Bài 7. Dụng cụ và vật liệu làm thủ công trang 35, 36, 37, 38, 39, 40 SGK Công nghệ 3 KNTT>
Các sản phẩm thủ công này đẹp quá. Chúng được làm từ gì? Vật liệu làm thủ công có nhiều loại: giấy, chỉ, đất, …
Khởi động
Các sản phẩm thủ công này đẹp quá. Chúng được làm từ gì?
Lời giải chi tiết:
Vật liệu làm thủ công có nhiều loại: giấy, chỉ, đất, …
CH mục 1 KP
Em hãy nêu tên các vật liệu và dụng cụ trong Hình 1
Lời giải chi tiết:
Vật liệu |
Dụng cụ |
Hình a: giấy Hình b: keo Hình c: dây buộc Hình d: bìa Hình e: băng dính |
Hình g: kéo Hình h: thước Hình i: bút màu Hình k: com pa Hình l: bút chì |
CH mục 1 LT
Em hãy kể thêm một số vật liệu và dụng cụ làm thủ công khác.
Lời giải chi tiết:
- Các vật liệu làm thủ công khác như: ống hút giấy, đất nặn
- Các dụng cụ làm thủ công khác như: dao dọc giấy, bút bi, …
CH mục 2
Em hãy quan sát và gọi tên một số cách tạo hình cơ bản với vật liệu thủ công trong các hình dưới đây
Lời giải chi tiết:
Gọi tên một số cách tạo hình cơ bản với vật liệu thủ công:
* Hình 2:
+ Hình 2a: nặn
+ Hình 2b: gấp
+ Hình 2c: xé
* Hình 3:
+ Hình 3a: cắt các đoạn khác nhau
+ Hình 3b: cắt đường thẳng
+ Hình 3c: cắt đường cong
* Hình 4:
+ Hình 4a: dán bằng băng dính
+ Hình 4b: dán bằng hồ dán giấy
+ Hình 4c: dán bằng keo sữa
CH mục 3 KP 1
Em hãy quan sát Hình 5 và cho biết vật liệu nào có tính chất mềm, cứng, thấm nước, không thấm nước?
Lời giải chi tiết:
Tính chất |
Vật liệu |
Mềm |
ống hút giấy, dây buộc, đất nặn |
Cứng |
Fomex, que gỗ |
Thấm nước |
ống hút giấy, dây buộc, đất nặn, giấy bìa |
Không thấm nước |
Fomex, que gỗ |
CH mục 2 LT 1
Em hãy quan sát các sản phẩm thủ công trong Hình 6 và cho biết chúng được làm từ những vật liệu nào.
Lời giải chi tiết:
- Hình a: sản phẩm làm từ đất nặn.
- Hình b: sản phẩm làm từ giấy thủ công
- Hình c: sản phẩm làm từ bìa, dây buộc
- Hình d: sản phẩm làm từ giấy thủ công, dây buộc
CH mục 3 KP 2
Em cùng bạn thảo luận về ảnh hưởng của việc sử dụng dụng cụ mất an toàn trong các tình huống ở Hình 7.
Lời giải chi tiết:
Ảnh hưởng của việc sử dụng dụng cụ mất an toàn trong các tình huống ở Hình 7:
- Hình a: dùng dụng cụ không phù hợp với vật liệu nên dù tốn sức vẫn không thể cắt đứt vật liệu.
- Hình b: chọn dụng cụ quá to so với tay cầm nên không thể cắt được.
- Hình c: không tập trung khi sử dụng dụng cụ gây nguy hiểm khi sử dụng.
- Hình d: không cất gọn dụng cụ sau khi sử dụng gây nguy hiểm nếu như vấp phải.
CH mục 3 LT 2
Em hãy sử dụng com pa, kéo, hồ dán và giấy thủ công để cắt, dán hình tròn theo các bước sau:
Bước 1: Vẽ đường tròn
Bước 2: Cắt hình tròn
Bước 3: Dán hình tròn
Lời giải chi tiết:
Em sử dụng com pa, kéo, hồ dán và giấy thủ công để cắt, dán hình tròn như sau:
- Bước 1: vẽ đường tròn
+ Xác định tâm của hình tròn và đặt kim compa
+ Lựa chọn độ dài bán kính của hình tròn
+ Quay compa để vẽ đường tròn
- Bước 2: cắt hình tròn
Sử dụng kéo để cắt theo đường tròn vừa vẽ.
- Bước 3: dán hình tròn
Dùng hồ dán để dán hình tròn lên trên mặt giấy thủ công khác.
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài 2. Sử dụng đèn học trang 12, 13, 14, 15, 16, 17 SGK Công nghệ 3 Chân trời sáng tạo
- Bài 8. Làm đồ dùng học tập trang 41, 42, 43, 44, 45 SGK Công nghệ 3 KNTT
- Bài 7. Dụng cụ và vật liệu làm thủ công trang 35, 36, 37, 38, 39, 40 SGK Công nghệ 3 KNTT
- Bài 6. An toàn với môi trường công nghệ trong gia đình trang 29, 30, 31, 32, 33 SGK Công nghệ 3 KNTT
- Bài 5. Sử dụng máy thu hình trang 24, 25, 26, 27, 28 SGK Công nghệ 3 Kết nối tri thức
- Bài 2. Sử dụng đèn học trang 12, 13, 14, 15, 16, 17 SGK Công nghệ 3 Chân trời sáng tạo
- Bài 8. Làm đồ dùng học tập trang 41, 42, 43, 44, 45 SGK Công nghệ 3 KNTT
- Bài 7. Dụng cụ và vật liệu làm thủ công trang 35, 36, 37, 38, 39, 40 SGK Công nghệ 3 KNTT
- Bài 6. An toàn với môi trường công nghệ trong gia đình trang 29, 30, 31, 32, 33 SGK Công nghệ 3 KNTT
- Bài 5. Sử dụng máy thu hình trang 24, 25, 26, 27, 28 SGK Công nghệ 3 Kết nối tri thức