SBT Địa lí 11 - giải SBT Địa lí 11 - Kết nối tri thức Phần 1. Một số vấn đề về kinh tế - xã hội thế giới

Bài 4. Một số tổ chức quốc tế và khu vực, an ninh toàn cầu trang 12, 13, 14 SBT Địa lí 11 Kết nối tri thức


Tổ chức nào dưới đây không phải là tổ chức kinh tế toàn cầu?

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1 1

Tổ chức nào dưới đây không phải là tổ chức kinh tế toàn cầu?

A. Liên hợp quốc.

B. Tổ chức Thương mại Thế giới.

C. Quỹ Tiền tệ Quốc tế.

D. Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương.

Lời giải chi tiết:

Đáp án đúng là: D

Câu 1 2

Bảo đảm một nền hòa bình và trật tự thế giới bền vững là tôn chỉ hoạt động của

A. Liên hợp quốc.

B. Ngân hàng Thế giới.

C. Liên minh châu Âu.

D. Tổ chức Thương mại Thế giới.

Lời giải chi tiết:

Đáp án đúng là: A

Câu 1 3

Thiết lập và duy trì một nền thương mại toàn cầu tự do, thuận lợi và minh bạch là tôn chỉ hoạt động của

A. Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ. 

B. Tổ chức Thương mại Thế giới. 

C . Ngân hàng Phát triển châu Á.

D. Liên minh kinh tế Á – Âu.

Lời giải chi tiết:

Đáp án đúng là: B

Câu 1 4

Thúc đẩy hợp tác tiền tệ toàn cầu, đảm bảo sự ổn định tài chính, tạo thuận lợi cho thương mại quốc tế, thúc đẩy việc làm, tăng trưởng kinh tế bền vững và giảm nghèo trên toàn thế giới là tôn chỉ hoạt động của

A. Tổ chức Thương mại Thế giới. 

B. Tổ chức Du lịch Thế giới.

C. Quỹ Tiền tệ Quốc tế.

D. Liên minh châu Phi.

Lời giải chi tiết:

Đáp án đúng là: C

Câu 1 5

Cung cấp các khoản hỗ trợ và trí thức cho các nước đang phát triển để giảm nghèo, tăng thịnh vượng chung và thúc đẩy phát triển bền vững là tôn chỉ hoạt động của

A. Cộng đồng các Quốc gia Độc lập. 

B. Ngân hàng Trung ương châu Âu. 

C. Thị trường chung Nam Mỹ.

D. Ngân hàng Thế giới.

Lời giải chi tiết:

Đáp án đúng là: D

Câu 1 6

Tổ chức kinh tế khu vực nào dưới đây có quy mô GDP cao nhất năm 2020?

A. Khu vực Mậu dịch tự do Bắc Mỹ.

B. Liên minh châu Âu.

C. Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương.

D. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.

Lời giải chi tiết:

Đáp án đúng là: C

Câu 1 7

Nhận định nào dưới đây không chính xác về an ninh toàn cầu? 

A. An ninh toàn cầu chính là trạng thái bình yên, ổn định và hòa bình của toàn thế giới.

B. Nhân tố quan trọng để bảo đảm an ninh toàn cầu chính là đảm bảo an ninh con người.

C. An ninh toàn cầu có thể chia thành hai loại là an ninh truyền thống và an ninh phi truyền thống.

D. An ninh toàn cầu không phải là vấn đề của mỗi quốc gia.

Lời giải chi tiết:

Đáp án đúng là: D

Câu 1 8

Vấn đề nào dưới đây là vấn đề an ninh truyền thống?

A. An ninh năng lượng.

B. An ninh nguồn nước.

C. An ninh mạng.

D. An ninh quân sự.

Lời giải chi tiết:

Đáp án đúng là: D

Câu 1 9

Vấn đề nào dưới đây là vấn đề an ninh phi truyền thống?

