Soạn Lịch sử 12, giải Sử 12 Kết nối tri thức Chủ đề 5: Lịch sử đối ngoại của Việt Nam thời cận - hiệ..

Bài 12: Hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong đấu tranh giành độc lập dân tộc ( từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945) SGK lịch sử 12 Kết nối tri thức


Hình trên là một số du học sinh tham gia phong trào Đông du - một phong trào yêu nước tiêu biểu vào đầu thế kỉ XX với mục đích đưa thanh niên Việt Nam sang Nhật Bản học tập

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Mở đầu

Hình trên là một số du học sinh tham gia phong trào Đông du - một phong trào yêu nước tiêu biểu vào đầu thế kỉ XX với mục đích đưa thanh niên Việt Nam sang Nhật Bản học tập, chuẩn bị lực lượng, chờ thời cơ giành lại độc lập cho nước nhà. Đây là một trong những hoạt động đối ngoại tiêu biểu của các nhân sĩ yêu nước từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945. Những hoạt động đối ngoại của Việt Nam giai đoạn này đã diễn ra như thế nào? Hãy chia sẻ hiểu biết của em.

Phương pháp giải:

- Vận dụng kiến thức đã biết và tham khảo trên mạng

- Chỉ ra được hiểu biết sơ lược về các hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong giai đoạn từ đầu thế kỷ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 diễn ra như thế nào.

Lời giải chi tiết:

Hoạt động đối ngoại tiêu biểu của các nhân sĩ yêu nước từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 được thể hiện chủ yếu qua hoạt động của các nhân vật, tổ chức sau: Hoạt động của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Nguyễn Ái Quốc và hoạt động của Đảng Cộng Sản Đông Dương.

?mục 1

Hãy nêu những hoạt động đối ngoại chủ yếu của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh trong những năm đầu thế kỷ XX?

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ phần 1. Hoạt động đối ngoại của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh.

- Chỉ ra các hoạt động đối ngoại chủ yếu của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh trong những năm đầu thế kỷ XX.

Lời giải chi tiết:

- Hoạt động đối ngoại của Phan Bội Châu diễn ra chủ yếu ở Nhật Bản, Trung Quốc.

 - Hoạt động đối ngoại của Phan Bội Châu:

+ Đầu năm 1905, Phan Bội Châu  sang Nhật Bản nhờ giúp đỡ về khí giới, đào tạo nhân lực cho công cuộc cứu nước, ... Ông đưa 200 thanh niên Việt Nam sang Nhật học tập.

+ Năm 1908, Phan Bội Châu tham gia các tổ chức có mục tiêu đoàn kết quốc tế: Đông Á đồng minh, Điền- Quế- Việt liên minh.

+ Đầu năm 1912, Phan Bội Châu thành lập Việt Nam Quang phục hội và tham gia thành lập Chấn Hoa Hưng Á, nhằm đánh đuổi thực dân Pháp, giành độc lập. Tại đây, Phan Bội Châu cử người liên lạc với một số tổ chức, đại diện nước ngoài  để tìm kiếm sự giúp đỡ cho phong trào đấu tranh chống Pháp ở Việt Nam.

 - Hoạt động đối ngoại của Phan Châu Trinh:

+ Năm 1911, Phan Châu Trinh sang Pháp, tiếp xúc với một số nhóm Việt kiều, tổ chức, đảng phái tiến bộ, nhiều lần gửi kiến nghị đến các thành viên của Chính phủ Pháp..., phê phán chính quyền thực dân, thức tỉnh dư luận Pháp về tình hình Việt Nam.

+ Phan Châu Trinh đóng vai trò quan trọng trong việc thành lập và hoạt động của một số tổ chức yêu nước Việt Nam tại Pháp.

?mục 2 a

Nêu tóm tắt những hoạt động đối ngoại của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1911 đến năm 1930?

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ phần 2a. Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc và Đảng Cộng Sản Đông Dương (SGK trang 74) 

- Chỉ ra tóm tắt các hoạt động đối ngoại của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1911 đến năm 1930.

Lời giải chi tiết:

- Trong những năm 1911 - 1922, Nguyễn Ái Quốc đã đi qua nhiều quốc gia khác nhau và có những hoạt động đối ngoại nổi bật tại Pháp:

+ Năm 1920, Nguyễn Ái Quốc tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp.

+ Năm 1921, Nguyễn Ái Quốc tham gia thành lập Hội Liên hiệp thuộc địa.

+ Nguyễn Ái Quốc tích cực xây dựng mối quan hệ gắn bó giữa những

người cộng sản với nhân dân lao động Pháp và nhân dân các nước thuộc địa.

- Trong những năm 1923 - 1930, hoạt động đối ngoại của Nguyễn Ái Quốc diễn ra chủ yếu ở Liên Xô và Trung Quốc:

+ Tháng 6 - 1923, Nguyễn Ái Quốc từ Pháp đến Liên Xô, tích cực tham gia các hội nghị, đại hội của Quốc tế Cộng sản. Qua các hoạt động của mình, Nguyễn Ái Quốc chính thức xác lập mối quan hệ giữa cách mạng Việt Nam với Quốc tế Cộng sản và cách mạng thế giới.

+ Từ cuối năm 1924, Nguyễn Ái Quốc đến Quảng Châu (Trung Quốc), liên lạc với lực lượng cách mạng ở Đông Nam Á và Trung Quốc, mở các lớp huấn luyện chính trị cho thanh niên yêu nước Việt Nam.

?mục 2 b

Khai thác thông tin và tư liệu trong mục, hãy nêu những hoạt động đối ngoại chủ yếu của Đảng Cộng sản Đông Dương từ năm 1930 đến năm 1945.

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ phần 2b. Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc và Đảng Cộng Sản Đông Dương (SGK trang 75) 

- Chỉ ra các hoạt động chủ yếu của Đảng Cộng Sản Đông Dương từ năm 1930 đến năm 1945

Lời giải chi tiết:

- Đảng Cộng sản Đông Dương lãnh đạo, tổ chức nhiều hoạt động ủng hộ Liên Xô; phối hợp với các tổ chức của người Pháp, người Hoa ở Đông Dương tiến hành quyên góp giúp đỡ các nạn nhân chiến tranh ở Trung Quốc.

- Đảng Cộng sản Đông Dương cũng tích cực củng cố quan hệ với Đảng Cộng sản Trung Quốc, thành lập Tiểu ban vận động Hoa Kiểu, giúp đỡ người Hoa tổ chức hội cứu quốc.

- Đảng Cộng sản Đông Dương liên lạc với phong trào dân tộc chống quân phiệt Nhật Bản ở một số nước như: Miến Điện, Mã Lai, Phi-líp-pin, ...

- Thông qua Mặt trận Việt Minh, hoạt động đối ngoại của Đảng Cộng sản Đông Dương thể hiện rõ chủ trương đứng về phía lực lượng Đồng minh trong cuộc chiến chống quân phiệt Nhật Bản, đồng thời, tranh thủ sự ủng hộ quốc tế cho cách mạng Việt Nam.

Luyện tập

Hãy hoàn thành bảng hệ thống (theo gợi ý dưới đây vào vở) về những hoạt động đối ngoại chủ yếu của cá nhân, tổ chức cách mạng từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945.

Cá nhân/tổ chức

Hoạt động chủ yếu

Phan Bội Châu

?

Phan Châu Trinh

?

Nguyễn Ái Quốc

?

Đảng Cộng sản Đông Dương

?

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ các phần 1, 2 của bài 12 về các hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong đấu tranh giành độc lập dân tộc ( từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945)

(SGK Lịch sử 12 trang 73)

- Chỉ ra các hoạt động chủ yếu của các cá nhân Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh và tổ chức Đảng Cộng Sản Đông Dương trong giai đoạn từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945.

Lời giải chi tiết:

Cá nhân/tổ chức

Hoạt động chủ yếu

Phan Bội Châu

+ Đầu năm 1905, Phan Bội Châu  sang Nhật Bản nhờ giúp đỡ về khí giới, đào tạo nhân lực cho công cuộc cứu nước, ... Ông đưa 200 thanh niên Việt Nam sang Nhật học tập. 

+ Năm 1908, Phan Bội Châu tham gia các tổ chức có mục tiêu đoàn kết quốc tế: Đông Á đồng minh, Điền- Quế- Việt liên minh. 

+ Đầu năm 1912, Phan Bội Châu thành lập Việt Nam Quang phục hội và tham gia thành lập Chấn Hoa Hưng Á, nhằm đánh đuổi thực dân Pháp, giành độc lập. Tại đây, Phan Bội Châu cử người liên lạc với một số tổ chức, đại diện nước ngoài   để tìm kiếm sự giúp đỡ cho phong trào đấu tranh chống Pháp ở Việt Nam.

Phan Châu Trinh

+ Năm 1911, Phan Châu Trinh sang Pháp, tiếp xúc với một số nhóm Việt kiều, tổ chức, đảng phái tiến bộ, nhiều lần gửi kiến nghị đến các thành viên của Chính phủ Pháp..., phê phán chính quyền thực dân, thức tỉnh dư luận Pháp về tình hình Việt Nam. 

+ Phan Châu Trinh đóng vai trò quan trọng trong việc thành lập và hoạt động của một số tổ chức yêu nước Việt Nam tại Pháp.

Nguyễn Ái Quốc

- Trong những năm 1911 - 1922, Nguyễn Ái Quốc đã đi qua nhiều quốc gia khác nhau và có những hoạt động đối ngoại nổi bật tại Pháp:

+ Năm 1920, Nguyễn Ái Quốc tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp. 

+ Năm 1921, Nguyễn Ái Quốc tham gia thành lập Hội Liên hiệp thuộc địa. 

+ Nguyễn Ái Quốc tích cực xây dựng mối quan hệ gắn bó giữa những
người cộng sản với nhân dân lao động Pháp và nhân dân các nước thuộc địa.

- Trong những năm 1923 - 1930, hoạt động đối ngoại của Nguyễn Ái Quốc diễn ra chủ yếu ở Liên Xô và Trung Quốc:

+ Tháng 6 - 1923, Nguyễn Ái Quốc từ Pháp đến Liên Xô, tích cực tham gia các hội nghị, đại hội của Quốc tế Cộng sản. Qua các hoạt động của mình, Nguyễn Ái Quốc chính thức xác lập mối quan hệ giữa cách mạng Việt Nam với Quốc tế Cộng sản và cách mạng thế giới. 

+ Từ cuối năm 1924, Nguyễn Ái Quốc đến Quảng Châu (Trung Quốc), liên lạc với lực lượng cách mạng ở Đông Nam Á và Trung Quốc, mở các lớp huấn luyện

chính trị cho thanh niên yêu nước Việt Nam.

Đảng Cộng sản Đông Dương

- Đảng Cộng sản Đông Dương lãnh đạo, tổ chức nhiều hoạt động ủng hộ Liên Xô; phối hợp với các tổ chức của người Pháp, người Hoa ở Đông Dương tiến hành quyên góp giúp đỡ các nạn nhân chiến tranh ở Trung Quốc. 

- Đảng Cộng sản Đông Dương cũng tích cực củng cố quan hệ với Đảng Cộng sản Trung Quốc, thành lập Tiểu ban vận động Hoa Kiểu, giúp đỡ người Hoa tổ chức hội cứu quốc. 

- Đảng Cộng sản Đông Dương liên lạc với phong trào dân tộc chống quân phiệt Nhật Bản ở một số nước như: Miến Điện, Mã Lai, Phi-líp-pin, ...

- Thông qua Mặt trận Việt Minh, hoạt động đối ngoại của Đảng Cộng sản Đông Dương thể hiện rõ chủ trương đứng về phía lực lượng Đồng minh trong cuộc chiến chống quân phiệt Nhật Bản, đồng thời, tranh thủ sự ủng hộ quốc tế cho cách mạng Việt Nam.

Vận dụng

Sưu tầm tư liệu từ sách, báo và internet, hãy viết bài giới thiệu về một số hoạt động đối ngoại chủ yếu mà Nguyễn Ái Quốc đã thực hiện từ năm 1911 đến năm 1945 và ý nghĩa của những hoạt động đó.

Phương pháp giải:

Sử dụng các công cụ tìm kiếm hỗ trợ hoặc kiến thức, tài liệu vốn có phù hợp để tìm các thông tin và tư liệu về một số hoạt động đối ngoại chủ yếu mà Nguyễn Ái Quốc đã thực hiện từ năm 1911 đến năm 1945 và ý nghĩa của những hoạt động đó.

Lời giải chi tiết:

Trải qua một chặng đường từ năm 1911 đến năm 1945, Nguyễn Ái Quốc đã khắc sâu dấu ấn của mình trong lịch sử Việt Nam thông qua các hoạt động đối ngoại có ý nghĩa vô cùng quan trọng.

Đầu tiên, việc học tập tại các quốc gia phương Tây và Đông Âu giúp Nguyễn Ái Quốc tiếp xúc với những ý tưởng tiến bộ và lý tưởng xã hội công bằng. Sự hiểu biết sâu sắc về chủ nghĩa cộng sản và tư tưởng độc lập đã là nguồn động viên quan trọng cho hành trình tìm kiếm con đường giải phóng dân tộc.

Năm 1923, việc tham gia Quốc tế Cộng sản tại Liên Xô mở ra một khía cạnh mới cho Nguyễn Ái Quốc trong việc xây dựng mối quan hệ quốc tế. Việc liên kết với các cộng sản viên trên khắp thế giới đã hình thành nền tảng quan hệ quốc tế cho Đảng Cộng sản Việt Nam, tạo điều kiện cho sự hỗ trợ và đồng lòng chống lại chủ nghĩa thực dân và thực dân cấp mới.

Tại Trung Quốc, Nguyễn Ái Quốc tiếp tục xây dựng mối quan hệ và tham gia vào Hội nghị Đại đảng Quốc tế Cộng sản. Việc này không chỉ giúp củng cố mối liên kết với cộng sản thế giới mà còn mở ra triển vọng hợp tác chặt chẽ hơn với Đảng Cộng sản Trung Quốc, làm nền tảng cho những đợt khởi nghĩa và chiến tranh giành độc lập ở Việt Nam.

Qua những nỗ lực trong giai đoạn 1930-1945, Nguyễn Ái Quốc đã thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, tạo ra nền tảng cho sự tự lập chính trị và mối quan hệ quốc tế của Việt Nam. Các hoạt động đối ngoại này không chỉ giúp kích thích tinh thần yêu nước mà còn hình thành tư duy chiến đấu, kiến tạo đồng lòng dân tộc, đặt nền móng cho cuộc chiến tranh giành độc lập.


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

Tham Gia Group Dành Cho 2K7 luyện thi Tn THPT - ĐGNL - ĐGTD