Bài 4. Em ham học hỏi trang 22, 23, 24, 25 SGK Đạo đức 3 Cánh diều>
Nghe hoặc hát bài hát Mẹ ơi tại sao? của nhạc sĩ Nguyễn Đình Nguyên và trả lời câu hỏi.
Khởi động
Nghe hoặc hát bài hát Mẹ ơi tại sao? của nhạc sĩ Nguyễn Đình Nguyên và trả lời câu hỏi.
Bạn trong bài hát đã hỏi mẹ về những điều gì?
Lời giải chi tiết:
- Nghe bài hát Mẹ ơi tại sao? của nhạc sĩ Nguyễn Đình Nguyên
Lời bài hát:
Mẹ ơi tại sao con bướm bay cao, con ong làm mật, con kiến tha mồi
Mẹ ơi tại sao trời nhiều mây thế, tại sao mẹ ơi trời mưa hay nắng...
Mẹ ơi tại sao trong giấc chiêm bao, ông tiên hiện về ông nói ông cười.
Gậy ông cầm tay ông hóa ngôi sao trắng xanh vàng đỏ mọc trên mái nhà...
Ô ngày may ngày con đến trường khi ngoài sân gà gáy o o...
Cô dạy con học rất vui vui 1, 2,3 cùng nhau hát ca...
Ô ngày may ngày con đến trường con học ngoan và lớn lên mau.
Con làm theo lời ba và mẹ À tại sao con lớn mẹ ơi...
Mẹ ơi tại sao ông có lưng cong, tiếng ông ồm ồm, râu tóc ông dài.
Mẹ ơi tại sao ba nói thương con, nhớ thương là gì vì sao hỡi mẹ.
- Bạn trong bài hát đã hỏi mẹ về:
+ Tại sao con bướm bay cao, con ong làm mật, con kiến tha mồi.
+ Tại sao trời nhiều mây thế, tại sao trời mưa hay nắng.
+ Tại sao trong giấc chiêm bao, ông tiên hiện về ông nói ông cười.
+ Tại sao ông có lưng cong, tiếng ông ồm ồm, râu tóc ông dài.
+ Tại sao ba nói thương con, nhớ thương là gì.
Khám phá 1
Đọc câu chuyện và trả lời câu hỏi.
BÁC HỒ HỌC TIẾNG PHÁP
Năm 1911, Bác Hồ lên tàu sang Pháp để tìm đường cứu nước. Để sinh sống, học
tập tại Pháp, Bác hiểu rằng phải học bằng được tiếng Pháp. Trên tàu sang Pháp, Bác đã tranh thủ học tiếng Pháp với hai người lính trẻ. Bác mượn những quyển sách nho nhỏ bằng tiếng Pháp. Muốn biết một vật nào đó tiếng Pháp gọi là gì, Bác chỉ vật ấy rồi hỏi, xong viết vào mảnh giấy, dán vào chỗ hay để ý nhất để vừa làm việc vừa học được. Học được chữ nào, Bác ghép lại câu để sử dụng ngay.
Một thời gian sau, Bác còn tham gia viết báo bằng tiếng Pháp. Khi viết bài, Bác luôn nhờ mọi người trong Tòa soạn sửa lỗi cho bài viết của mình. Khi Tòa soạn góp ý, Bác tập viết đi viết lại cho đến khi thành thạo. Sau mỗi ngày làm việc, dù công việc bận bịu tới đâu, Bác vẫn tranh thủ đọc sách báo, vừa để giải trí, vừa để trau dồi kiến thức, học tập tiếng Pháp. Nhờ kiên trì rèn luyện nên Bác đã thành công.
(Theo 117 Chuyện kể về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, Ban Tuyên giáo Trung ương, NXB Chính trị Quốc gia, năm 2007)
Bác Hồ đã kiên trì học tiếng Pháp như thế nào? Việc làm đó thể hiện điều gì?
Lời giải chi tiết:
Bác Hồ đã kiên trì học tiếng Pháp bằng cách:
- Trên tàu sang Pháp, Bác tranh thủ học với hai người lính trẻ.
- Muốn biết vật nào đó bằng tiếng Pháp là gì, Bác chỉ vật ấy rồi hỏi lại, sau đó viết vào mảnh giấy.
- Học được chữ nào, Bác áp dụng vào việc ghép câu để sử dụng ngay.
- Bác tham gia viết báo bằng tiếng Pháp. Khi viết, Bác luôn nhờ mọi người trong Tòa sửa lỗi cho bài viết của mình. Nhờ Tòa soạn góp ý, Bác tập viết lại nhiều lần cho đến khi thành thạo.
- Sau mỗi ngày làm việc bận bịu, Bác đều tranh thủ đọc sách báo.
Việc Bác đã kiên trì học tiếng Pháp đã cho thấy Bác là người quyết tâm cao, đầy nghị lực. Cách học của Bác thể hiện đức tính siêng năng và sự kiên trì.
Khám phá 2
Quan sát tranh và trả lời câu hỏi.
a. Hãy cho biết việc làm của các bạn nào trong tranh thể hiện ham học hỏi?
b. Em hãy nêu những biểu hiện khác của việc ham học hỏi.
Lời giải chi tiết:
a. Việc làm của bạn trong bức tranh 1, 2 và 3 thể hiện ham học hỏi:
- Bạn trong bức tranh 1: Thích khám phá điều mới lạ.
- Bạn trong bức tranh 2: Tích cực phát biểu xây dựng bài học.
- Bạn trong bức tranh 3: Chăm chỉ đọc sách để tìm hiểu những kiến thức mới.
b. Một số biểu hiện của việc ham học hỏi:
- Tìm tòi những cái hay, cái mới, không ngừng học hỏi ở mọi lúc mọi nơi.
- Nhờ cô giáo giải đáp những thắc mắc về các bài học.
- Học đố vui cùng bạn về những hiện tượng trong cuộc sống xung quanh...
- Chăm chỉ đọc sách.
- Thích khám phá những điều xung quanh.
Khám phá 3
Kể chuyện theo tranh và thảo luận cùng bạn.
a. Bảo có phải là người ham học hỏi không? Vì sao?
b. Theo em, việc ham học hỏi có lợi ích gì?
Lời giải chi tiết:
CHUYỆN CỦA BẠN BẢO
Tiết học tiếp theo là tiết toán, Bảo loay hoay vì bài tập về nhà còn một bài khó mà Bảo không biết làm. Bảo suy nghĩ không biết có nên nhờ cô giáo hướng dẫn cho mình hay không. Cuối cùng, Bảo quyết định bỏ qua, không làm bài toán đó nữa. Đến tiết toán, cô giáo gọi Bảo lên làm đúng bài bạn bỏ qua. Đến lúc đó, Bảo mới thú nhận với cô rằng mình chưa làm được bài này.
a. Bảo không phải là người ham học hỏi vì khi gặp bài toán khó, thay vì bạn nhờ đến cô giáo để hướng dẫn thì bạn lại không làm bài tập nữa.
b. Theo em, việc ham học hỏi sẽ giúp em tiếp thu được nhiều kiến thức và trau dồi bản thân. Đồng thời, giúp em năng động, sáng tạo, chủ động hơn trong cuộc sống của chính mình.
Luyện tập 1
Em đồng tình hay không đồng tình với hành vi, biểu hiện nào sau đây? Vì sao?
a. Bình không tập trung lắng nghe cô giáo giảng bài.
b. Dũng thường xuyên đặt câu hỏi nhờ cô giáo giải đáp.
c. Huệ có thói quen đọc sách và chia sẻ điều học được với bạn bè.
d. Trúc hay quan sát, lắng nghe những hiện tượng trong cuộc sống xung quanh.
Lời giải chi tiết:
- Em đồng tình với hành vi b, c, d bởi vì các bạn đều là người rất ham học hỏi, chịu tìm tòi, quan sát, siêng năng trong học tập và cuộc sống.
- Em không đồng tình với hành vi a bởi vì bạn Bình là người không ham học hỏi, thiếu tập trung khi nghe cô giảng bài. Điều này vừa ảnh hưởng tới việc học tập của bạn và cũng ảnh hưởng tới bài giảng của cô giáo.
Luyện tập 2
Xử lí tình huống.