A. An ninh chính trị.

B. An ninh quân sự.

C. Chiến tranh, xung đột vũ trang.

D. An ninh lương thực.

Lời giải chi tiết:

Đáp án đúng là: D

Câu 1 10

Để bảo vệ hoà bình, các nước cần 

A. hạn chế vai trò của các tổ chức quốc tế.

B. tăng cường đối thoại và hợp tác để giải quyết mâu thuẫn và xung đột.

C. thường xuyên thực hiện diễn tập quân sự chung. 

D. thành lập các khối quân sự, liên minh.

Lời giải chi tiết:

Đáp án đúng là: B

Câu 2

Ghép thông tin cột ở giữa với thông tin cột bên trái và cột bên phải sao cho phù hợp về đặc điểm một số tổ chức quốc tế và khu vực.

Ghép thông tin cột ở giữa với thông tin cột bên trái và cột bên phải sao cho phù hợp về đặc điểm một số tổ chức

Lời giải chi tiết:

Ghép các thông tin theo thứ tự sau:

1-A-d

2-C-b

3 - D- a

4-B-c

Câu 3

Hoàn thành bảng theo mẫu sau.

MỘT SỐ TỔ CHỨC QUỐC TẾ VÀ KHU VỰC

Tên tổ chức

UN

WTO

IMF

APEC

Năm thành lập

 

 

 

 

Số lượng thành viên (năm 2021)

 

 

 

 

Mục tiêu hoạt động

 

 

 

 

Năm Việt Nam gia nhập

 

 

 

 

Lời giải chi tiết:

Tên

tổ chức

Liên hợp quốc UN

WTO

IMF

APEC

Năm thành lập

1945

1995

1944

1989

Số thành viên

193

164

190

21

Mục tiêu hoạt động

- Duy trì hòa bình và an ninh quốc tế.

- Thúc đẩy quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia.

- Thực hiện hợp tác quốc tế.

- Xây dựng UN là trung tâm điều hoà các nỗ lực quốc tế vì các mục tiêu chung.

 

- Thúc đẩy tăng trưởng thương mại hàng hóa và dịch vụ trên thế giới.

- Thúc đẩy sự phát triển các thể chế thị trường, giải quyết các bất đồng và tranh chấp thương mại.

- Nâng cao mức sống, tạo việc làm cho người dân các nước thành viên...

- Thúc đẩy hợp tác tiền tệ quốc tế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và hỗ trợ tài chính tạm thời cho các nước thành viên.

- Bảo đảm sự ổn định của hệ thống tiền tệ quốc tế.

- Giữ vững sự tăng trưởng và phát triển trong khu vực.

- Tăng cường hệ thống đa phương mở.

- Đẩy mạnh sự giao lưu hàng hóa - dịch vụ, vốn và công nghệ.

Năm Việt Nam gia nhập

1977

2007

1976

1998

Câu 4

Sử dụng các cụm từ để hoàn thiện các đoạn văn về một số vấn đề an ninh toàn cầu dưới đây.

lợi ích                         tiếp cận                     năng lượng                           khoẻ mạnh

hình thức                    sử dụng                      không gian mạng                  chất lượng

- An ninh lương thực là việc đảm bảo mọi người có quyền (1)........... các nguồn lương thực một cách đầy đủ an toàn, bổ dưỡng để duy trì cuộc sống (2)............

- An ninh (3)........... là sự đảm bảo đầy đủ năng lượng, dưới nhiều (4)......... khác nhau để phục vụ cho nhu cầu của con người và cho các hoạt động kinh tế - xã hội.

- An ninh nguồn nước là việc đảm bảo số lượng, (5)............. nước phục vụ dân sinh trong mọi tình huống; đáp ứng nhu cầu sử dụng nước cho các hoạt động kinh tế, đảm bảo mọi người dân, mọi đối tượng được tiếp cận, (6)........ nước công bằng, hợp lí.

- An ninh mạng là sự đảm bảo hoạt động trên (7). không gây hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và (8)......... hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Lời giải chi tiết:

Điền các thông tin theo thứ tự sau:

(1) - tiếp cận

(2) - khoẻ mạnh

(3) - năng lượng

(4) - hình thức

(5) - chất lượng

(6) - sử dụng

(7) - không gian mạng        

(8) - lợi ích

 

Câu 5

Trình bày về một vấn đề an ninh toàn cầu hiện nay mà em quan tâm (khái niệm, nguyên nhân, giải pháp).

