Tổng hợp 10 đề thi học kì 1 Văn 6 chân trời sáng tạo có đáp án>
Tải vềTổng hợp 10 đề thi học kì 1 Văn 6 chân trời sáng tạo có đáp án
Tổng hợp đề thi giữa kì 1 lớp 6 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo
Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên
Đề 1
Phần I: ĐỌC – HIỂU (3 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:
… Bóng tre trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn. Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình mái chùa cổ kính. Dưới bóng tre xanh, ta gìn giữ một nền văn hóa lâu đời. Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng khai hoang. Tre ăn ở với người đời đời, kiếp kiếp. Tre, nứa, mai, vẫn giúp người trăm nghìn công việc khác nhau.”
(Cây tre Việt Nam, Thép Mới)
Câu 1. Khoanh tròn vào chữ cái đứng đầu đáp án đúng cho mỗi câu hỏi sau:
1. Văn bản trên mang đặc trưng của kiểu văn bản nào?
A. Văn bản tự sự
B. Văn bản biểu cảm
C. Văn bản thông tin
D. Văn bản biểu cảm
2. Nghệ thuật đặc sắc được sử dụng trong ngữ liệu trên.
A. Nhân hóa, điệp ngữ, so sánh
B. So sánh, nhân hóa, hoán dụ
C. Nhân hóa, điệp ngữ, ẩn dụ
D. Nhân hóa, chơi chữ, ẩn dụ
3. Cụm từ một nền văn hóa lâu đời là cụm danh từ đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
4. Câu Bóng tre trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn là câu mở rộng chủ ngữ đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Câu 2. Tìm trạng ngữ trong câu sau: Duới bóng tre xanh, ta gìn giữ một nền văn hóa lâu đời.
Câu 3. Nhận xét cách lựa chọn cấu trúc câu sau của tác giả: Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình mái chùa cổ kính.
Câu 4. Chỉ ra chi tiết sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa, nêu tác dụng.
Phần II: TẬP LÀM VĂN (7 điểm)
Câu 1. Qua phần ngữ liệu cùng sự hiểu biết, em hãy chia sẻ suy nghĩ về ý nghĩa biểu tượng của cây tre Việt Nam.
Câu 2. Kể lại chuyện truyền thuyết hoặc cổ tích bằng lời văn của em.
Đề 2
Phần I: ĐỌC – HIỂU (3 điểm)
Đọc kĩ các câu sau rồi chọn câu trả lời đúng nhất ghi vào giấy kiểm tra
Câu 1. Trong các truyện sau truyện nào là truyện cổ tích?
A. Em bé thông min
B. Bánh chưng, bánh giầy
C. Sự tích Hồ Gươm
D. Con Giồng cháu tiên
Câu 2. Các từ láy nào thường được dùng để tả tiếng cười?
A. Hả hê
B. Héo mòn
C. Khanh khách
D. Vui cười
Câu 3. Câu nào sau đây có trạng ngữ chỉ nơi chốn?
A. Lập tức, vua cho gọi cả hai cha con vào ban thưởng rất hậu.
B. Thu về, khi lá bàng vẫn còn xanh, gốc bàng là nơi tụ họp của chúng.
C. Giữa sân trường, chúng em chơi nô đùa.
D. Những cô bé ngày nào nay đã trưởng thành.
Câu 4. Truyền truyền thuyết là?
A. Là thể loại truyện dân gian, thường kể về sự kiện, nhân vật lịch sử hoặc liên quan đến lịch sử.
B. Là truyện có nhân vật thường là loài vật hoặc đồ vật được nhân cách hóa. Các nhân vật này mang đặc điểm vốn có của loài vật hoặc đồ vật.
C. Là truyện dân gian kể về sự tích các loài vật, đồ vật…
D. Vì nó kể lại một câu chuyện với những tình tiết li kì hấp dẫn.
Câu 5. Ý nào dưới đây không thể hiện đặc điểm của nhân vật truyền thuyết?
A. Nhân vật là những người bình thường, nghèo khổ.
B. Thường gắn với sự kiện lịch sử và có công lớn đối với cộng đồng.
C. Là nhân vật bất hạnh.
D. Là những người thông minh.
Câu 6. Ý nào sau đây không nói về định hướng khi viết bài văn kể lại một truyện truyền thuyết hoặc cổ tích?
A. Viết y nguyên câu chữ trong truyện.
B. Thay đổi từ ngữ, cách đặt câu.
C. Thêm các yếu tố miên tả.
D. Thêm một vài chi tiết.
II. Tự luận (7 điểm)
Câu 1. Đặt một câu miêu tả khí thế chiến thắng của nghĩa quân Lam Sơn có dùng thành ngữ “chết như rạ”.
Câu 2. Kể lại một truyện truyền thuyết hoặc cổ tích bằng lời văn của em.
Đề 3
Phần I: ĐỌC – HIỂU (3 điểm)
Câu 1. Dòng nào dưới đây không nêu đúng đặc điểm của văn bản hồi kí?
