Đề thi học kì 2 Văn 9 - Đề số 5

Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 9 tất cả các môn

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa - GDCD

Đề bài

Câu 1 :

 

Câu văn “Cảm thấy có ánh mắt các chiến sĩ dõi theo mình, tôi không sợ nữa” được dùng với mục đích gì?

  • A.

    Bày tỏ ý nghi vấn
      

  • B.

    Trình bày sự việc
     

  • C.

    Thể hiện sự cầu khiến
     

  • D.

    Bộc lộ cảm xúc

Câu 2 :

Phần nào sau đây không thuộc phần thân bài của bài văn Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống

  • A.

    Trình bày nguyên nhân của hiện tượng.

  • B.

    Nêu những biểu hiện của hiện tượng đó.

  • C.

    Giới thiệu về hiện tượng cần nghị luận.

  • D.

    Cả 3 phương án trên.

Câu 3 :

Ý nào nêu khái quát nhất lời khuyên của tác giả Chu Quang Tiềm đối với người đọc sách?

  • A.

    Nên lựa chọn sách mà đọc
       

  • B.

    Đọc sách phải kĩ
      

  • C.

    Cần có phương pháp
       

  • D.

    Không nên đọc sách chỉ để trang trí như kẻ trọc phú khoe của

Câu 4 :

Cho đề bài sau: Phân tích nhân vật ông giáo trong truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao.
Trong phần mở bài, ta sẽ giới thiệu về vấn đề gì?

  • A.

    Giới thiệu về Nam Cao.

  • B.

    Giới thiệu về Lão Hạc.

  • C.

    Giới thiệu về ông giáo.

  • D.

    Giới thiệu về tác giả Nam Cao, tác phẩm Lão Hạc và nhân vật ông Giáo.

Câu 5 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ cần nêu lên được các nhận xét, đánh giá và sự cảm thụ riêng của người viết. Những nhận xét, đánh giá ấy phải gắn với sự phân tích, bình giá ngôn ngữ, hình ảnh, giọng điệu, nội dung cảm xúc… của tác phẩm, đúng hay sai?

Đúng
Sai
Câu 6 :

Y Phương từng giữ chức vụ gì trong hội văn nghệ Cao Bằng?

  • A.

    Tổng thư kí

  • B.

    Tổng biên tập

  • C.

    Phó chủ tịch

  • D.

    Chủ tịch

Câu 7 :

Thông qua lời kể của Rô-bin-xơn cho thấy nhân vật là người như thế nào?

  • A.

     Có cuộc sống gian khổ, khó khăn và nhiều thử thách trên đảo hoang

  • B.

    Ý chí vượt trên những gian khổ

  • C.

    Tinh thần lạc quan của Rô-bin-xơn

  • D.

    Gồm tất cả những ý trên

Câu 8 :

Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:


Mẹ ta không có yếm đào
nón mê thay nón quai thao đội đầu
rối ren tay bí tay bầu

váy nhuộm bùn, áo nhuộm nâu bốn mùa.
Cái cò… sung chát đào chua…
câu ca mẹ hát gió đưa về trời
ta đi trọn kiếp con người
cũng không đi hết mấy lời mẹ ru.

 

Cảm xúc của tác giả qua đoạn thơ trên là:

  • A.

    Sung sướng, tự hào

  • B.

    Xúc động, biết ơn

  • C.

    Thương cảm, thành kính

  • D.

    Buồn thương, đau xót

Câu 9 :

Tác phẩm Những ngôi sao xa xôi do ai sáng tác?

  • A.

    Hữu Thỉnh
       

  • B.

    Nguyễn Thành Long
      

  • C.

    Nguyễn Minh Châu

      

  • D.

    Lê Minh Khuê

Câu 10 :

Trong các vấn đề sau, vấn đề nào chưa phù hợp để viết bài Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống?

  • A.

    Vứt rác bừa bãi.

  • B.

    Nghiện game.

  • C.

    Tình trạng mất điện ở một số vùng nông thôn.

  • D.

    Môi trường bị ô nhiễm

Câu 11 :

Trong các đề bài sau, đề nào thuộc đề bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống?

  • A.

    Phân tích vẻ đẹp nhân vật ông Sáu trong Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng)

  • B.

    Suy nghĩ về vấn nạn bạo lực học đường ngày nay

  • C.

