Bài 11. Chiến tranh thế giới thứ nhất 1914 - 1918 và cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 SBT Lịch sử 8 Cánh diều>
Nguyên nhân sâu xa dẫn đến cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1918) bùng nổ là do
Câu 1
Trả lời Câu 1 trang 27 Bài 11 SBT Lịch sử 8 Cánh diều
Nguyên nhân sâu xa dẫn đến cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1918) bùng nổ là do
A. sự phát triển không đồng đều của chủ nghĩa tư bản.
B. phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc phát triển mạnh ở châu Á.
C. những căng thẳng ở vùng Ban-căng (1912 - 1913).
D. các cuộc cách mạng tư sản ở châu Âu và Bắc Mỹ bùng nổ.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: A
Nguyên nhân sâu xa dẫn đến cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1918) bùng nổ là do sự phát triển không đồng đều của chủ nghĩa tư bản.
Câu 2
Trả lời Câu 2 trang 27 Bài 11 SBT Lịch sử 8 Cánh diều
Sự kiện Thái tử Áo - Hung bị ám sát đã trở thành
A. bước ngoặt đưa Chiến tranh thế giới thứ nhất vào giai đoạn cuối.
B. nguyên nhân trực tiếp buộc Mỹ tham gia Chiến tranh thế giới thứ nhất.
C. duyên cớ - ngòi nổ của Chiến tranh thế giới thứ nhất.
D. nguyên nhân sâu xa của Chiến tranh thế giới thứ nhất.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: C
Sự kiện Thái tử Áo - Hung bị ám sát đã trở thành duyên cớ - ngòi nổ của Chiến tranh thế giới thứ nhất.
Câu 3
Trả lời Câu 3 trang 27 Bài 11 SBT Lịch sử 8 Cánh diều
Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc gắn liền với sự kiện nào sau đây?
A. Đức kí văn bản đầu hàng vô điều kiện.
B. Mỹ tham chiến và đứng về phe Hiệp ước.
C. Cách mạng tháng Mười Nga giành thắng lợi.
D. Nước Nga rút ra khỏi chiến tranh.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: A
Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc gắn liền với sự kiện: Đức kí văn bản đầu hàng vô điều kiện.
Câu 4
Trả lời Câu 4 trang 27 Bài 11 SBT Lịch sử 8 Cánh diều
Trong quá trình diễn ra Chiến tranh thế giới thứ nhất, sự kiện nào sau đây đánh dấu bước chuyển biến lớn trong cục diện chính trị thế giới?
A. Thái tử Áo - Hung bị tổ chức “Bàn tay đen” ở Xéc-bi ám sát (6-1914).
B. Cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi, nước Nga Xô viết ra đời (1917).
C. Nước Mỹ tham gia chiến tranh và đứng về phe Hiệp ước (4-1917).
D. Hội nghị Véc-xai (1919 - 1920) họp giải quyết các vấn đề về chiến tranh.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: B
Trong quá trình diễn ra Chiến tranh thế giới thứ nhất, sự kiện Cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi, nước Nga Xô viết ra đời (1917) đã đánh dấu bước chuyển biến lớn trong cục diện chính trị thế giới
Câu 5
Trả lời Câu 5 trang 27 Bài 11 SBT Lịch sử 8 Cánh diều
Nội dung nào sau đây không đúng nguyên nhân làm bùng nổ Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917
A. Vấn đề hoà bình, tự do và ruộng đất chưa được giải quyết.
B. Chế độ Nga hoàng phản động vẫn chưa sụp đổ hoàn toàn.
C. Nhân dân muốn xoá bỏ Chính phủ tư sản lâm thời.
D. Nước Nga xuất hiện tình trạng hai chính quyền cùng tồn tại.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: B
- Nguyên nhân làm bùng nổ Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917:
+ Vấn đề hoà bình, tự do và ruộng đất chưa được giải quyết.
+ Nhân dân muốn xoá bỏ Chính phủ tư sản lâm thời.
+ Nước Nga xuất hiện tình trạng hai chính quyền cùng tồn tại.
Câu 6
Trả lời Câu 6 trang 28 Bài 11 SBT Lịch sử 8 Cánh diều
Sau Cách mạng tháng Hai, ở nước Nga không thể cùng tồn tại hai chính quyền là do hai chính quyền
A. không thoả thuận được với nhau về chính sách đối nội.
B. không thoả thuận được với nhau về chính sách đối ngoại.
C. đại diện cho các giai cấp có lợi ích đối lập nhau.
D. mâu thuẫn gay gắt trong việc quản lí đất nước.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: C
Sau Cách mạng tháng Hai, ở nước Nga không thể cùng tồn tại hai chính quyền là do hai chính quyền đại diện cho các giai cấp có lợi ích đối lập nhau.