Lời giải chi tiết:

(*) Lựa chọn: vấn đề an ninh lương thực

- An ninh lương thực là việc đảm bảo mọi người có quyền tiếp cận các nguồn lương thực một cách đầy đủ, an toàn để duy trì cuộc sống khỏe mạnh.

- An ninh lương thực luôn là vấn đề trọng yếu của tất cả các quốc gia trên thế giới trong nhiều thập kỉ qua. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất an ninh lương thực như xung đột vũ trang, chiến tranh, biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh,... làm gián đoạn nguồn sản xuất và cung ứng lương thực, thực phẩm.

- Đảm bảo được an ninh lương thực sẽ đáp ứng nhu cầu tồn tại của con người và giảm tỉ lệ đói nghèo trên thế giới, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và làm tiền để để ổn định chính trị - xã hội.

- Các giải pháp để đảm bảo an ninh lương thực toàn cầu:

+ Cung cấp lương thực và cứu trợ nhân đạo cho các khu vực mất an ninh lương thực nghiêm trọng.

+ Đẩy mạnh sản xuất lương thực bằng cách cơ cấu lại sản xuất, nâng cấp cơ sở vật chất - kĩ thuật nông nghiệp..., đầu tư vào phát triển nông nghiệp bền vững.

+ Nâng cao vai trò của các tổ chức quốc tế, như: Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc (FAO), Chương trình Lương thực thế giới (WEP), Nhóm Ngân hàng Thế giới (WBG)... để giải quyết vấn đề an ninh lương thực toàn cầu.

Câu 6

Tại sao phải bảo vệ hoà bình trên thế giới? Các biện pháp nào để bảo vệ hoà bình trên thế giới?

Lời giải chi tiết:

- Phải bảo vệ hoà bình vì:

+ Hoà bình là khát vọng của mỗi quốc gia và toàn nhân loại.

+ Bảo vệ hoà bình giúp các nước chung tay giải quyết các vấn đề an ninh toàn cầu.

+ Bảo vệ hoà bình cũng là bảo vệ cho đất nước ngày càng thịnh vượng.

- Biện pháp bảo vệ hoà bình; mỗi quốc gia có trách nhiệm duy trì và bảo vệ hoà bình tại quốc gia, khu vực và trên toàn cầu; tăng cường đối thoại và hợp tác để giải quyết mâu thuẫn và xung đột giữa các nước; tăng cường vai trò của các tổ chức quốc tế trong việc thúc đẩy và gìn giữ hoà bình trên thế giới,...

Câu 7

Sưu tầm thông tin, tìm hiểu về các hoạt động của một tổ chức quốc tế hoặc khu vực mà em quan tâm.

Lời giải chi tiết:

(*) Tham khảo: Một số thông tin về Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)

- Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập ngày 8/8/1967 với 5 thành viên ban đầu, phát triển dần thành một tổ chức khu vực hợp tác toàn diện, chặt chẽ với 10 thành viên.

- Chuyển mình sang giai đoạn phát triển mới, ngày 31/12/2015, ASEAN chính thức thành lập Cộng đồng ASEAN nhằm xây dựng một Cộng đồng hướng tới người dân, lấy người dân làm trung tâm, trên nền tảng pháp lý là Hiến chương ASEAN và Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN năm 2025.

- Trong giai đoạn thực hiện Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN năm 2025, ASEAN tập trung triển khai các kế hoạch tổng thể trên cả 3 trụ cột gồm: chính trị - an ninh, kinh tế và văn hóa - xã hội; mở rộng và làm sâu sắc quan hệ đối ngoại, củng cố vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc khu vực đang định hình, đồng thời tăng cường kết nối và thu hẹp khoảng cách phát triển.

- Trải qua hơn nửa thế kỷ, ASEAN đã trở thành một tổ chức khu vực đoàn kết, thống nhất, vững mạnh và năng động, đóng vai trò trung tâm trong các cơ chế, tiến trình hợp tác ở khu vực, đóng góp duy trì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển của khu vực và trên thế giới.


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

Tham Gia Group Dành Cho 2K8 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí