Bài 5. Thực hành: Phân tích đặc điểm phân bố các loại khoáng sản chủ yếu SBT Địa li 8 Chân trời sáng tạo>
Hãy khoanh tròn vào chữ cái ứng với ý đúng
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 8 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo
Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên
Câu 1 1
Trả lời Câu 1 trang 19 Bài 5 SBT Địa lí 8 Chân trời sáng tạo
Hãy khoanh tròn vào chữ cái ứng với ý đúng
1. Phần lớn các mỏ thiếc của nước ta tập trung ở
A. Trung du và miền núi Bắc Bộ. B. Tây Nguyên.
C. vịnh Bắc Bộ. D. ven biển miền Trung.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: A
Câu 1 2
2. Than bùn của nước ta phân bố nhiều ở
A. ven biển miền Trung. B. vùng Bắc Trung Bộ.
C. đồng bằng sông Cửu Long. D. vùng Đông Bắc.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: C
Câu 1 3
3. Quảng Ninh có nguồn tài nguyên khoáng sản nổi bật nào?
A. Than nâu. B. Than đá. C. Than bùn. D. Than tổ ong.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: B
Câu 1 4
4. Băng cháy của nước ta có thể phân bố nhiều ở
A. các bể trầm tích Hoàng Sa và Trường Sa.
B. đồng bằng ven biển miền Trung.
C. các bể trầm tích thềm lục địa phía nam.
D. thềm lục địa phía bắc.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: A
Câu 1 5
5. Nguồn nước khoáng nổi tiếng ở Nam Trung Bộ là
A. Vĩnh Hảo. B. Kim Bôi. C. Thạch Bích. D. Phước Nhơn.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: A
Câu 2
Trả lời Câu 2 trang 19 Bài 5 SBT Địa lí 8 Chân trời sáng tạo
Hãy sưu tầm hình ảnh và thông tin về một số mỏ khoáng sản của nước ta. Dán hình ảnh và ghi thông tin mà em sưu tầm được vào các ô tương ứng trong bảng dưới đây.
Lời giải chi tiết:
Mỏ than Phấn Mễ - Thái Nguyên
Được thành lập từ năm 1960, mỏ than Phấn Mễ là đơn vị khai thác than đáp ứng nhu cầu nguyên liệu sản xuất của công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên với công suất thiết kế ban đầu 50.000 tấn/năm. Than mỡ là nguyên liệu sản xuất cốc luyện kim phục vụ cho dây chuyền sản xuất gang từ quặng sắt băng công nghệ lò cao. Công ty dự kiến sẽ tiếp tục triển khai khai thác phần than cánh chìm mỏ Phấn Mễ để phục vụ nhu cầu tham mỡ cho sản xuất sau khi dự án mở rộng sản xuất giai đoạn II hoàn thành.
Do nhu cầu sản xuất của cổ phần Công ty Gang thép Thái Nguyên ngày càng nâng cao, Mỏ đã được dầu tư nhiều thiết bị khai thác hiện đại và sáp nhập với mỏ than Làng Cẩm. Hiện nay, mỏ có 2 công trường sản xuất:
- Công trường mỏ lộ thiên Bắc Làng Cẩm:
Trữ lượng khai thác: 1.560.000 tấn
Công suất khai thác: 100.000 tấn/năm
- Công trường mỏ than hầm lò Nam Làng Cẩm:
Trữ lượng khai thác: 1.640.000 tấn
Công suất khai thác: 30.000 tấn/năm
- Dây chuyền tuyển than công suất 250.000 tấn than sạch/năm, nâng cao chất lượng than cho luyện cốc, chất lượng than sau tuyển đạt độ tro <15%.
Mỏ Bạch Hổ
Bạch Hổ là tên một mỏ dầu đang khai thác của Việt Nam thuộc bồn trũng Cửu Long. Mỏ nằm ở vị trí đông nam, cách bờ biển Vũng Tàu khoảng 145 km. Đây là mỏ cung cấp dầu mỏ chủ yếu cho Việt Nam hiện nay. Đơn vị khai thác mỏ này là Liên doanh Dầu khí Việt- Nga Vietsovpetro thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam. Từ mỏ này có đường ống dẫn khí đồng hành vào bờ cung cấp cho Nhà máy Khí hóa lỏng Dinh Cố, Nhà máy điện Bà Rịa và Trung tâm điện lực Phú Mỹ cách Vũng Tàu 40 km. Mỏ Bạch Hổ hiện đang khai thác bằng chế độ tự phun, góp phần không nhỏ cho nền kinh tế nước nhà.
