉ được điều chỉnh để giữ nguyên vị trí tương đối giữa ô chứa công thức và có ô địa chỉ trong công thức.
Lời giải chi tiết:
= C10+ D10.
7.14
Giả sử tại ô E10 có công thức sau: = B7+ C8+ D9.
Nếu công thức này sao chép sang ô N15 thì công thức được sao chép sang là gì?
Phương pháp giải:
Khi sao chép một ô có công thức chứa địa chỉ, các địa chỉ được điều chỉnh để giữ nguyên vị trí tương đối giữa ô chứa công thức và có ô địa chỉ trong công thức.
Lời giải chi tiết:
= K12+ L13+ M14.
7.15
Có thể sao chép một công thức đồng thời lên nhiều ô được không?
A. Không thể. B. Có thể.
Phương pháp giải:
Có thể sao chép một công thức đồng thời lên nhiều ô
Lời giải chi tiết:
Có thể sao chép một công thức đồng thời lên nhiều ô:
B. Có thể.
7.16
Mệnh đề nào dưới đây mô tả đúng nhất nhận định: Việc đưa công thức vào bảng tính là một cách điều khiển tính toán tự động trên dữ liệu.
A. Công thức có thể sao chép đến bất kì chỗ nào trong bảng tính.
B. Công thức luôn bảo toàn và giữ nguyên quan hệ tương đối giữa địa chỉ ô chứa công thức và các địa chỉ có trong công thức.
C. Giá trị công thức luôn tự động được tính lại sau mỗi 10 giây.
D. Giá trị công thức sẽ được tự động tính lại mỗi khi các ô dữ liệu có trong công thức thay đổi và công thức luôn bảo toàn, giữ nguyên quan hệ tương đối giữa địa chỉ ô chứa công thức và các địa chỉ có trong công thức
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức đã học để chọn
Lời giải chi tiết:
Dựa vào kiến thức đã học để chọn
Lời giải chi tiết:
Mệnh đề mô tả đúng nhất nhận định: Việc đưa công thức vào bảng tính là một cách điều khiển tính toán tự động trên dữ liệu.
D. Giá trị công thức sẽ được tự động tính lại mỗi khi các ô dữ liệu có trong công thức thay đổi và công thức luôn bảo toàn, giữ nguyên quan hệ tương đối giữa địa chỉ ô chứa công thức và các địa chỉ có trong công thức
7.17
Thực hành: Nhập bảng điểm lớp 7A theo mẫu trong Hình 7.4
Tại cột ĐTB nhập công thức tính điểm trung bình ba môn của cả lớp như sau:
a) Nhập công thức tính điểm trung bình tại ô F6.
b) Sao chép công thức này xuống các ô phía dưới để tính điểm trung bình cho cả lớp
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức đã học để thực hành
Lời giải chi tiết:
a) Tại ô F6 nhập công thức =(C6+D6+E6)/3
b) Sao chép công thức
- Bước 1: Chọn ô tính chứa dữ liệu cần sao chép (ô F6)
- Bước 2: Nhấn tổ hợp phím Ctrl+C để sao chép dữ liệu (có công thức)
- Bước 3: Đánh dấu vùng muốn sao chép dữ liệu đến (F7:F15)
- Bước 4: Nhấn tổ hợp phím Ctrl+V để dán dữ liệu.
- Bài 8. Công cụ hỗ trợ tính toán trang 27, 28 SBT Tin học 7 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 9. Trình bày bảng tính trang 31, 32 SBT Tin học 7 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 10. Hoàn thiện bảng tính trang 36, 37 SBT Tin học 7 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 11. Tạo bài trình chiếu trang 39, 40 SBT Tin học 7 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 12. Định dạng đối tượng trên trang chiếu trang 43, 44 SBT Tin học 7 Kết nối tri thức với cuộc sống
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài 16. Thuật toán sắp xếp trang 55, 56 SBT Tin học 7 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 15. Thuật toán tìm kiếm nhị phân trang 51, 52 SBT Tin học 7 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 14. Thuật toán tìm kiếm tuần tự trang 49, 50 SBT Tin học 7 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 13. Thực hành tổng hợp: Hoàn thiện bài trình chiếu trang 47, 48 SBT Tin học 7 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 12. Định dạng đối tượng trên trang chiếu trang 43, 44 SBT Tin học 7 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 16. Thuật toán sắp xếp trang 55, 56 SBT Tin học 7 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 15. Thuật toán tìm kiếm nhị phân trang 51, 52 SBT Tin học 7 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 14. Thuật toán tìm kiếm tuần tự trang 49, 50 SBT Tin học 7 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 13. Thực hành tổng hợp: Hoàn thiện bài trình chiếu trang 47, 48 SBT Tin học 7 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 12. Định dạng đối tượng trên trang chiếu trang 43, 44 SBT Tin học 7 Kết nối tri thức với cuộc sống