Giáo dục kinh tế và pháp luật 12, giải gdcd 12 chân trời sáng tạo Chủ đề 8. Quyền và nghĩa vụ của công dân về kinh tế

Bài 11. Quyền và nghĩa vụ của công dân trong học tập - SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 12 Chân trời sáng tạo


Từ lời dạy của Bác, em hãy nêu vai trò của việc học đối với mỗi người.

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Mở đầu

Trả lời câu hỏi Mở đầu trang 85 SGK GD Kinh tế và Pháp luật 12 CTST

Từ lời dạy của Bác, em hãy nêu vai trò của việc học đối với mỗi người.

Phương pháp giải:

Em hãy dựa vào hiểu biết cá nhân để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

Việc học có vai trò vô cùng quan trọng đối với mỗi người, nó không chỉ giúp chúng ta có kiến thức mà còn định hình nên con người chúng ta:

Việc học giúp chúng ta rèn luyện đạo đức, nhân cách, hình thành những phẩm chất tốt đẹp như trung thực, chăm chỉ, kiên trì.

Việc học giúp chúng ta trang bị những kiến thức, kỹ năng cần thiết để có thể tham gia vào các hoạt động xã hội, tạo ra giá trị cho bản thân và xã hội.

Việc học giúp chúng ta cập nhật những kiến thức mới, những công nghệ mới để có thể thích nghi với những thay đổi của xã hội.

Kiến thức và kỹ năng mà chúng ta học được sẽ giúp chúng ta đóng góp vào sự phát triển của đất nước, xây dựng một đất nước giàu mạnh, văn minh.

Khám phá 1

Trả lời câu hỏi Khám phá 1 trang 87 SGK GD Kinh tế và Pháp luật 12 CTST

Dựa vào thông tin trong bài, em hãy:

– Cho biết hành vi nào trong các trường hợp thể hiện quyền của công dân trong học tập.

– Cho biết hành vi vi phạm quyền của công dân trong học tập có thể dẫn tới hậu quả gì.

Phương pháp giải:

Em hãy đọc thông tin cho sẵn và dựa vào hiểu biết cá nhân để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

Trường hợp 1: bạn A và bạn B được chọn ngành học thể hiện quyền tự do lựa chọn ngành học phù hợp với sở thích, năng lực, điều kiện. Còn bạn C đã bị vi phạm quyền tự do lựa chọn ngành học khi phải đăng ký ngành bố mẹ mong muốn.

Trường hợp 2: Việc bạn X trúng tuyển đại học thể hiện quyền học tập thường xuyên, học suốt đời. Nhờ sự giúp đỡ của mọi người, X có cơ hội đi học Đại học thể hiện quyền được tạo điều kiện để học tập.

Hậu quả của hành vi vi phạm quyền của công dân trong học tập:

Dối với bản thân:

Mất cơ hội phát triển bản thân, gây tâm lí chán nản tự ti

Mất đi cơ hội thăng tiến

Ảnh hưởng đến mối quan hệ xã hội

Đối với xã hội:

Giảm chất lượng nguồn nhân lực

Tăng bất bình đẳng xã hội

Khám phá 2

Trả lời câu hỏi Khám phá 2 trang 89 SGK GD Kinh tế và Pháp luật 12 CTST

Dựa vào thông tin trong bài, em hãy:

– Cho biết trong các trường hợp sau, hành vi nào thể hiện nghĩa vụ của công dân trong học tập, hành vi nào không, vì sao.

– Cho biết hành vi vi phạm nghĩa vụ của công dân trong học tập có thể dẫn tới hậu quả gì.

Phương pháp giải:

Em hãy đọc thông tin cho sẵn và dựa vào hiểu biết cá nhân để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

Trường hợp 1: Bạn K vi phạm nghĩa vụ thực hiện đúng quy định của pháp luật về học tập, không tôn trọng thầy cô: không chú ý tới việc học, thường trốn học để tham gia các hoạt động không lành mạnh, không lắng nghe nhắc nhở từ thầy cô, gây thương tích cho bạn học. Thầy cô giáo đã thực hiện nghĩa vụ của người giáo viên khi thường xuyên nhắc nhở K.

Trường hợp 2: Các học sinh trường X đã làm tốt nghĩa vụ thực hiện đúng quy định của pháp luật về học tập, tôn trọng thầy cô. Trường X đã thực hiện tốt nghĩa vụ giáo dục của mình khi xây dựng môi trường giáo dục toàn diện, nâng cao chất lượng dạy và học.

Hành vi vi phạm nghĩa vụ của công dân trong học tập có thể dẫn tới hậu quả:

Đối với cá nhân : làm mất đi cơ hội phát triển, mất đi nhiều cơ hội, ảnh hưởng đến tâm lý và gây khó khăn trong cuộc sống

Đối với gia đình: gây thất vọng cho gia đình, tăng gánh nặng kinh tế, ảnh hưởng đến các mối quan hệ trong gia đình

Đối với xã hội: Giảm chất lượng nguồn nhân lực, tăng tỉ lệ tội phạm, gây ra các vấn đề xã hội phức tạp

Luyện tập 1

Trả lời câu hỏi Luyện tập 1 trang 88 SGK GD Kinh tế và Pháp luật 12 CTST

Em có nhận xét gì đối với các nhận định về quyền và nghĩa vụ học tập của công dân?

a. Công dân chỉ dược học những ngành, nghề phù hợp với giới tính, khả năng của mình.

b. Nhà nước đảm bảo quyền học tập của công dân bằng cách thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục.

c. Việc công dân có thể lựa chọn học trung cấp, cao đẳng, đại học là thể hiện quyền bình đẳng về cơ hội học tập.

d. Bình đẳng về cơ hội giáo dục có nghĩa là không có các chính sách ưu tiên cho bất kỳ đối tượng người học nào.

Phương pháp giải:

Em hãy đọc thông tin cho sẵn và dựa vào hiểu biết cá nhân để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

a. Sai: Quyền được học tập là quyền bình đẳng của mọi công dân, không phân biệt giới tính, khả năng. Mỗi người đều có quyền lựa chọn ngành nghề phù hợp với sở thích và nguyện vọng của mình. Việc giới hạn lựa chọn ngành nghề dựa trên giới tính là một hình thức phân biệt đối xử và vi phạm quyền con người.

b. Đúng: Công bằng xã hội trong giáo dục là một trong những cách để đảm bảo quyền học tập của mọi công dân. Nhà nước cần tạo điều kiện bình đẳng để mọi người đều có cơ hội được học tập, không phân biệt giàu nghèo, thành thị hay nông thôn.

c. Đúng: Việc công dân có quyền lựa chọn cấp học là một biểu hiện của quyền bình đẳng về cơ hội học tập. Tuy nhiên, quyền bình đẳng không chỉ dừng lại ở việc lựa chọn cấp học mà còn bao gồm các yếu tố khác như: điều kiện học tập, chất lượng giáo dục, cơ hội tiếp cận thông tin…

d. Sai: Bình đẳng về cơ hội giáo dục không có nghĩa là đối xử hoàn toàn như nhau với tất cả mọi người. Có những đối tượng cần được ưu tiên hơn để đảm bảo công bằng xã hội, ví dụ như người khuyết tật, người dân tộc thiểu số, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.

Luyện tập 2

Trả lời câu hỏi Luyện tập 2 trang 88 SGK GD Kinh tế và Pháp luật 12 CTST

Em hãy nhận xét hành vi của cá nhân, tổ chức trong các trường hợp sau:

a. Vì nhà ở vùng sâu vùng xa, anh A đã chọn hình thức học từ xa để có thể học tại nhà và có điều kiện chăm sóc gia đình.

b. Học sinh Y cho rằng nhiệm vụ của mình là học tập, còn việc giữ gìn, bảo vệ tài sản của trường học là trách nhiệm của nhà trường.

c. Khi thấy các bạn cùng lớp bỏ học để đi làm thêm ở xưởng may, C cũng có ý định nghỉ học để đi làm cùng các bạn.

d. D là người dân tộc thiểu số, khi trúng tuyển vào Đại học, D đã được nhà trường sắp xếp chỗ ở tại kí túc xá của trường.

Phương pháp giải:

Em hãy đọc thông tin cho sẵn và dựa vào hiểu biết cá nhân để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

a. Hành vi của anh A là hoàn toàn hợp lý và thể hiện sự chủ động, linh hoạt trong việc học tập. Anh đã tận dụng công nghệ và các hình thức học tập từ xa để có thể vừa học vừa làm, vừa chăm sóc gia đình. (quyền tự do chọn hình thức học)

b. Hành vi của học sinh Y là chưa đúng. Học sinh cũng có trách nhiệm giữ gìn, bảo vệ tài sản tại cơ sở học tập

c. Hành vi của học sinh C là chưa chín chắn và dễ bị ảnh hưởng bởi bạn bè. Việc bỏ học để đi làm khi còn quá trẻ có thể dẫn đến nhiều hậu quả tiêu cực như: hạn chế cơ hội học tập, khó tìm được công việc ổn định trong tương lai, thiếu kiến thức và kỹ năng sống. C cần thực hiện nghĩa vụ học tập theo quy định của pháp luật trước khi đi làm

d. Việc nhà trường sắp xếp chỗ ở cho sinh viên D là một hành động đúng đắn và thể hiện sự quan tâm của nhà trường đối với sinh viên dân tộc thiểu số. Nhà trường đã thực hiện nghĩa vụ tạo điều kiện học tập để người học phát huy tiềm năng của mình.

Luyện tập 3

Trả lời câu hỏi Luyện tập 3 trang 89 SGK GD Kinh tế và Pháp luật 12 CTST

Em hãy đọc các trường hợp sau và thực hiện yêu cầu.

a. Sau khi thi đỗ vào trường Đại học mơ ước, V quyết tâm học tập thật tốt để có được công việc phù hợp với chuyên môn. Ngay từ năm thứ nhất, V đã lập kế hoạch học tập cẩn thận, tập trung vào việc học ngoại ngữ cũng như trau dồi các kĩ năng quan trọng và kiến thức chuyên ngành. Nhờ vào sự chuẩn bị kĩ lưỡng cũng như những nỗ lực vượt bậc, V tốt nghiệp loại xuất sắc và tìm được một công việc với mức lương ổn định. Sau khi đi làm được một thời gian, V đăng kí học cao học; V cho rằng, việc luôn học hỏi và nâng cao kiến thức là rất quan trọng để phát triển bản thân.

b. Ông H nhận bằng tốt nghiệp Trung học phổ thông ở tuổi 68 khiến bạn bè và người thân không khỏi ngưỡng mộ. Ông chia sẻ rằng, lúc còn trẻ ông rất thích đi học, nhưng vì hoàn cảnh gia đình khó khăn nên ông chỉ được học đến hết lớp 11. Để có thể tốt nghiệp kì thi này, ngoài việc tham gia học lại chương trình lớp 12 tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên của quận, ông không ngừng cố gắng tự học. Ông hi vọng rằng, tinh thần hiếu học của bản thân sẽ lan toả được đến các con, cháu của mình.

Em hãy chỉ ra hành vi phù hợp với quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong học tập ở các trường hợp trên và nhận xét về các hành vi này.

Phương pháp giải:

Em hãy đọc thông tin cho sẵn và dựa vào hiểu biết cá nhân để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

a. Hành vi của bạn V hoàn toàn phù hợp với quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong học tập:

Quyền được học tập thường xuyên học tập suốt đời: bạn V học đại học sau đó là cao học

Quyền được tự do lựa chọn hình thức học: học vượt ra trường sớm

Nghĩa vụ thực hiện quy định học tập của pháp luật: lập kế hoạch học tập cẩn thận, tập trung vào việc học ngoại ngữ, trau dồi các kĩ năng quan trọng và kiến thức chuyên ngành

Nhận xét: Bạn V đã tận dụng quyền được học tập của mình một cách hiệu quả và có trách nhiệm. Hành vi của bạn V là một tấm gương sáng cho giới trẻ noi theo.

b.  Hành vi của ông H hoàn toàn phù hợp với quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong học tập:

Quyền học tập suốt đời, không giới hạn độ tuổi: Ông H nhận bằng tốt nghiệp Trung học phổ thông ở tuổi 68

Quyền lựa chọn hình thức học phù hợp: ông tham gia học lại chương trình lớp 12 tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên của quận

Nghĩa vụ thực hiện quy định học tập của pháp luật khi không ngừng cố gắng học tập

Nhận xét: Ông H đã thể hiện một tinh thần học tập không ngừng nghỉ, bất chấp tuổi tác và hoàn cảnh. Hành vi của ông H là một tấm gương sáng về ý chí và nghị lực.

Luyện tập 4

Trả lời câu hỏi Luyện tập 4 trang 89 SGK GD Kinh tế và Pháp luật 12 CTST

Em hãy đánh giá hành vi của nhân vật trong trường hợp sau:

Được nuông chiều từ bé nên B có tính tình kiêu căng. Ở lớp học, B hầu như không tương tác hoặc chơi cùng với các bạn, Hơn nữa, rất nhiều lần B có thái độ không tôn trọng thầy cô giáo. Cho rằng gia đình mình có điều kiện nền khi sử dụng các trang thiết bị của lớp học, B thường không chú ý giữ gìn, bảo quản. Mỗi khi giáo viên nhắc nhớ, B thường tỏ ra không quan tâm và tuyên bố rằng bố mẹ sẽ bồi thường cho bất kì tổn thất nào gây ra cho trường học.

Phương pháp giải:

Em hãy đọc thông tin cho sẵn và dựa vào hiểu biết cá nhân để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

Hành vi của nhân vật B thể hiện rõ nét những biểu hiện tiêu cực, không phù hợp với chuẩn mực đạo đức và quy định của nhà trường. Cụ thể:

Kiêu căng, tự cao: Việc được nuông chiều từ bé đã khiến B hình thành tính cách kiêu căng, tự cao, coi thường người khác. Điều này thể hiện qua thái độ không tôn trọng thầy cô và bạn bè.

Thiếu tinh thần tương tác: B không tích cực tham gia các hoạt động chung của lớp, không có tinh thần đoàn kết.

Không tôn trọng tài sản chung: không giữ gìn, bảo quản tài sản của trường học Thái độ bất cần, ngang ngược: Việc B tuyên bố bố mẹ sẽ bồi thường cho bất kỳ tổn thất nào cho thấy B có thái độ bất cần, không chịu trách nhiệm về hành vi của mình.

Vận dụng

Trả lời câu hỏi Vận dụng trang 89 SGK GD Kinh tế và Pháp luật 12 CTST

Em hãy chia sẻ ý nghĩa của hoạt động học suốt đời, xóa mù chữ tại địa phương em.

Phương pháp giải:

Em hãy đọc thông tin cho sẵn và dựa vào hiểu biết cá nhân để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

Việc học suốt đời và xóa mù chữ là những hoạt động vô cùng ý nghĩa, mang lại nhiều lợi ích cho cả cá nhân và cộng đồng:

Xây dựng xã hội học tập: Khi cả cộng đồng cùng nhau học tập, chúng ta sẽ xây dựng được một xã hội học tập, nơi mọi người đều có cơ hội phát triển bản thân.

Phát triển bền vững: Việc kết hợp hai hoạt động này sẽ góp phần vào sự phát triển bền vững của địa phương, cả về kinh tế, xã hội và văn hóa.

Tăng cường đoàn kết: Các hoạt động học tập chung sẽ giúp mọi người gắn kết với nhau hơn, tạo ra một cộng đồng đoàn kết.

Đạt được bình đẳng: Xóa mù chữ góp phần xóa bỏ bất bình đẳng trong xã hội, tạo điều kiện cho mọi người có cơ hội phát triển như nhau.

Phát triển kinh tế: Một cộng đồng có tỷ lệ người biết chữ cao sẽ có năng suất lao động cao hơn, thúc đẩy phát triển kinh tế.


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

Tham Gia Group Dành Cho 2K7 luyện thi Tn THPT - ĐGNL - ĐGTD