Mỏ Bạch Hổ của Việt Nam với công nghệ khai thác dầu trong đá móng nứt nẻ đã đi vào văn liệu dầu khí thế giới như một điển hình. Đến nay, Vietsovpetro đã khai thác từ tầng đá móng trên 220 triệu tấn dầu, trên 15 triệu tấn LPG và condensat, với tổng doanh thu gần 75 tỷ USD, đóng góp quan trọng cho ngân sách Nhà nước, thu gom và đưa vào bờ cung cấp cho các nhà máy điện Bà Rịa, Phú Mỹ, Nhơn Trạch trên 30 tỷ mét khối khí đồng hành, khắc phục kịp thời sự thiếu hụt năng lượng, chất đốt và phân bón thời điểm khó khăn nhất của đất nước. Công trình đã được nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học và Công nghệ Việt Nam.
Mỏ đá vôi xi măng Hà Tiên
Công ty CP Xi măng Hà Tiên đang khai thác mỏ đá vôi Túc Khối và được UBND tỉnh Kiên Giang cấp Giấy phép khai thác khoáng sản.
Năm 2015, Công ty được cấp Giấy phép số 198, diện tích khai thác là 1,4ha, mức sâu khai thác là cote +2m; trữ lượng khai thác 139.382m3, công suất khai thác 80.000m3/năm đá hộc nguyên khai, thời hạn khai thác là 2,8 năm kể từ ngày ký giấy phép (tháng 1/2015). Sau đó, đến năm 2017, Công ty được gia hạn Giấy phép số 198 nêu trên, thời hạn khai thác tới 31/12/2021 với mục đích khai thác trữ lượng còn lại.
Mục đích sử dụng khoáng sản là khai thác đá vôi để làm phụ gia xi măng và vôi.
Sau khi được cấp Giấy phép, Công ty CP Xi măng Hà Tiên đã thuê Công ty TNHH Đức Quân trực tiếp khai thác. Tuy nhiên, qua kiểm tra, Công ty đã khai thác vượt ra ngoài ranh giới khu vực được cấp phép khai thác về phía Bắc khu mỏ (gần điểm góc B) có diện tích khoảng 0,3ha.
Hiện nay, mỏ đã khai thác gần hết trữ lượng từ cốt +2m trở lên theo hiện trạng mỏ và theo bản đồ hiện trạng công ty đã lập các năm 2016, 2017, 2018 và 6 tháng đầu năm 2019.
Công tác cắm biển báo an toàn trong khu vực mỏ chưa đầy đủ, nhất là tai một số vị trí tiềm ẩn mất nguy cơ an toàn như: Khu vực dưới dân vách núi đá vôi còn lại chưa khai thác hết phía trên đỉnh và trên tầng công tác có vận chuyển đất đá.
- Bài 4. Đặc điểm chung của tài nguyên khoáng sản, sử dụng hợp lí tài nguyên khoáng sản SBT Địa lí 8 Chân trời sáng tạo
- Bài 3. Ảnh hưởng của địa hình đối với sự phân hóa tự nhiên và khai thác kinh tế SBT Địa lí 8 Chân trời sáng tạo
- Bài 2. Đặc điểm địa hình SBT Địa lí 8 Chân trời sáng tạo
- Bài 1. Đặc điểm vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ SBT Địa li 8 Chân trời sáng tạo
Các bài khác cùng chuyên mục
- Chủ đề chung 2 SBT Địa lí 8 Chân trời sáng tạo
- Chủ đề chung 1 SBT Địa lí 8 Chân trời sáng tạo
- Bài 15. Đặc điểm tự nhiên, môi trường và tài nguyên vùng biển đảo Việt Nam SBT Địa lí 8 Chân trời sáng tạo
- Bài 14. Vị trí địa lí Biển Đông, các vùng biển của Việt Nam SBT Địa lí 8 Chân trời sáng tạo
- Bài 13. Đặc điểm của sinh vật và vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học SBT Địa lí 8 Chân trời sáng tạo
- Chủ đề chung 2 SBT Địa lí 8 Chân trời sáng tạo
- Chủ đề chung 1 SBT Địa lí 8 Chân trời sáng tạo
- Bài 15. Đặc điểm tự nhiên, môi trường và tài nguyên vùng biển đảo Việt Nam SBT Địa lí 8 Chân trời sáng tạo
- Bài 14. Vị trí địa lí Biển Đông, các vùng biển của Việt Nam SBT Địa lí 8 Chân trời sáng tạo
- Bài 13. Đặc điểm của sinh vật và vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học SBT Địa lí 8 Chân trời sáng tạo