Giải đạo đức 3, soạn đạo đức 3 chân trời sáng tạo Chủ đề: Xử lí bất hoà với bạn bè

Bài 11. Em xử lí bất hòa với bạn bè trang 50, 51, 52, 53 SGK Đạo đức 3 Chân trời sáng tạo


Đọc câu chuyện và trả lời câu hỏi. Tin đã giúp hai bạn xử lý bất hòa bằng cách nào?

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Khởi động

Đọc câu chuyện và trả lời câu hỏi.

CHÚNG TA CÙNG BÌNH TĨNH

Hôm qua, Cốm mượn quyển truyện tranh yêu thích chả Na để xem. Hôm nay nhận lại, Na phát hiện quyển truyện bị rách vài trang. Na tức giận và trách Cốm. Cốm bất ngờ vì mình không làm rách truyện tranh của bạn. Vì vậy, Cốm nổi cáu và tranh cãi với Na. Cuối cùng, cả hai đều khóc. Thấy vậy, Tin chạy đến ngăn hai bạn. Tin khuyên:

 - Mình bình tĩnh nói chuyện với nhau nhé!

Sau đó, Na nhận ra mình trách nhầm Cốm vì quyển truyện đã bị rách trước khi Cốm mượn. Na xin lỗi Cốn và cả hai làm hoà với nhau.

Đạo đức lớp 3 trang 50 Khởi động

Tin đã giúp hai bạn xử lý bất hòa bằng cách nào?


Lời giải chi tiết:

Tin đã giúp hai bạn xử lý bất hòa bằng cách: Khuyên hai bạn bình tĩnh nói chuyện. Sau đó, Na nhận ra mình trách nhầm Cốm vì quyển truyện đã bị rách trước khi Cốm mượn. Na xin lỗi Cốn và cả hai làm hoà với nhau.

KTTTM 1

Na xử lí bất hòa với bạn bè bằng cách nào? Kể thêm các cách xử lí bất hòa với bạn bè.

Đạo đức lớp 3 trang 51, 52 Kiến tạo tri thức mới

Lời giải chi tiết:

- Na xử lí bất hòa với bạn bè bằng cách:

+ Tranh 1: Na đã kiềm chế cơn tức giận của mình.

+ Tranh 2: Na đã nhờ đến sự giúp đỡ của cô giáo.

+ Tranh 3: Na đã giải thích cho bạn nghe về việc làm của mình.

+ Tranh 4: Na đã thành thật xin lỗi bạn vì không cố ý.

- Kể thêm các cách xử lí bất hòa với bạn bè:

+ Nhường nhịn đối phương chờ cho họ hết giận rồi mình giải thích chỉ ra điểm sai của họ.

+ Khi anh em trong gia đình bất hòa thì nhờ đến sự giúp đỡ của ông bà, bố mẹ.

KTTTM 2

Quan sát tranh và nêu các bước xử lí bất hòa với bạn bè.

Đạo đức lớp 3 trang 51, 52 Kiến tạo tri thức mới

Lời giải chi tiết:

Các bước xử lí bất hòa với bạn bè:

- Bước 1: Cân bằng lại cảm xúc giữ cho mình tâm thái thật bình tĩnh.

- Bước 2: Lựa chọn cách xử lý phù hợp nhất. Cách tốt nhất là nên đối diện trực tiếp với đối phương.

- Bước 3: Xin lỗi một cách chân thành nhất.

KTTTM 3

Kể lại câu chuyện và trả lời câu hỏi.

Đạo đức lớp 3 trang 51, 52 Kiến tạo tri thức mới

- Na đã làm gì khi thấy Tin và Bin bất hòa với nhau?

- Khi thấy bạn bè bất hòa, em nên làm gì?

Lời giải chi tiết:

Kể lại câu chuyện:

Trong một buổi lao động sân trường, Tin và Bin đã bất hòa với nhau khi cả hai cùng tranh nhau chiếc chổi. Trong lúc cả hai đang giằng co nhau thì Na xuất hiện. Thấy cả hai đang rất căng thẳng, Na đã đưa ra một giải pháp đó là để Bin quét lá khô, còn Tin nhặt các li nhựa. Cách giải quyết của Na đã giúp cho hai bạn giải quyết được mâu thuẫn. Bin đã nói lời cảm ơn với Na:

- Cảm ơn Na đã giúp tớ và Tin.