Câu 7
Trả lời Câu 7 trang 28 Bài 11 SBT Lịch sử 8 Cánh diều
Ghép nội dung ở cột B với cụm từ ở cột A sao cho đúng về Chiến tranh thế giới thứ nhất.
Lời giải chi tiết:
Ghép theo thứ tự sau: 1 - B; 2 - C; 3 - A
Câu 8
Trả lời Câu 8 trang 28 Bài 11 SBT Lịch sử 8 Cánh diều
Chọn từ cho sẵn sau đây đặt vào chỗ chấm (...) để hoàn thành các câu về ý nghĩa lịch sử và tác động của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917: A. cổ vũ, B. xoá bỏ, C. chủ nghĩa tư bản, D. lập nên.
Cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi đã ...(1)... chính quyền của giai cấp tư sản và địa chủ, ...(2)... chính quyền Xô viết của nhân dân lao động. Nước Nga bước vào thời kì tự do xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa. Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga đã ...(3)... mạnh mẽ phong trào cộng sản và cộng nhân quốc tế, chỉ ra cho họ con đường đấu tranh chống lại ...(4)... để đi tới thắng lợi.
Lời giải chi tiết:
Cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi đã xoá bỏ chính quyền của giai cấp tư sản và địa chủ, lập nên chính quyền Xô viết của nhân dân lao động. Nước Nga bước vào thời kì tự do xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa. Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga đã cổ vũ mạnh mẽ phong trào cộng sản và cộng nhân quốc tế, chỉ ra cho họ con đường đấu tranh chống lại chủ nghĩa tư bản để đi tới thắng lợi.
Câu 9
Trả lời Câu 9 trang 29 Bài 11 SBT Lịch sử 8 Cánh diều
Sắp xếp các đoạn viết sau đây cho đúng với thứ tự diễn biến chính của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917.
(1). Đêm ngày 25-10 (lịch Nga), cuộc tấn công Cung điện Mùa Đông bắt đầu. 2 giờ sáng (26-10), quân khởi nghĩa chiếm được Cung điện Mùa Đông.
(2). Ngay trong đêm 25-10, Đại hội Xô viết toàn Nga họp lần II, tuyên bố xoá bỏ Chính phủ tư sản lâm thời, thành lập Chính phủ Xô viết, do Lê-nin đứng đầu.
(3). Tháng 3-1918, Cách mạng tháng Mười thành công trên khắp nước Nga.
(4). Đêm ngày 24-10 (lịch Nga), quân khởi nghĩa đã chiếm được Pê-tơ-rô-grát (Xanh Pê-téc-bua ngày nay) và bao vây Cung điện Mùa Đông.
Lời giải chi tiết:
Sắp xếp các sự kiện theo thứ tự sau: (4) => (1) => (2) => (3)
Câu 10
Trả lời Bài 10 trang 29 Bài 11 SBT Lịch sử 8 Cánh diều
Đọc đoạn tư liệu, hãy phân tích tác động của Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918).
“Chiến tranh đã lôi kéo tất cả người dân tại các nước tham chiến. Phụ nữ phải đi làm để sản xuất vũ khí và duy trì hoạt động của các ngành kinh tế, trong khi nam giới phải chiến đấu ngoài chiến trường”.
(Kingfisher, Bách khoa thư lịch sử, Nguyễn Đức Tĩnh và Ngô Minh Châu dịch, NXB Thế giới, Hà Nội, 2016, tr.396)
Lời giải chi tiết:
♦ Tác động của Chiến tranh thế giới thứ nhất:
- Bản đồ chính trị thế giới có sự thay đổi với sự tan rã của các đế quốc: Đức, Nga, Áo - Hung và Ốt-tô-man, hàng loạt các quốc gia mới ra đời ở châu Âu;…
- Làm thay đổi so sánh lực lượng giữa các nước tư bản:
+ Mỹ trở thành quốc gia giàu mạnh nhất trong thế giới tư bản.
+ Nhật Bản được nâng cao vị thế ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
+ Đức bị mất hết thuộc địa và một phần diện tích lãnh thổ; đồng thời phải gánh chịu những khoản bồi thường chiến phí khổng lồ,…
+ Các nước châu Âu khác (Anh, Pháp,…) bị tàn phá nặng nề, kinh tế kiệt quệ, nhiều nước trở thành con nợ của Mỹ.
- Một trật tự thế giới mới được thiết lập, thường gọi là “hệ thống Vécxai - Oasinhtơn”.
- Sự suy yếu của các nước tư bản (trừ Mĩ) sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đã tạo những điều kiện khách quan thuận lợi thúc đẩy sự phát triển của cao trào cách mạng ở các nước tư bản (1918 - 1923) và phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa, phụ thuộc.
- Thành công của cách mạng tháng Mười Nga và việc thành lập nhà nước Xô viết đánh dấu bước chuyển lớn trong cục diện chính trị thế giới.
Câu 11
Trả lời Bài 11 trang 29 Bài 11 SBT Lịch sử 8 Cánh diều
Quan sát hình 11.1, hãy cho biết đây là nhân vật lịch sử nào? Nêu vai trò của ông đối với nước Nga.
Lời giải chi tiết:
- Nhân vật trong hình là V.I. Lê-nin (1870 1924). Ông là người đã nghiên cứu và phát triển học thuyết của C. Mác, Ph. Ăng-ghen thành học thuyết Mác - Lê-nin.
- Lê-nin là linh hồn của Cách mạng tháng Mười Nga, lãnh đạo nước Nga Xô viết (1917 - 1924), sáng lập Quốc tế thứ ba (1919) và là lãnh tụ của phong trào cách mạng thế giới.
Câu 12
Trả lời Bài 12 trang 29 Bài 11 SBT Lịch sử 8 Cánh diều
Tìm hiểu và giới thiệu về cuốn sách Mười ngày rung chuyển thế giới của nhà báo Mỹ Giôn Rít.
Lời giải chi tiết:
- Mùa hè năm 1917, nhà báo Mỹ Giỗn Rít đến nước Nga, ông đã được chứng kiến hiện thực sôi động của Cách mạng tháng Mười Nga. Trở về Mỹ, ông viết và xuất bản cuốn Mười ngày rung chuyển thế giới (1919), thuật lại những gì ông cảm nhận về cuộc cách mạng này. Cuốn sách đã được dịch và xuất bản sang nhiều thứ tiếng khác nhau, như Nga, Đức, Pháp, Trung Quốc, Việt Nam,...
Câu 13
Trả lời Bài 13 trang 29 Bài 11 SBT Lịch sử 8 Cánh diều
Vì sao chế độ phong kiến Nga hoàng đã sụp đổ vào tháng 2-1917 nhưng nhân dân Nga vẫn tiếp tục làm cách mạng?
Lời giải chi tiết:
- Chế độ phong kiến Nga hoàng đã sụp đổ vào tháng 2/1917 nhưng nhân dân Nga vẫn tiếp tục làm cách mạng, vì:
+ Những vấn đề về hòa bình, ruộng đất, tự do của nhân dân Nga vẫn không được đáp ứng; chính quyền cách mạng vẫn chưa thuộc về giai cấp vô sản.
+ Sau Cách mạng tháng Hai, hai chính quyền đại diện cho lợi ích của các giai cấp khác nhau được thành lập và tồn tại song song ở Nga, đó là: Chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản và Xô viết của đại biểu công nhân và binh lính.
=> Vấn đề cấp bách đặt ra cho nước Nga lúc này là:
+ Chấm dứt tình trạng hai chính quyền song song tồn tại.
+ Đưa đất nước ra khỏi cuộc chiến tranh đế quốc và tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài 16. Việt Nam nửa sau thế kỉ XIX SBT Lịch sử 8 Cánh diều
- Bài 15. Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX SBT Lịch sử 8 Cánh diều
- Bài 14. Ấn Độ và khu vực Đông Nam Á SBT Lịch sử 8 Cánh diều
- Bài 13. Trung Quốc và Nhật Bản SBT Lịch sử 8 Cánh diều
- Bài 12. Sự phát triển của khoa học, kĩ thuật, văn học, nghệ thuật trong các thế kỉ XVIII - XIX SBT Lịch sử 8 Cánh diều
- Bài 16. Việt Nam nửa sau thế kỉ XIX SBT Lịch sử 8 Cánh diều
- Bài 15. Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX SBT Lịch sử 8 Cánh diều
- Bài 14. Ấn Độ và khu vực Đông Nam Á SBT Lịch sử 8 Cánh diều
- Bài 13. Trung Quốc và Nhật Bản SBT Lịch sử 8 Cánh diều
- Bài 12. Sự phát triển của khoa học, kĩ thuật, văn học, nghệ thuật trong các thế kỉ XVIII - XIX SBT Lịch sử 8 Cánh diều