A. Kể lại sự việc mà người viết từng tham gia, chứng kiến.
B. Sự việc được kể đã thuộc về quá khứ.
C. Các sự việc thường được kể theo trình tự không gian.
D. Sự việc gắn với một hoặc nhiều giai đoạn trong cuộc đời của tác giả.
Câu 2. Dòng nào dưới đây không nêu đúng đặc điểm của VB du kí?
A. Kể lại sự việc từ ngôi thứ nhất.
B. Tác giả chính là người kể chuyện.
C. Câu chuyện chủ yếu được kể theo trình tự thời gian.
D. Những gì được ghi chép gắn với hành trình những chuyến đi.
Câu 3. Trong cặp câu lục bát sau, vì sao Tố Hữu không dùng “ve kêu” mà lại dùng “ve ngân” và không dùng “nắng vàng” mà lại dùng “nắng đào”?
Vườn râm dậy tiếng ve ngân
Bắp rây vàng hạt đây sân nắng đào.
(Tố Hữu, Khi con tu hú)
Câu 4. Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong các câu văn sau và chỉ ra tác dụng của nó:
a. “Những quả na nhắm nghiền mắt rồi mở mắt dần.”
b. “Bà hàng ra chọn mua đầy hai rổ sề, còn có vài quả chín nứt nở “như đe thợ rào” và những quả còi kĩnh, chúng tôi chia nhau.”
Phần II: VIẾT (7 điểm)
Câu 1. Viết một đoạn văn (khoảng 150 đến 200 chữ) trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp một công trình văn hoá ở địa phương (một ngôi chùa, một ngọn tháp, một tượng đài nghệ thuật,...). Trong đoạn văn có sử dụng ít nhất hai từ đơn, hai từ phức.
Câu 2. Viết bài văn miêu tả cảnh sum họp cuối tuần (hoặc vào địp lễ, Tết) của gia đình em.
Đề 4
Phần I: ĐỌC – HIỂU (3 điểm)
Câu 1. Ý nào dưới đây không thể hiện đặc điểm của nhân vật truyền thuyết?
A. Thường có những đặc điểm khác lạ về lai lịch, phẩm chất, tài năng, sức mạnh…
B. Nhân vật là những người bình thường, nghèo khổ
C. Thường gắn với sự kiện lích sử và có công lớn đối với cộng đồng
D. Được cộng đồng truyền tụng, tôn thờ
Câu 2. Đặc điểm nào dưới đây không phải là đặc điểm của cốt truyện truyền thuyết?
A. Thường xoay quanh công trạng, kì tích của nhân vật mà cộng đồng truyền tụng, tôn thờ
B. Thường sử dụng yếu tố kì ảo nhằm thể hiện tài năng, sức mạnh khác thường của nhân vật
C. Thường kết cúc có hậu: thưởng phạt phân minh
D. Cuối truyện thường gợi nhắc các dấu tích xưa còn lưu lại đến hiện tại
Câu 3. Xác định từ đơn, từ ghép, từ láy trong các đoạn văn sau:
a. Một đêm nằm trằn trọc mãi không sao ngủ được, Thái tử định sang thư phòng xem sách, khi đi ngang qua vườn thượng uyển, bỗng thấy một cô gái trẻ, đẹp đang dạo chơi ở đó. Nghe tiếng động, cô gái vội vàng chạy về phía hoàng cung rồi biến mất. Nhưng vào một đêm khác, cô gái xuất hiện. (Truyền thuyết về Ngọc Bà Thiên Y A Na)
b. Lang Liêu tỉnh dậy, vô cùng mừng rỡ. Bèn làm theo lời thần dặn, chọn gạo nếp thật tốt làm bánh vuông để tượng hình Đất, bỏ vào chõ chưng, cho nên gọi là bánh chưng. Rồi giã xôi làm bánh tròn, để tượng hình Trời, gọi là bánh giầy. Còn lá xanh bọc ngoài và nhân ở trong ruột là tượng hình cha mẹ yêu thương đùm bọc con cái. (Bánh chưng, bánh giầy)
Câu 4. Trong câu văn “Đến ngày hẹn, các hoàng tử đều đem đủ thứ của ngon vật lạ bày trên mâm cỗ mình làm để dự thi”, cụm từ “của ngon vật lạ” có phải thành ngữ không? Tìm một cụm từ có nghĩa tương tự để thay thế cho cụm từ “của ngon vật lạ” mà không làm cho nghĩa của câu thay đổi.
Phần II: TẬP LÀM VĂN (7 điểm)
Câu 1. Viết một đoạn văn (khoảng 150 đến 200 chữ) trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp một công trình văn hóa ở địa phương (một ngôi chùa, một ngọn tháp, một tượng đài nghệ thuật…). Trong đoạn văn có sử dụng ít nhất hai từ đơn, hai từ phức.
Câu 2. Trong bài thơ Chuyện cổ nước mình có câu:
Ở hiền thì lại gặp hiền
Người ngay thì gặp người tiên độ trì
(Lâm Thị Mỹ Dạ)
Câu thơ trên gợi cho em nhớ đến truyện cổ tích nào nhiều nhất? Hãy kể lại truyện đó.
Đề 5
Phần I: ĐỌC – HIỂU (5 điểm)
Nhớ lại văn bản “Thánh Gióng” đã học và trả lời các câu hỏi từ 1 – 6 bằng cách lựa chọn đáp án đúng:
Câu 1. Trong truyện “Thánh Gióng”, Gióng đã yêu cầu nhà vua sắm sửa cho mình những vật dụng gì để đi đánh giặc?
A. Một áo giáp sắt, một đội quân tinh nhuệ và một chiếc roi sắt
B. Một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một áo giáp sắt
C. Một con ngựa sắt, một áo giáp sắt cùng một đội quân tinh nhuệ
D. Một áo giáp sắt, một đội quân tinh nhuệ, một cái roi sắt
Câu 2. Ý nghĩa hình tượng Thánh Gióng là gì?
A. Tượng trưng cho sức mạnh của tinh thần đoàn kết toàn dân
B. Biểu tượng về lòng yêu nước, sức mạnh chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta
C. Ước mơ của nhân dân ta về hình mẫu lí tưởng của người anh hùng chống giặc ngoại xâm thời kì đầu dựng nước
D. Tất cả đều đúng
Câu 3. Trong truyện “Thánh Gióng”, cậu bé Gióng cất tiếng noig đầu tiên khi nào?
A. Khi Gióng được sáu tuổi và đòi đi chăn trâu
B. Khi cha mẹ Gióng bị bệnh và qua đời
C. Khi nghe sứ giả của nhà vua thông báo công chúa kén phò mã
D. Khi nghe sứ giả của nhà vua đi loan truyền tìm người tài giỏi cứu nước, phá giặc Ân
Câu 4. Trong truyện “Thánh Gióng”, sau khi roi sắt bị gãy, Thánh Gióng đã dùng vật gì để tiếp tục đánh giặc?
A. Gươm, giáo cướp được của quân giặc
B. Dùng tay không
C. Nhổ những cụm tre ven đường để quật vào quân giặc
D. Cho ngựa phun lửa vào quân giặc
Câu 5. Để ghi nhớ công ơn của Thánh Gióng, vua Hùng đã phong cho Thánh Gióng danh hiệu gì?
A. Đức Thánh Tản Viên
B. Lưỡng quốc Trạng nguyên
C. Bố Cái Đại Vương
D. Phù Đổng Thiên Vương
Câu 6. Phát biểu nào sau đây nói đúng nhất về nhân vật Thánh Gióng trong truyền thuyết “Thánh Gióng”?
A. Thánh Gióng là nhân vật được xây dựng từ hình ảnh những người anh hùng có thật thời xưa
B. Thánh Gióng là nhân vật được xây dựng dựa trên truyền thống tuổi trẻ anh hùng trong lịch sử và từ trí tưởng tượng bắt nguồn từ tinh thần yêu nước của nhân dân
C. Thánh Gióng là một cậu bé kì lạ chỉ có trong thời kì đầu dựng nước
D. Thánh Gióng là nhân vật do nhân dân tưởng tượng hư cấu nên để thể thiện khát vọng chinh phục thiên nhiên
Câu 7. Đọc đoạn văn sau:
Mưa rả rích đêm ngày. Mưa tối tăm mặt mũi. Mưa thối đất thối cát. Trận này chưa qua, trận khác đã tới, ráo riết, hung tợn hơn. Tưởng như biển có bao nhiêu nước, trời hút lên đổ xuống đất liền. (Ma Văn Kháng).
a. Đoạn văn trên có những từ láy nào?
b. Trong đoạn văn trên có những thành ngữ nào? Nghĩa của chúng là gì?
Phần II: TẬP LÀM VĂN (5 điểm)
Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ và cảm nhận của em về nhân vật Thánh Gióng trong truyện “Thánh Gióng”.
Đề 6
Phần I: ĐỌC – HIỂU (3 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
Câu 1. Tả cảnh sinh hoạt là gì?
A. Dùng khả năng quan sát và lời văn gợi tả, làm sống lại bức tranh sinh hoạt, giúp người đọc hình dung được rõ nét về không khí, đặc điểm nổi bật của cảnh đó
B. Dùng khả năng quan sát và lời văn gợi tả, làm sống lại bức tranh thiên nhiên, giúp người đọc hình dung được rõ nét về không khí, đặc điểm nổi bật của cảnh đó
C. Dùng khả năng quan sát và lời văn miêu tả ngoại hình của con người, giúp người đọc hình dung rõ nét về con người được miêu tả
D. Kể lại những trải nghiệm nào đó mà em đã trải qua
Câu 2. Việc so sánh người con gái với “chẽn lúa đòng đòng” trong văn bản Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng… có tác dụng gì?
A. Nhấn mạnh vẻ đẹp kiêu sa của cô gái
B. Thể hiện vẻ đẹp khỏe mạnh của con người
C. Thể hiện sức sống phơi phới, duyên dáng của cô gái
D. Tất cả đáp án trên đều sai
Câu 3. Trong văn bản Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân, lễ dâng hương ở đầu hội thi thể hiện điều gì?
A. Sự mê tín của người dân
B. Sự biết ơn của dân làng dành cho các vị thánh thần
C. Sự khéo léo của dân làng
D. Tình yêu của người dân đối với cuộc sống
Câu 4. Trong văn bản Sự tích Hồ Gươm, Lê Lợi trả gươm trong hoàn cảnh nào?
A. Đất nước còn nhiều quân giặc mới
B. Đức Long Quân đòi lại gươm
C. Giặc Minh đã bị đánh đuổi
D. Giặc khác sang xâm lược
Câu 5. Tính từ đúng nhất khi nói về bức tranh thiên nhiên trong bài Việt Nam quê hương ta?
A. Ồn ào, náo nhiệt
B. Tươi đẹp, yên bình
C. Đông vui, tấp nập
D. Rực rỡ, tốt tươi
Câu 6. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu văn “Nhìn ong trại đi, tưởng như một mảnh hồn của tôi đã san đi nơi khác”?
A. Liệt kê
B. Nhân hóa
C. Điệp từ
D. So sánh
Câu 7. Trong văn bản Thương nhớ bầy ong, từ “trại” trong câu văn Mấy lần ong trại nghĩa là gì?
A. Một phần đàn ong bỏ tổ nhà, mang theo một ong chúa
B. Đàn ong hỗn loạn, mất trật tự
C. Đàn ong chết hết
D. Cả đàn ong bỏ đi làm tổ nơi khác
Câu 8. Xác định từ láy trong câu sau: “Mặt mũi nó lúc nào cũng nhăn nhó như bà già đau khổ”.
A. Mặt mũi
B. Nhăn nhó
C. Bà già
D. Đau khổ
Câu 9. Trong văn bản Lao xao, tác giả miêu tả cảnh sắc gì?
A. Cảnh làng chài ven biển
B. Cảnh lễ hội trên núi cao
C. Thiên nhiên thành phố
D. Thiên nhiên làng quê
Câu 10. Từ láy là gì?
A. Từ láy là những từ có các tiếng được ghép lại với nhau tạo thành
B. Từ láy là những từ có sự đối xứng âm với nhau
C. Từ láy là những từ có các tiếng lặp lại hoàn toàn, một số trường hợp tiếng đứng trước biến đổi thanh điệu, giống nhau phần phụ âm đầu hoặc phần vần
D. Tất cả đáp án trên
Câu 11. Trong văn bản Một năm ở Tiểu học, bà hiện lên là người như thế nào?
A. Hiền từ
B. Nghiêm nghị
C. Đẹp lão
D. Đáng thương
Câu 12. Xác định vai trò ngữ pháp của thành ngữ trong câu: “Mẹ đã phải một nắng hai sương vì chúng con”.
A. Chủ ngữ
B. Vị ngữ
C. Bổ ngữ
D. Trạng ngữ
Phần II: TẬP LÀM VĂN (7 điểm)
Câu 1. Tìm từ đơn, từ phức trong đoạn văn sau:
Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng, oai phong lẫm liệt. Tráng sĩ bước lên vỗ vào mông ngựa. Ngựa hí dài mấy tiếng vang dội. Tráng sĩ mặc áo giáp, cẩm roi, nhảy lên mình ngựa.
(Thánh Gióng)
Câu 2. Tìm và nêu tác dụng của trạng ngữ trong các câu dưới đây:
a. Ngày cưới, trong nhà Sọ Dừa, cỗ bàn thật linh đình, gia nhân chạy ra chạy vào tấp nập.
b. Đúng lúc rước dâu, không ai thấy Sọ Dừa đâu.
c. Lập tức, vua cho gọi cả hai cha con vào ban thưởng rất hậu.
d. Sau khi nghe sứ thần trình bày mục đích cuộc đi sứ, vua quan đưa mắt nhìn nhau.
Câu 3. Viết đoạn văn nêu cảm nhận về đoạn thơ sau:
Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
Cánh cò bay lả rập rờn
Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều
Đề 7
Phần I: ĐỌC – HIỂU (3 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
Câu 1. Trong văn bản Sự tích Hồ Gươm, tại sao Lê Lợi mượn gươm ở Thanh Hóa nhưng lại trả gươm ở Thăng Long?
A. Vì rùa Vàng đòi gươm khi Lê Lợi đang cưỡi thuyền rồng
B. Đất nước hòa bình, nhà vua còn nhiều việc phải làm nên hẹn trả ở Thăng Long
C. Không tìm được nhà vua ở Thanh Hóa nên tới Thăng Long
D. Thể hiện tư tưởng hòa bình của toàn dân trên khắp mọi miền đất nước
Câu 2. Từ phức bao gồm những loại nào dưới đây?
A. Từ đơn và từ ghép
B. Từ đơn và từ láy
C. Từ đơn
D. Từ ghép và từ láy
Câu 3. Mục đích của thảo luận nhóm là?