Trả lời câu hỏi:

- Na đã đưa ra một giải pháp đó là để Bin quét lá khô, còn Tin nhặt các li nhựa khi thấy Tin và Bin bất hòa với nhau.

- Khi thấy bạn bè bất hòa, em nên chỉ ra cách giải quyết và khuyên các bạn không nên bất hòa với nhau như vậy.

Luyện tập 1

Nếu là Tin, em sẽ xử lí bất hòa với bạn như thế nào?

Đạo đức lớp 3 trang 52, 53 Luyện tập

Lời giải chi tiết:

Nếu là Tin, em sẽ xử lý bất hòa với bạn bằng cách:

Tranh 1: Bình tĩnh lại và giải thích cho bạn hiểu.

Tranh 2: Em sẽ nói với bạn rằng cả hai nên cùng tìm ra đáp án để xem ai đúng. Nếu vẫn không được em sẽ nhờ đến sự giúp đỡ của cô giáo.

Luyện tập 2

Sắm vai Bin để giúp bạn xử lí bất hòa trong các tình huống sau:

Đạo đức lớp 3 trang 52, 53 Luyện tập

Lời giải chi tiết:

- Tình huống 1: Em sẽ khuyên hai bạn nên bình tĩnh và tìm cách khắc phục hậu quả chứ không phải đổ lỗi cho nhau.

- Tình huống 2: Em sẽ khuyên hai bạn nên nói chuyện với nhau và cùng hai bạn tìm cách lắp lại đồ chơi.

Luyện tập 3

Xử lí tình huống.

- Tình huống 1:

Na cho Cốm mượn bút. Hôm sau, Na nhắc Cốm trả bút thì Cốm trả lời: “Mình đã trả bạn rồi!’’. Na ngạc nhiên:” Bạn chưa trả mình mà!”. Na và Cốm đều nghĩ mình đúng nên quay ra cãi nhau.

Em sẽ giúp Na và Cốm xử lí bất hòa như thế nào?

- Tình huống 2:

Tin hẹn Bin chiều Chủ nhật đi đá bóng. Tin đến sân bóng nhưng không thấy Bin đâu. Tin quay lại nhà Bin và hỏi:” Sao cậu không đến sân bóng?”. Bin bối rối:” Tớ quên mất. Tại cậu không nhắc tớ đấy!”. Thế là hai bạn giận nhau.

Nếu là Bin, em sẽ xử lí bất hòa như thế nào?

Lời giải chi tiết:

- Tình huống 1: Em sẽ khuyên hai bạn nên bình tĩnh nhớ lại và tìm kỹ trong cặp của mình một lần nữa xem ai là người đang cầm chiếc bút.

- Tình huống 2: Nếu là Bin, em sẽ xin lỗi Tin vì đã quên mất lời hứa là đi đá bóng với Tin và hẹn Tin vào một buổi sau.

Vận dụng 1

Kể lại một tình huống em đã bất hòa với bạn và cách xử lí bất hòa của em.

Lời giải chi tiết:

- Kể lại một tình huống em đã bất hòa với bạn:

Bạn Chi có cuốn truyện Doraemon mới nên em với Hà đều muốn mượn. Chi đưa cho bọn em và bảo chia nhau ra mượn đọc. Tuy nhiên, vì ai cũng muốn được đọc truyện trước nên bọn em giằng co, tranh nhau cuốn truyện. Kết quả là truyện bị rách, chúng em đã đổ lỗi cho nhau để đền cuốn truyện cho bạn Chi.

- Cách xử lí bất hòa của em:

Em và Hà sẽ cùng nhau xin lỗi bạn chi và cả hai góp tiền vào mua đền cuốn truyện cho Chi.

Vận dụng 2

Chia sẻ về một lần em đã giúp bạn xử lí bất hòa:

Lời giải chi tiết:

Khi nhìn thấy Nam và Hải đang bất hòa vì không ai muốn đi giặt khăn lau bảng. Em đã tiến đến và khuyên hai bạn không nên to tiếng với nhau như vậy và đưa ra giải pháp là Nam sẽ đi giặt khăn và đưa cho Hải để lau bảng.

Đạo đức lớp 3 trang 53 Vận dụng


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu