Bài 22: Một số nền văn minh nổi tiếng thế giới VBT Lịch sử và Địa lí 5 Cánh diều>
Lựa chọn đáp án đúng trong các câu từ 1 đến 5
Câu 1
Trả lời câu hỏi 1 trang 58 VBT Lịch Sử và Địa Lí 5 Cánh diều
Ai Cập là quốc gia nằm ở khu vực nào dưới đây?
A. Nam Phi.
B. Bắc Phi.
C. Nam Âu.
D. Bắc Á.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: B
Ai Cập là quốc gia nằm ở khu vực Bắc Phi.
Câu 2
Trả lời câu hỏi 2 trang 58 VBT Lịch Sử và Địa Lí 5 Cánh diều
Phần lớn lãnh thổ Ai Cập là
A. đồi núi.
B. đồng bằng
C. hoang mạc.
D. sa mac.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: C
Phần lớn lãnh thổ Ai Cập là hoang mạc.
Câu 3
Trả lời câu hỏi 3 trang 58 VBT Lịch Sử và Địa Lí 5 Cánh diều
Phía bắc của Ai Cập giáp vùng biển nào dưới đây?
B. Địa Trung Hải.
C. Thái Bình Dương.
D. Đại Tây Dương.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: B
Phía bắc của Ai Cập giáp vùng biển Địa Trung Hải.
Câu 4
Trả lời câu hỏi 4 trang 58 VBT Lịch Sử và Địa Lí 5 Cánh diều
Quá trình hình thành và phát triển của nền văn minh Ai Cập gắn liền với con sông nào dưới đây?
A. Sông Hoàng Hà.
B. Sông C-phrát.
C. Sông A-ma-dôn.
D. Sông Nin.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: D
Quá trình hình thành và phát triển của nền văn minh Ai Cập gắn liền với con sông Nin.
Câu 5
Trả lời câu hỏi 5 trang 59 VBT Lịch Sử và Địa Lí 5 Cánh diều
Kim tự tháp nào dưới đây được coi là một trong bảy kì quan của thế giới cổ đại?
A. Kim tự tháp Ghi-da.
B. Kim tự tháp Kê-ốp.
C. Kim tự tháp Mặt Trời.
D. Kim tự tháp Đỏ.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: A
Kim tự tháp Ghi - da được coi là một trong bảy kì quan của thế giới cổ đại.
Câu 6
Trả lời câu hỏi 6 trang 59 VBT Lịch Sử và Địa Lí 5 Cánh diều
Chọn một trong hai công trình trong hai hình dưới đây và mô tả về công trình đó (Gợi ý: hình dạng, công dụng, cấu trúc,...).
Lời giải chi tiết:
– Kim tự tháp trong Quần thể Kim tự tháp Ghi-da:
+ Hình dạng. Đáy hình vuông với bốn mặt đều nhau.
+ Công dụng: Chủ yếu làm lăng mộ cho các Pha-ra-ông sau khi qua đời.
- Đồng hồ mặt trời của người Ai Cập cổ đại.
+ Cấu trúc: Đồng hồ mặt trời là một đĩa bằng đá vôi, được chia thành 12 phần.
+ Công dụng: Nhận biết được thời gian.
Câu 7
Trả lời câu hỏi 7 trang 59 VBT Lịch Sử và Địa Lí 5 Cánh diều
Dựa vào câu chuyện Khám phá lăng mộ của Pha-ra-ông Tu-tan-kha-môn trong SGK trang 105, hãy chọn đúng hoặc sai trong các ý A, B, C, D dưới đây:
A. Lăng mộ của Pha-ra-ông Tu-tan-kha-môn được phát hiện bởi Viện Khảo cổ Hoàng gia Anh.
B. Căn phòng thứ hai được tìm thấy có thi hài của Pha-ra-ông Tu-tan-kha-môn.
C. Các nhà khảo cổ học đã tìm thấy 3 phòng tại lăng mộ của Pha-ra-ông Tu-tan-kha-môn.
D. Lăng mộ này được tìm thấy khi đã bị người dân xâm nhập nên không còn nguyên vẹn.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: A, C
Nhận định B, D chưa đúng. Vì:
- Căn phòng thứ ba được tìm thấy có thi hài của Pha-ra-ông Tu-tan-kha-môn.
- Lăng mộ này được tìm thấy vẫn còn nguyên vẹn.
Câu 8
Trả lời câu hỏi 8 trang 59 VBT Lịch Sử và Địa Lí 5 Cánh diều
Dựa vào kiến thức đã học và quan sát hình 3, hãy:
a) Xác định vị trí địa lí của nước Hy Lạp.
b) Trình bày vị trí địa lí của nước Hy Lạp.
