Bài 4: Không khí xung quanh ta trang 9 VBT Khoa học tự nhiên 4 Cánh diều>
Thành phần chính của không khí gồm:
Câu 1
Thành phần chính của không khí gồm:
A. khí ô-xi, hơi nước và bụi.
B. khí ni-tơ và khí ô-xi.
C. khí ni-tơ, khí ô-xi và khí các-bô-níc.
D. khí ni-tơ, khí ô-xi và các chất khí khác như khí các-bô-níc.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: B
Thành phần chính của không khí là khí ni-tơ và khí ô-xi.
Câu 2
Nêu hiện tượng chứng tỏ trong không khí có hơi nước và bụi.
Lời giải chi tiết:
- Hiện tượng sương mù chứng tỏ trong không khí có hơi nước: Khi đêm xuống nhiệt độ trong không khí thấp nên hơi nước trong khí quyển ngưng tụ lại thành các hạt nước nhỏ li ti thường đọng trên lá, đồ vật để ngoài trời.
- Hiện tượng các đồ vật trong nhà để lâu không sử dụng có bụi bám chứng tỏ trong không khí có bụi.
Câu 3
a) Khi thực hiện hai việc làm sau đây thì đều quan sát thấy hiện tượng gì xảy ra?
– Nhúng chìm miệng chai “rỗng” có đậy nắp vào trong nước rồi mở nắp.
– Nhúng miếng mút xốp khô vào trong nước.
Hiện tượng quan sát thấy là:……………….
b) Hiện tượng đó chứng tỏ điều gì?
Lời giải chi tiết:
a) Hiện tượng quan sát thấy là:
- Với nhúng chìm miệng chai “rỗng” có đậy nắp vào trong nước rồi mở nắp: Có bong bóng nổi lên mặt nước, nước tràn vào trong lòng chai.
- Với nhúng miếng mút xốp khô vào trong nước: Có bong bóng nổi lên mặt nước.
b) Hiện tượng đó chứng tỏ không khí có ở khắp mọi nơi.
Câu 4
Viết tên một số vật có chứa không khí xung quanh em.
Lời giải chi tiết:
Một số vật có chứa không khí xung quanh em: miếng xốp, quả bóng bay, chai nước rỗng, phao bơi, săm (lốp) xe…
Câu 5
Khoanh vào chữ cái trước ý không đúng khi nói về tính chất của không khí?
A. Không khí không màu, không mùi, không vị.
B. Không khí có thể nén lại hoặc giãn ra.
C. Không khí trong suốt và có hình dạng nhất định.
D. Không khí có hình dạng của vật chứa nó.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: C
Phát biểu C không đúng vì không khí không có hình dạng nhất địn
Câu 6
Nối ô chữ với hình thể hiện tính chất của không khí được ứng dụng để làm đồ dùng trong hình đó.
Lời giải chi tiết:
- Hình 1 nối với c;
- Hình 2 nối với b;
- Hình 3 nối với c.
Câu 7
Nêu một số ví dụ khác với ví dụ trong SGK về việc ứng dụng tính chất của không khí trong đời sống.
Lời giải chi tiết:
- Không khí cung cấp lượng ô-xi giúp con người và động vật có thể hô hấp.
- Những quả bóng bay có nhiều hình dạng khác nhau vì không khí trong quả bóng bay phụ thuộc vào hình dạng của mỗi quả bóng.
- Không khí trong phao bơi làm căng phao lên giúp phao có thể nổi trên mặt nước.


- Bài 5: Sự chuyển động của không khí trang 11 VBT Khoa học tự nhiên 4 Cánh diều
- Bài 6: Vai trò của không khí và bảo vệ môi trường không khí trang 13 VBT Khoa học tự nhiên 4 Cánh diều
- Ôn tập chủ đề Chất trang 15 VBT Khoa học tự nhiên 4 Cánh diều
- Bài 3: Bảo vệ nguồn nước và một số cách làm sạch nước trang 7 VBT Khoa học tự nhiên 4 Cánh diều
- Bài 2: Sự chuyển thể của nước trang 5 VBT Khoa học tự nhiên 4 Cánh diều
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Ôn tập chủ đề Sinh vật và môi trường trang 70 VBT Khoa học tự nhiên 4 Cánh diều
- Bài 23: Vai trò của thực vật trong chuỗi thức ăn trang 67 VBT Khoa học tự nhiên 4 Cánh diều
- Bài 22: Chuỗi thức ăn trang 64 VBT Khoa học tự nhiên 4 Cánh diều
- Ôn tập chủ đề Con người và sức khỏe trang 62 VBT Khoa học tự nhiên 4 Cánh diều
- Bài 21: Phòng tránh đuối nước trang 59 VBT Khoa học tự nhiên 4 Cánh diều
- Ôn tập chủ đề Sinh vật và môi trường trang 70 VBT Khoa học tự nhiên 4 Cánh diều
- Bài 23: Vai trò của thực vật trong chuỗi thức ăn trang 67 VBT Khoa học tự nhiên 4 Cánh diều
- Bài 22: Chuỗi thức ăn trang 64 VBT Khoa học tự nhiên 4 Cánh diều
- Ôn tập chủ đề Con người và sức khỏe trang 62 VBT Khoa học tự nhiên 4 Cánh diều
- Bài 21: Phòng tránh đuối nước trang 59 VBT Khoa học tự nhiên 4 Cánh diều