Bài 4. Sự phát triển của chủ nghĩa xã hội từ sau Chiến tranh thế giới thứ 2 đến nay lịch sử - Cánh diều 11 >
Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, nước duy nhất đi theo chủ nghĩa xã hội là
Câu 1
Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, nước duy nhất đi theo chủ nghĩa xã hội là
A. Việt Nam.
B. Liên Xô.
C. Mông Cổ.
D. Trung Quốc.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: B
Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, nước duy nhất đi theo chủ nghĩa xã hội là Liên Xô.
Câu 2
Hệ thống chủ nghĩa xã hội trên thế giới hình thành gắn liền với sự kiện nào?
A. Các nước Đông Âu lật đổ sự thống trị của phát xít, thành lập chính quyền dân chủ nhân dân.
B. Các nước Đông Âu hoàn thành cơ bản cuộc cách mạng dân chủ nhân dân.
C. Nước Cộng hoà Dân chủ Đức ra đời.
D. Bun-ga-ri xoá bỏ chế độ quân chủ chuyên chế.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: B
Hệ thống chủ nghĩa xã hội trên thế giới hình thành gắn liền với sự kiện các nước Đông Âu hoàn thành cơ bản cuộc cách mạng dân chủ nhân dân.
Câu 3
Sự mở rộng của chủ nghĩa xã hội sau Chiến tranh thế giới thứ hai gắn liền với những quốc gia nào sau đây?
A. Trung Quốc, Triều Tiên, Việt Nam, Lào, Cu-ba.
B. Liên Xô, Trung Quốc, Triều Tiên, Việt Nam, Lào.
C. Trung Quốc, Triều Tiên, Việt Nam, Lào, Cộng hoà Dân chủ Đức.
D. Trung Quốc, Triều Tiên, Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: A
Sự mở rộng của chủ nghĩa xã hội sau Chiến tranh thế giới thứ hai gắn liền với những quốc gia: Trung Quốc, Triều Tiên, Việt Nam, Lào, Cu-ba.
Câu 4
Đến đầu những năm 60 của thế kỉ XX, hệ thống chủ nghĩa xã hội phát triển ở các quốc gia thuộc khu vực
A. Tây Âu, châu Á và khu vực Mỹ La-tinh.
B. Nam Âu, châu Á và khu vực Mỹ La-tinh.
C. Đông Âu, châu Á và khu vực Mỹ La-tinh.
D. châu Âu, châu Á và khu vực Mỹ La-tinh.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: D
Đến đầu những năm 60 của thế kỉ XX, hệ thống chủ nghĩa xã hội phát triển ở các quốc gia thuộc khu vực châu Âu, châu Á và khu vực Mỹ La-tinh.
Câu 5
Hệ thống chủ nghĩa xã hội trên thế giới hình thành và phát triển sau Chiến tranh thế giới thứ hai có ý nghĩa như thế nào?
A. Làm cho chủ nghĩa tư bản suy yếu.
B. Trở thành chỗ dựa của phong trào cách mạng thế giới.
C. Làm cho chủ nghĩa xã hội trở thành hiện thực.
D. Làm xuất hiện khuynh hướng cách mạng vô sản trên thế giới.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: B
Hệ thống chủ nghĩa xã hội trên thế giới hình thành và phát triển sau Chiến tranh thế giới thứ hai có ý nghĩa: trở thành chỗ dựa của phong trào cách mạng thế giới.
Câu 6
Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội sau năm 1991 tiếp tục được duy trì và đẩy mạnh ở những quốc gia nào sau đây?
A. Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Cu-ba.
B. Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia.
C. Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Mông Cổ.
D. Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Ấn Độ.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: A
Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội sau năm 1991 tiếp tục được duy trì và đẩy mạnh ở: Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Cu-ba.
Câu 7
Trước sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở các nước Đông Âu và Liên Xô, Trung Quốc đã
A. bắt đầu tiến hành công cuộc cải cách, mở cửa.
B. tiếp tục công cuộc cải cách, mở cửa.
C. điều chỉnh mục tiêu đi lên chủ nghĩa xã hội.
D. bắt đầu điều chỉnh chính sách đối ngoại, trở thành đồng minh của Mỹ.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: B
Trước sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở các nước Đông Âu và Liên Xô, Trung Quốc đã tiếp tục công cuộc cải cách, mở cửa.
Câu 8
Thành tựu trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Cu-ba từ năm 1991 đã chứng minh
A. sức sống của chủ nghĩa xã hội trong một thế giới có nhiều biến động.
B. chủ nghĩa tư bản tiếp tục bộc lộ nhiều hạn chế.
C. chủ nghĩa tư bản đã chính thức không còn là hệ thống duy nhất trên thế giới.
D. chủ nghĩa xã hội ngày càng được mở rộng và phát triển.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: A
Thành tựu trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Cu-ba từ năm 1991 đã chứng minh sức sống của chủ nghĩa xã hội trong một thế giới có nhiều biến động.
Câu 9
Ghép thông tin ở cột B với nguyên nhân ở cột A để thể hiện nguyên nhân sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở các nước Đông Âu và Liên Xô.
Lời giải chi tiết:
Ghép các thông tin theo thứ tự sau: 1 - B, C, D, E; 2 A.
Câu 10
Hoàn thành bảng theo mẫu sau vào vở để thể hiện sự mở rộng của chủ nghĩa xã hội ở châu Á và khu vực Mỹ La-tinh.
Thời gian |
Nội dung |
1. Tháng 9-1948 |
Nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Triều Tiên được thành lập, đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. |
2. Tháng 10-1949 |
|
3. Năm 1954 |
|
4. Năm 1961 |
|
5. Tháng 12-1975 |
|
6. Năm 1976 |
Lời giải chi tiết:
Thời gian |
Nội dung |
1. Tháng 9-1948 |
Nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Triều Tiên được thành lập, đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. |
2. Tháng 10-1949 |
Nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa thành lập. |
3. Năm 1954 |
Miền Bắc Việt Nam được giải phóng và bước đầu đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. |
4. Năm 1961 |
Cu-ba bước vào thời kì xây dựng chủ nghĩa xã hội. |
5. Tháng 12-1975 |
Kháng chiến chống Mỹ thắng lợi, nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào được thành lập, đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. |
6. Năm 1976 |
Cả nước Việt Nam đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. |
Câu 11
Sự tồn tại và phát triển của chủ nghĩa xã hội từ năm 1991 đến nay thể hiện điều gì?
Lời giải chi tiết:
- Sự tồn tại và phát triển của chủ nghĩa xã hội từ năm 1991 đến nay thể hiện sức sống của chủ nghĩa xã hội trong một thế giới tiếp tục có nhiều biến động, chứng minh chủ nghĩa xã hội khoa học vẫn còn giá trị,...
Câu 12
Quan sát Hình 1 và dựa vào kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
a) Cho biết tên của biểu đồ trong Hình 1.
b) Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 từ) thể hiện suy nghĩ của em về nội dung phản ánh trong biểu đồ.
Lời giải chi tiết:
a) Tên Hình 1: Biểu đồ thể hiện tỉ lệ GDP của Trung Quốc trong nền kinh tế thế giới năm 1978 và năm 2020.
b) GDP của Trung Quốc tăng cao từ năm 1978 đến năm 2020; nền kinh tế của Trung Quốc phát triển nhanh, mạnh; sự thành công của Trung Quốc trong công cuộc cải cách, mở cửa; Trung Quốc ngày càng có vị trí và vai trò quan trọng trong nền kinh tế thế giới,…
Câu 13
Trình bày những thành tựu cơ bản và ý nghĩa của công cuộc cải cách, mở cửa của Trung Quốc. Cho biết thành tựu nào quan trọng nhất? Vì sao?
Lời giải chi tiết:
- Thành tựu cơ bản:
+ Về chính trị: đề ra và xây dựng được hệ thống lí luận về CNXH đặc sắc Trung Quốc.
+ Về kinh tế: duy trì được tốc độ tăng trưởng cao liên tục trong nhiều năm. Kinh tế Trung Quốc trở thành một trong những nhân tố quan trọng cho sự tăng trưởng của kinh tế thế giới.
+ Về xã hội: đời sống nhân dân được cải thiện và nâng cao.
+ Về khoa học - kĩ thuật: Trung Quốc trở thành quốc gia thứ ba trên thế giới có tàu đưa con người bay vào vũ trụ; năng lực tự chủ về khoa học công nghệ được nâng cao,…
+ Chính sách đối ngoại có nhiều thay đổi theo xu thế đa dạng hoá, đa phương hoá trong các mối quan hệ song phương và đa phương. Vai trò và vị thế quốc tế của Trung Quốc ngày càng được nâng cao.
+ Nền giáo dục quốc dân phát triển mạnh trên quy mô lớn và có nhiều tiến bộ, xuất hiện nhiều trường đại học chất lượng cao.
+ Trung Quốc cũng trở thành một cường quốc xuất khẩu vũ khí và trang thiết bị quân sự.
- Thành tựu quan trọng nhất của công cuộc cải cách, mở cửa của Trung Quốc là thành tựu về kinh tế. Giải thích: thành tựu kinh tế đã góp phần quan trọng đối với sự ổn định về chính trị của Trung Quốc; góp phần nâng cao đời sống nhân dân; nâng cao vị thế của Trung Quốc trên trường quốc tế,...
Câu 14
Cho biết những thành tựu của Trung Quốc trong công cuộc cải cách, mở cửa để lại những bài học kinh nghiệm gì cho công cuộc đổi mới của Việt Nam?
Lời giải chi tiết:
- Bài học kinh nghiệm từ thành công của Trung Quốc trong công cuộc cải cách, mở cửa:
+ Đổi mới toàn diện nhưng trọng tâm là đổi mới kinh tế;
+ Đẩy mạnh công cuộc xoá đói giảm nghèo;
+ Chú trọng khoa học kĩ thuật;
+ Củng cố, nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản;
+ Kiên định đi theo con đường xã hội chủ nghĩa…
Câu 15
Quan sát các hình 2, 3 và trả lời câu hỏi.
a) Cho biết hai hình ảnh trên phản ánh thành tựu gì của Trung Quốc trong quá trình cải cách, mở cửa?
b) Nêu suy nghĩ của em về thành tựu đó.
Lời giải chi tiết:
a) Hai hình ảnh phản ảnh thành tựu khoa học - kĩ thuật của Trung Quốc. trong quá trình cải cách, mở cửa.
b) Suy nghĩ:
- Trung Quốc đạt được những thành tựu lớn về khoa học - kĩ thuật.
- Trung Quốc đặc biệt chú trọng phát triển giao thông vận tải, chinh phục
- Thành công của Trung Quốc về khoa học - kĩ thuật là bài học có giá trị vũ trụ, đối với nhiều nước,...
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài 12. Vị trí và tầm quan trọng của Biển Đông lịch sử - Cánh diều 11
- Bài 11. Cuộc cải cách của Minh Mạng (nửa đầu thế kỉ XIX) lịch sử - Cánh diều 11
- Bài 10. Cuộc cải cách của Lê Thánh Tông ( Thế kỉ XV ) lịch sử - Cánh diều 11
- Bài 9. Cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và triều Hồ (Cuối thế kỉ XIV đầu thế kì XV) lịch sử - Cánh diều 11
- Bài 8. Một số cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử Việt Nam ( Từ thế kỉ III TCN đến cuối thế kỉ XIX) lịch sử - Cánh diều 11
- Bài 12. Vị trí và tầm quan trọng của Biển Đông lịch sử - Cánh diều 11
- Bài 11. Cuộc cải cách của Minh Mạng (nửa đầu thế kỉ XIX) lịch sử - Cánh diều 11
- Bài 10. Cuộc cải cách của Lê Thánh Tông ( Thế kỉ XV ) lịch sử - Cánh diều 11
- Bài 9. Cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và triều Hồ (Cuối thế kỉ XIV đầu thế kì XV) lịch sử - Cánh diều 11
- Bài 8. Một số cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử Việt Nam ( Từ thế kỉ III TCN đến cuối thế kỉ XIX) lịch sử - Cánh diều 11