A. Bày tỏ ý kiến, lắng nghe và chia sẻ góc nhìn với những người xung quanh
B. Lắng nghe ý kiến của mọi người xung quanh
C. Bày tỏ ý kiến của bản thân với mọi người xung quan
D. Ghi nhận ý kiến đóng góp của mọi người
Câu 4. Yêu cầu về nội dung khi làm một bài thơ lục bát là gì?
A. Thể hiện cá tính bản thân
B. Thể hiện cái nhìn độc đáo
C. Thể hiện được cách nhìn, cách cảm nhận mới lạ, sâu sắc, thú vị… về cuộc sống.
D. Thể hiện chân thực đời sống
Câu 5. Câu nào dưới đây không phải thành ngữ?
A. Vắt cổ chày ra nước
B. Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang
Bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu
C. Chó ăn đá, gà ăn sỏi
D. Lanh chanh như hành không muối
Câu 6. Trong văn bản Về bài ca dao Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng…, tác giả khẳng định bài ca dao là lời của ai?
A. Cô gái
B. Chàng trai
C. Đứa trẻ
D. A và B đúng
Câu 7. Nhân dân ta gửi gắm ước mơ nào trong truyện Thánh Gióng?
A. Vũ khí hiện đại mới có thể tiêu diệt được giặc
B. Tinh thần đoàn kết chống xâm lăng là yếu tố cốt lõi
C. Người anh hùng giúp nhân dân diệt giặc
D. Trong chiến tranh, tình làng nghĩa xóm được phát huy
Câu 8. Đề tài nào dưới đây không phù hợp với yêu cầu bài văn miêu tả cảnh sinh hoạt?
A. Ngôi trường em yêu
B. Cảnh chợ cá bên bờ biển
C. Ngày tết trung thu ở quê em
D. Cảnh thu hoạch lúa
Câu 9. Thông điệp được gửi gắm trong văn bản Thương nhớ bầy ong là?
A. Ong là loài vật hung dữ nhưng có ích, vì vậy hãy nuôi ong
B. Tuổi thơ có vô vàn cảm xúc tươi đẹp
C. Vạn vật trên đời đều có linh hồn và xứng đáng được trân trọng, nâng niu
D. Yêu nước là phẩm chất cao đẹp của mỗi con người
Câu 10. Em nhận được bài học gì từ văn bản Một năm ở Tiểu học?
A. Tuổi nhỏ nên tập trung tuyệt đối cho việc học để sau này trở thành người có ích
B. Nên cân đối giữa hoạt động vui chơi và việc học để phát triển cả thể chất lẫn trí tuệ
C. Tuổi nhỏ cần ưu tiên hoạt động vui chơi để đầu óc thoải mái hơn
D. Tất cả đáp án trên
Câu 11. Trong các đề tài sau, đề tài nào phù hợp với bài văn miêu tả cảnh sinh hoạt?
A. Miêu tả ngôi nhà của em
B. Tả khu vườn buổi sớm
C. Cảnh sân trường giờ ra chơi
D. Cảm nghĩ về người thầy
Câu 12. Tác phẩm Thương nhớ bầy ong trích trong tập nào?
A. Đá vàng
B. Đợi chờ gió và trăng
C. Hoa đá trước heo may
D. Hồi kí Song đôi
Phần II: TẬP LÀM VĂN (7 điểm)
Câu 1. Nêu tác dụng liên kết câu của trạng ngữ trong hai đoạn văn sau:
a. Năm ấy, Sọ Dừa đỗ trạng nguyên. Chẳng bao lâu, có chiếu nhà vua sai quan trạng đi sứ. Khi chia tay, quan trạng đưa cho vợ một hòn đá lửa, một con dao và hai quả trứng gà, dặn phải giắt luôn trong người phòng khi dùng đến.
b. Từ ngày cô em út lấy được chồng trạng nguyên, hai cô chị càng sinh lòng ghen ghét. Định tâm hại em để thay em làm bà trạng. Nhân quan trạng đi sứ vắng, hai cô chị sang chơi, rủ em chèo thuyền ra biển, rồi đẩy em xuống nước.
Câu 2. Vào một buổi sáng đến trường để làm trực nhật. Em bỗng thấy một cành non bị gãy và rụng hết lá. Chuyện gì sẽ xảy ra? Em hãy kể lại câu chuyện?
Đề 8
Phần I: ĐỌC – HIỂU (3 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
Câu 1. Thể thơ của tác phẩm Đánh thức trầu là gì?
A. 5 chữ
B. 6 chữ
C. Lục bát
D. Tự do
Câu 2. Bài văn kể lại một trải nghiệm của bản thân bao gồm mấy phần?
A. Hai phần
B. Ba phần
C. Bốn phần
D. Năm phần
Câu 3. Truyện Non-bu và Heng-bu có mấy nhân vật chính?
A. Năm
B. Bốn
C. Ba
D. Hai
Câu 4. Trong văn bản Bài học đường đời đầu tiên, chi tiết nào thể hiện sự khinh thường bạn của Dế Mèn?