- Tình huống 1: Trong khi các bạn hào hứng chia sẻ, thảo luận nhóm, Minh và Hoàng vẫn say sưa bàn luận về bộ phim hoạt hình đã xem tối qua. Nếu là thành viên của nhóm, em sẽ làm gì?
- Tình huống 2: Cô giáo yêu cầu em về nhà sưu tầm truyện kể về một tấm gương ham học hỏi của lịch sử Việt Nam. Em sẽ làm gì để hoàn thành nhiệm vụ này?
Lời giải chi tiết:
- Tình huống 1: Nếu là thành viên của nhóm, em sẽ nhắc nhở hai bạn Minh và Hoàng tập trung vào việc thảo luận bài học, không làm việc riêng gây ảnh hưởng tới các thành viên khác trong nhóm.
- Tình huống 2: Để hoàn thành nhiệm vụ cô giáo giao, em sẽ lên thư viện mượn tìm đọc sách liên quan đến những tấm gương ham học hỏi trong lịch sử Việt Nam.
Vận dụng 1
Chia sẻ việc ham học hỏi của bản thân.
Lời giải chi tiết:
- Em luôn tập trung lắng nghe bài giảng của thầy, cô giáo. Nếu có điều gì thắc mắc về bài học, em sẽ nhờ thầy cô hướng dẫn.
- Mỗi khi đi tham quan các khu di tích lịch sử, em đều sưu tầm những tờ giới thiệu về địa danh đó và lắng nghe những điều hướng dẫn viên thuyết trình về di tích đó.
- Em thường xuyên đọc sách Mười vạn câu hỏi vì sao?
- Em cùng các bạn học đố vui về những phát minh vĩ đại trong lịch sử nhân loại.
Vận dụng 2
Đọc một cuốn sách mà em yêu thích và ghi lại vào sổ tay những điều đã học được từ quyển sách ấy.
Lời giải chi tiết:
- Cuốn sách mà em yêu thích là cuốn sách mười vạn câu hỏi vì sao. Sách có câu trả lời cho những câu hỏi em thường hay thắc mắc. Ngoài ra, sách cung cấp cho em rất nhiều kiến thức về nhiều lĩnh vực khác nhau: toán học, khoa học môi trường, Trái Đất, cơ thể người, động vật, thực vật,...
Vận dụng 2
Quan sát môi trường xung quanh và ghi chép lại những điều mới mẻ.
Lời giải chi tiết:
- Những hạt mưa thường rơi nghiêng xuống mặt đất.
- Lá cây có màu xanh vì trong lá có chứa diệp lục.
- Cầu vồng là hình ảnh phản chiếu của ánh sáng mặt trời qua những giọt nước trong không khí.
- Nước biển mặn là do chúng chứa lượng muối rất lớn.
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài 12. Em tuân thủ quy tắc an toàn giao thông trang 57, 58, 59, 60, 61 SGK Đạo đức 3 Cánh diều
- Bài 11. Em nhận biết quy tắc an toàn giao thông trang 53, 54, 55, 56 SGK Đạo đức 3 Cánh diều
- Bài 10. Em xử lí bất hòa với bạn trang 49, 50, 51, 52 SGK Đạo đức 3 Cánh diều
- Bài 9. Em nhận biết những bất hòa với bạn trang 45, 46, 47,48 SGK Đạo đức 3 Cánh diều
- Bài 8. Em hoàn thiện bản thân trang 40, 41, 42, 43, 44 SGK Đạo đức 3 Cánh diều
- Bài 12. Em tuân thủ quy tắc an toàn giao thông trang 57, 58, 59, 60, 61 SGK Đạo đức 3 Cánh diều
- Bài 11. Em nhận biết quy tắc an toàn giao thông trang 53, 54, 55, 56 SGK Đạo đức 3 Cánh diều
- Bài 10. Em xử lí bất hòa với bạn trang 49, 50, 51, 52 SGK Đạo đức 3 Cánh diều
- Bài 9. Em nhận biết những bất hòa với bạn trang 45, 46, 47,48 SGK Đạo đức 3 Cánh diều
- Bài 8. Em hoàn thiện bản thân trang 40, 41, 42, 43, 44 SGK Đạo đức 3 Cánh diều