Lời giải chi tiết:
- Vị trí địa lí của Hy Lạp ngày nay trên lược đồ:
+ Nằm ở phía nam bán đảo Ban-căng (Balkan)
+ Phía đông nam châu Âu, phía bắc giáp An-ba-ni (Albania), Bắc Ma-xê-đô-ni-a (Macedonia) và Bun-ga-ri (Bulgaria), phía đông giáp Thổ Nhĩ Kỳ và biển Ê-giê (Aegea), phía nam giáp Địa Trung Hải, phía tây giáp biển lô-ni (lonia).
Câu 9
Trả lời câu hỏi 9 trang 60 VBT Lịch Sử và Địa Lí 5 Cánh diều
Đọc thông tin và quan sát hình 4, chọn đúng hoặc sai trong các ý A, B, C, D dưới đây
Pác-tê-nông là đền thờ thần A-ten-na (Athena) – vị thần bảo hộ của A-ten (Athen), được xây bằng đá trắng, xung quanh có hành lang với 46 cột tròn, bên trong chia làm hai phòng, mỗi phòng mở ra một mặt tiền. Đây được xem là công trình nối tiếng và là đỉnh cao của nghệ thuật kiến trúc Hy Lạp cổ đại.
A. Đền Pác-tê-nông là đền thờ thần Dớt.
B. Đền có sử dụng vật liệu đá tự nhiên để xây dựng.
C. Đây là công trình nghệ thuật điêu khắc đạt trình độ cao của người Ai Cập.
D. Người Hy Lạp đã đạt đến trình độ cao trong việc xây dựng các công trình kiến trúc.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: B, D
Nhận định A, C chưa đúng. Vì:
- Đền Pác-tê-nông là đền thờ thần A-ten-na (Athena).
- Đây được xem là công trình nối tiếng và là đỉnh cao của nghệ thuật kiến trúc Hy Lạp cổ đại.
Câu 10
Trả lời câu hỏi 10 trang 60 VBT Lịch Sử và Địa Lí 5 Cánh diều
Dựa vào kiến thức đã được học, hãy kể lại một trong hai câu chuyện: Lịch sử Thế vận hội Ô-lim-píc, Thần Dớt – vị thần tối cao trên đình Ô-lim-pớt (Olympus).
Lời giải chi tiết:
- Thế vận hội Ô-lim-pic có nguồn gốc từ thời Hy Lạp cổ đại. Theo truyền thuyết, người sáng lập ra Thế vận hội là Hê-ra-clet (Heracles, con trai của thần Dớt), nhằm tôn vinh các vị thần.
- Thế vận hội Ô-lim-pic cổ đại thường được tổ chức vào ngày thứ 10 của tuần trăng đầu trước ngày Hạ chí (22-6), kéo dài từ 5 đến 7 ngày. Lúc đầu chỉ có các cuộc thì chạy, sau đó Thế vận hội có thêm các môn thi khác như nhảy xa, ném đĩa, ném lao, đấu vật, đua ngựa.... Trong thời gian diễn ra Thế vận hội, các cuộc chiến tranh giữa các thành bang đều dừng lại để mọi người có thể an toàn đến tham dự và xem thì đầu.


Các bài khác cùng chuyên mục
- Ôn tập học kì II VBT Lịch sử và Địa lí 5 Cánh diều
- Bài 24: Xây dựng thế giới hoà bình VBT Lịch sử và Địa lí 5 Cánh diều
- Bài 23: Xây dựng thế giới xanh - sạch - đẹp VBT Lịch sử và Địa lí 5 Cánh diều
- Bài 22: Một số nền văn minh nổi tiếng thế giới VBT Lịch sử và Địa lí 5 Cánh diều
- Bài 21: Dân số và các chủng tộc trên thế giới VBT Lịch sử và Địa lí 5 Cánh diều
- Ôn tập học kì II VBT Lịch sử và Địa lí 5 Cánh diều
- Bài 24: Xây dựng thế giới hoà bình VBT Lịch sử và Địa lí 5 Cánh diều
- Bài 23: Xây dựng thế giới xanh - sạch - đẹp VBT Lịch sử và Địa lí 5 Cánh diều
- Bài 22: Một số nền văn minh nổi tiếng thế giới VBT Lịch sử và Địa lí 5 Cánh diều
- Bài 21: Dân số và các chủng tộc trên thế giới VBT Lịch sử và Địa lí 5 Cánh diều