A. Không cho Dế Choắt đào hang thông sang nhà minh
B. Nằm im khi thấy Dế Choắt khi bị chị Cốc mổ
C. Gọi bạn là chú mày
D. Rủ Dế Choắt trêu đùa chị Cốc
Câu 5. Khi trình bày bài nói, em không nên làm gì?
A. Chuẩn bị mở đầu và phần kết sao cho hấp dẫn
B. Lựa chọn từ ngữ cho phù hợp với văn nói
C. Điều chỉnh giọng nói, tốc độ nói và sử dụng cử chỉ, điệu bộ phù hợp
D. Giữ thái độ cực nghiêm túc, tập trung để tránh quên bài hay mắc lỗiCâu 6. Bốn câu sau đều có cụm từ mùa xuân. Hãy cho biết trong câu nào cụm từ mùa xuân là trạng ngữ.
a. Mùa xuân của tôi – mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội – là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh […]
b. Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu làm chim ríu rít
c. Tự nhiên như thế: ai cũng chuộng mùa xuân
d. Mùa xuân! Mỗi khi họa mi tung ra những tiếng hót vang lừng, mọi vật như có sự đổi thay kì diệu.
A. Câu a
B. Câu b
C. Câu c
D. Câu d
Câu 7. Ai là nhân vật phản diện trong truyện Non-bu và Heng-bu?
A. Người anh trai
B. Người em trai
C. Con chim nhạn
D. Bố mẹ của hai anh em
Câu 8. Thông qua hình tượng em bé trong truyện cổ Em bé thông minh, nhân dân ta muốn bày tỏ tình cảm gì?
A. Gửi gắm ước mơ về hạnh phúc, công bằng xã hội
B. Ca ngợi sức mạnh trí tuệ, cơ bắp của người nông dân
C. Yêu mến, tự hào về con người có trí tuệ
D. Lí tưởng hóa nhân vật theo tiêu chuẩn, nguyện vọng của mình
Câu 9. Tính từ là gì?
A. Tính từ là từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hoạt động, trạng thái
B. Có thể trực tiếp làm vị ngữ
C. Có thể kết hợp với các từ đã, sẽ, đang, không, chưa, chẳng…
D. Tất cả đáp án trên
Câu 10. Văn bản Vừa nhắm mắt, vừa mở cửa sổ đã kể lại trò chơi của những ai trong câu chuyện?
A. Hai bố con và hai chú cháu
B. Hai mẹ con và hai bố con
C. Hai người bạn và hai anh em
D. Hai bà cháu và hai chị em
Câu 11. Có thể phân loại trạng ngữ theo cơ sở nào?
A. Theo vị trí của chúng trong câu
B. Theo các nội dung mà chúng biểu thị
C. Theo mục đích nói của câu
D. Theo thành phần chính nào mà chúng đứng liền trước hoặc liền sau
Câu 12. Nhân vật Sọ Dừa đại diện cho kiểu người nào trong xã hội?
A. Kiểu người bị bóc lột
B. Kiểu người gặp nhiều may mắn
C. Kiểu người bị hắt hủi, coi thường
D. Kiểu người chịu nhiều bất hạnh
Phần II: TẬP LÀM VĂN (7 điểm)
Câu 1. Tìm từ ở cột B có nghĩa phù hợp với các chỗ trống trong câu ở cột A:
A. Câu |
B. Từ điền vào chỗ trống |
1. Để giải quyết vấn đề này, các em nên chủ động … những phương án giải quyết. |
a. hoàn thành |
2. Bạn Nga… bạn Nam làm lớp trưởng. |
b. con |
3. Bà ơi, mẹ cháu bảo đem sang … bà một ít cam ạ! |
c. chú |
4. Ngày chia tay mái trường Tiểu học, tôi đã … cho người bạn thân nhất của mình một món quà nhỏ để làm kỉ niệm. |
d. lung linh |
5. Một bài văn… cần có ba phần: mở bài, thân bài, kết bài. |
đ. long lanh |
6. Sau buổi học hôm nay, các em về nhà nhớ… những bài tập còn lại nhé! |
e. đề xuất |
7. Người thợ săn bị một… hổ tấn công. |
g. đề cử |
8. … mèo ấy là món quà đặc biệt mà bà ngoại đã mang từ quê lên cho tôi vào dịp hè năm ngoái |
h. biếu |
9. Đôi mắt nó … như hai hòn bi ve. |
i. hoàn chỉnh |
10. Bóng trăn … trên mặt nước |
k. tặng |
Câu 2. Viết bài văn khoảng 400 chữ kể lại một trải nghiệm của bản thân.
Đề 9
Phần I: ĐỌC – HIỂU (3 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
Câu 1. Cô Gió trong văn bản Cô gió mất tên đã hiện lên như thế nào?
A. Thích rong chơi
B. Hay làm phiền mọi người
C. Thích giúp đỡ mọi người
D. Rất bao dung với mọi người
Câu 2. Đâu là nhận xét đúng về hoán dụ?
A. Gọi sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác dựa vào sự tương cận
B. Gợi sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác dựa vào sự tương đồng
C. Gợi sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác dựa vào sự tương đương
D. Gợi sự vật hijen tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác dựa vào sự tương quan
Câu 3. Yếu tố kì ảo có vai trò gì trong truyện Em bé thông minh?
A. Giúp truyện hấp dẫn hơn
B. Không tồn tại trong truyện
C. Giúp câu chuyện về em bé thông minh trở thành truyện cổ tích
D. Giải quyết khó khăn mà em bé không vượt qua được
Câu 4. Trình bày về một cảnh sinh hoạt được hiểu là?
A. Đọc lên bài viết về cảnh sinh hoạt mà mình đã viết
B. Học thuộc lòng bài văn tả cảnh sinh hoạt
C. Dùng ngôn ngữ hình thể để trình bày lại cảnh sinh hoạt
D. Dùng ngôn ngữ nói để trình bày lại cảnh sinh hoạt mà mình đã trình bày ở bài viết.
Câu 5. Vừa nhắm mắt, vừa mở cửa sổ xuất bản năm bao nhiêu?
A. 2004
B. 2005
C. 2006
D. 2007
Câu 6. Câu thơ: “Một tiếng chim kêu sáng cả rừng” thuộc kiểu ẩn dụ nào?
A. Ẩn dụ hình thức
B. Ẩn dụ cách thức
C. Ẩn dụ phẩm chất
D. Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác
Câu 7. Truyện Bánh chưng, bánh giầy thuộc thể loại văn học nào?
A. Truyện ngụ ngôn
B. Truyện truyền thuyết
C. Truyện cổ tích
D. Truyện trung đại
Câu 8. Sau khi kết thúc bài trình bày, nếu muốn bạn làm rõ ý kiến mình chưa hiểu, em sẽ nói theo mẫu câu nào dưới đây?
A. Tôi có cái nhìn khác ở phần … Bởi vì …
B. Theo tôi, ý … chưa hợp lý. Bởi vì…
C. Tôi chưa hiểu rõ lắm ở phần … Bạn có thể giải thích thêm giúp tôi được không?
D. Tất cả đáp án trên
Câu 9. Tác phẩm Giọt sương đêm của tác giả nào?
A. Phan Trọng Luận
B. Nguyễn Đình Thi
C. Trần Đức Tiến
D. Nguyễn Đức Mậu
Câu 10. Đâu là nhận xét đúng về ẩn dụ?
A. Gọi sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác dựa vào sự tương đồng
B. Gợi sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác dựa vào sự tương đương
C. Gợi sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác dựa vào sự tương cận
D. Gợi sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác dựa vào sự tương quan
Câu 11. Điền các từ láy thích hợp vào chỗ trống:
Mưa xuống (…), giọt ngã, giọt bay, bụi nước tỏa trắng xóa. Trong nhà bỗng tối sầm, một mùi nồng (…), cái mùi xa lạ, man mác của những trận mưa mới đầu mùa. Mưa (…) trên phiến nứa, đập (…) vào lòng lá chuối.
A. ngai ngái – rào rào – đồm độp – bùng bùng – sầm sập
B. đồm độp – bùng bùng - ngai ngái – rào rào – sầm sập
C. sầm sập – ngai ngái – rào rào – đồm độp – bùng bùng
D. rào rào – đồm độp – bùng bùng – sầm sập – ngai ngái
Câu 12. Từ ghép có mấy loại?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Phần II: TẬP LÀM VĂN (7 điểm)
Câu 1. Đọc đoạn văn sau:
“Thỉnh thoảng muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gẫy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Đôi cánh tôi, trước kia ngắn hủn hoẳn, bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn."
a. Tìm và chỉ ra tác dụng của việc sử dụng từ láy trong đoạn văn trên.
b. Tìm và chỉ ra tác dụng của phép so sánh được sử dụng trong đoạn văn trên.
Câu 2. Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc của em về bài thơ lục bát sau:
Anh em như thể tay chân
Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần
Đề 10
Phần I: ĐỌC – HIỂU (3 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
Câu 1. Câu thơ nào dưới đây sử dụng phép ẩn dụ phẩm chất?
A. Vân xem trang trọng khác vời
Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang
B. Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
C. Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước
Chỉ cần trong xe có một trái tim
D. Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa
Câu 2. Truyện Sọ Dừa phản ánh khát vọng gì của dân gian?
A. Mong cuộc sống giàu vật chất
B. Công bằng xã hội, cái thiện thắng cái ác
C. Khát vọng đỗ đạt, mang hiển vinh về cho gia đình
D. Ước mong về xã hội không còn nghèo đói
Câu 3. Nội dung chính của văn bản Chuyện cổ nước mình là gì?
A. Thể hiện lòng biết ơn của tác giả với thế hệ đi trước
B. Thể hiện tình cảm của tác giả đối với vẻ đẹp truyền thống văn hóa của dân tộc
C. Thể hiện tình cảm của tác giả dành cho những câu chuyện cổ tích Việt Nam
D. Tất cả đáp án trên
Câu 4. Trong văn bản Cố Gió mất tên, những đồ vật như đài truyền hình, dây rợ, nút bấm lằng nhằng tượng trưng cho điều gì?
A. Sự gần gũi của con người
B. Tình cảm gia đình
C. Tầm quan trọng của các thiết bị công nghệ
D. Cuộc sống hiện đại, công nghệ thông tin
Câu 5. Tác phẩm Hoa bìm của tác giả Nguyễn Đức Mậu thuộc thể loại nào?
A. Truyện vừa
B. Thơ
C. Truyện ngắn
D. Tiểu thuyết
Câu 6. Tìm cụm tính từ được sử dụng trong câu sau: “Xong, nó vui vẻ chạy đi làm những việc bố mẹ tôi phân công, vừa làm vừa hát có vẻ vui lắm”.
A. vui lắm
B. vui vẻ chạy đi
C. vừa làm vừa hát
D. Không có cụm tính từ
Câu 7. Qua văn bản Vừa nhắm mắt, vừa mở cửa sổ, tác giả muốn gửi gắm thông điệp gì?
A. Thông điệp về các món quà và cách gửi quà, nhận quà
B. Đừng vì cuộc sống xô bồ mà quên mất quê hương mình
C. Hãy yêu thương đồng loại
D. Hãy giúp đỡ, đùm bọc nhau lúc hoạn nạn
Câu 8. Điệp từ và điệp ngữ khác nhau ở chỗ nào?
A. Điệp từ và điệp ngữ đều lặp lại một từ
B. Điệp từ là lặp lại cụm từ, điệp ngữ là lặp lại một từ
C. Điệp từ là lặp lại một từ, điệp ngữ là lặp lại một cụm từ
D. Điệp từ và điệp ngữ đều lặp lại một cụm từ
Câu 9. Qua văn bản Giọt sương đêm, tác giả gửi gắm thông điệp gì?
A. Đoàn kết là sức mạnh
B. Hãy yêu thương đồng loại
C. Hãy giúp đỡ, đùm bọc nhau lúc hoạn nạn
D. Đừng vì cuộc sống xô bồ mà quên mất quê hương mình
Câu 10. Xác định nội dung chính của đoạn thơ sau:
Ai ơi về miệt Tháp Mười
Cá tôm sẵn bắt, lúa trời sẵn ăn
A. Vẻ đẹp quê hương Bình Định
B. Vẻ đẹp quê hương Bình Thuận
C. Vẻ đẹp của Tháp Mười
D. Công ơn của cha mẹ đối với con cái
Câu 11. Xác định các động từ trong đoạn văn dưới đây:
Bác tiều uống rượu say, mạnh bạo trèo lên cây kêu lên: “Cổ họng người đau phải không, đừng cắn ta, ta sẽ lấy xương ra cho”. Hổ nghe thấy, nằm phục xuống, há miệng nhìn bác tiều ra dáng cầu cứu. Bác tiều trèo xuống lấy tay thò vào cổ họng hổ, lấy ra một chiếc xương bò, to như cánh tay.
A. Uống, trèo, cắn, lấy, nghe, nằm, há, nhìn, trèo, tay, thò
B. Uống, trèo, cắn, lấy, nghe, nằm, há, nhìn, trèo, thò
C. Uống, trèo, cắn, lấy, nghe, nằm, xuống, há, nhìn, trèo, thò
D. Uống, trèo, say, cắn, lấy, nghe, nằm, há, nhìn, trèo, thò
Câu 12. Câu nào trong các câu dưới đây có chủ ngữ là động từ?
A. Đi học là niềm vui của trẻ em
B. Mặt trời ló rạng trên mặt biển vẫn còn hơi sương
C. Nắng e ấp trên các cành cây còn ướt đẫm hơi sương
D. Mùa xuân mong ước đã đến
Phần II: TẬP LÀM VĂN (7 điểm)
Câu 1. Hãy xác định biện pháp tu từ trong các câu văn dưới đây và cho biết dựa vào đâu để xác định như vậy:
a. Cả làng xóm hình như (…) cùng thức với giời, với đất.
b. Sau nhà có hai đõ ong “say” lắm.
c. Thời đó đường Bờ Sông chỉ trải đá, chưa tráng nhựa, chiều hè gió ngoài sông thổi vào, bụi mù, thành phố phải dùng những xe bò kéo chở nước đi tưới.
d. Mùa đông, tôi không ra đường chơi được thì ở nhà đọc truyện Tàu cho cả nhà trong (…), nhà ngoài (…) nghe, hết một cuốn thì cầm hai xu chạy vù lại hiệu Cát Thành đầu phố hàng Gai đổi cuốn khác.
Câu 2. Viết đoạn văn nêu suy nghĩ của em về nhân vật Dế Mèn trong văn bản “Bài học đường đời đầu tiên".
- Đề thi học kì 1 Văn 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 12
- Đề thi học kì 1 Văn 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 13
- Đề thi học kì 1 Văn 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 14
- Đề thi học kì 1 Văn 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 15
- Đề thi học kì 1 Văn 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 10
>> Xem thêm
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 6 - Chân trời sáng tạo - Xem ngay