    Cảm nghĩ về khổ thơ đầu bài Ánh trăng

  • D.

    Suy nghĩ về câu nói “Uống nước nhớ nguồn”

Câu 12 :

Đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:
“Lòng biết ơn là cơ sở của đạo làm người. Hiện nay trên khắp đất nước ta đang dấy lên phong trào đền ơn đáp nghĩa đối với thương binh, liệt sĩ, những bà mẹ anh hùng, những gia đình có công với cách mạng. Đảng và Nhà nước cùng toàn dân thực sự quan tâm, chăm sóc các đối tượng chính sách. Thương binh được học nghề, được trợ vốn làm ăn; các gia đình liệt sĩ, các bà mẹ Việt Nam anh hùng được tặng nhà tình nghĩa, được các cơ quan đoàn thể phụng dưỡng, săn sóc tận tình. Rồi những cuộc hành quân về chiến trường xưa tìm hài cốt đồng đội, những nghĩa trang liệt sĩ đẹp đẽ với đài Tổ quốc ghi công sừng sững, uy nghiêm, luôn nhắc nhở mọi người, mọi thế hệ hãy nhớ ơn các liệt sĩ đã hi sinh anh dũng vì độc lập, tự do… Không thể nào kể hết những biểu hiện sinh động, phong phú của đạo lí uống nước nhớ nguồn của dân tộc ta. Đạo lí này là nền tảng vững vàng để xây dựng một xã hội thực sự tốt đẹp.”

 

Câu cuối trong đoạn văn sử dụng phép lập luận nào?

  • A.

    Phân tích
       

  • B.

    Tổng hợp
       

  • C.

    So sánh
       

  • D.

    Chứng minh

Câu 13 : Con hãy bấm vào từ/cụm từ để chọn. Bấm lại vào từ/cụm từ để bỏ chọn

Gạch chân các thành phần khởi ngữ trong những câu sau:

Cuốn truyện này

tôi đã mua lâu rồi.

Đi du lịch

thì tôi thích đi cùng gia đình.

Về các môn xã hội,

Hà là người giỏi nhất.

Đối với chúng tôi,

điều này thật bất ngờ.

Câu 14 :

Cho đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới (câu 8 – 12):
Nhưng tạnh mất rồi. Tạnh rất nhanh như khi mưa đến. Sao chóng thế? Tôi bỗng thẫn thờ, tiếc không nói nổi. Rõ ràng tôi không tiếc những viên đá. Mưa xong thì tạnh thôi. Mà tôi nhớ một cái gì đấy, hình như mẹ tôi, cái cửa sổ, oặc những ngôi sao to trên bầu trời thành phố. Phải, có thể những cái đó… Hoặc là cây, hoặc là cái vòm tròn của nhà hát, hoặc là bà bán kem đẩy chiếc xe chở đầy thùng kem, trẻ con háo hức bâu xung quanh. Con đường nhựa vào ban đêm, sau cơn mưa mùa hạ rộng ra, dài ra, lấp loáng ánh đèn trông như một con sông nước đen. Những ngọn đèn điện trên quảng trường lung linh như những ngôi sao trong câu chuyện cổ tích nói về những xứ sở thần tiên. Hoa trong công viên. Những quả bóng sút vô tội vạ của bọn trẻ con trong một góc phố. Tiếng rao của bà bán xôi sáng có cái mủng đội trên đầu… Chao ôi, có thể là tất cả những cái đó. Những cái đó ở thiệt xa… Rồi bỗng chốc, sau một cơn mưa đá, chúng xoáy mạnh như sóng trong tâm trí tôi…

 

Câu văn “Sao chóng thế?” được dùng với mục đích gì?

  • A.

    Bày tỏ ý nghi vấn
       

  • B.

    Trình bày một sự việc
      

  • C.

    Thể hiện sự cầu khiến

       

  • D.

    Bộc lộ cảm xúc

Câu 15 :

Cho đề bài sau: “Bersot từng nói: Trong vũ trụ có lắm kì quan, nhưng kì quan đẹp nhất là trái tim người mẹ. Ý kiến của anh chị về câu nói trên?”

Trong phần mở bài, ta sẽ giới thiệu về vấn đề gì?

  • A.

    Giới thiệu về vũ trụ.

  • B.

    Giới thiệu về các kì quan trên thế giới.

  • C.

    Giới thiệu về tình mẹ.

  • D.

    Giới thiệu về những thứ tươi đẹp.

Câu 16 :

Đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:
“Lòng biết ơn là cơ sở của đạo làm người. Hiện nay trên khắp đất nước ta đang dấy lên phong trào đền ơn đáp nghĩa đối với thương binh, liệt sĩ, những bà mẹ anh hùng, những gia đình có công với cách mạng. Đảng và Nhà nước cùng toàn dân thực sự quan tâm, chăm sóc các đối tượng chính sách. Thương binh được học nghề, được trợ vốn làm ăn; các gia đình liệt sĩ, các bà mẹ Việt Nam anh hùng được tặng nhà tình nghĩa, được các cơ quan đoàn thể phụng dưỡng, săn sóc tận tình. Rồi những cuộc hành quân về chiến trường xưa tìm hài cốt đồng đội, những nghĩa trang liệt sĩ đẹp đẽ với đài Tổ quốc ghi công sừng sững, uy nghiêm, luôn nhắc nhở mọi người, mọi thế hệ hãy nhớ ơn các liệt sĩ đã hi sinh anh dũng vì độc lập, tự do… Không thể nào kể hết những biểu hiện sinh động, phong phú của đạo lí uống nước nhớ nguồn của dân tộc ta. Đạo lí này là nền tảng vững vàng để xây dựng một xã hội thực sự tốt đẹp.”

 

Đoạn văn trên nói về nội dung gì?

  • A.

    Khái niệm lòng biết ơn.
       

  • B.

    Đặc điểm của lòng biết ơn.
      

  • C.

    Những biểu hiện của lòng biết ơn.
       

  • D.

    Ý nghĩa của lòng biết ơn.

Câu 17 :

Từ sau năm 1975 Lê Minh Khuê viết về đề tài gì?

  • A.

    Bộ đội trên chiến trường Trường Sơn.

  • B.

    Những chuyển biến đời sống xã hội và con người trên tinh thần đổi mới.

  • C.

    Vẻ đẹp của cuộc sống bình dị.

  • D.

    Tất cả các phương án trên đều sai.

Câu 18 :

Tác dụng của cách kể theo ngôi thứ nhất ở trong truyện "Những ngôi sao xa xôi"?

  • A.

    Thể hiện được thế giới tâm hồn cảm xúc của nhân vật

  • B.

    Thể hiện được sự khách quan trong cái nhìn đối với các sự việc

  • C.

    Tăng tính chân thực cho câu chuyện

  • D.

    A và C

Câu 19 :

Trong những tình huống dưới đây, tình huống nào cần viết hợp đồng?

  • A.

    Công ty thuê nhà em làm trụ sở tiêu thụ sản phẩm

  • B.

    Em mất xe đạp và muốn trình báo với cơ quan công an

  • C.

     Nhà trường muốn biết kết quả học tập của các lớp

  • D.

    Xã em tiến hành bàn giao ngôi nhà tình nghĩa cho mẹ liệt sĩ

Câu 20 :

Câu nào dưới đây không có khởi ngữ?

  • A.

    Tôi thích ăn dưa hấu lắm
       

  • B.

    Dưa hấu thì cả nhà tôi đều thích ăn
       

  • C.

    Về các loại trái cây, tôi nghĩ dưa hấu rất bổ
       

  • D.

    Mua trái cây thì chúng ta nên mua dưa hấu.

Câu 21 :

Câu nào sau đây có khởi ngữ?

  • A.

    Người thông minh nhất là nó
       

  • B.

    Nó thông minh nhưng hơi cẩu thả
      

  • C.

    Nó là đứa thông minh

  • D.

    Về trí thông minh thì nó là nhất

Câu 22 :

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: 

“Do sự phát triển kinh tế, xã hội, công nghệ thông tin kết hợp với sự xâm nhập tràn lan của các nền văn hóa ngoại lai khiến cho nhận thức của học sinh về ngôn ngữ giao tiếp, văn hóa và đạo đức trở nên lệch lạc và gây ra các hành vi giao tiếp thiếu chuẩn mực, thiếu trong sáng, lễ độ. Do lối sống đua đòi, thực dụng, dễ dãi của một số bạn trẻ dẫn đến sự suy thoái nhân cách và đạo đức, từ đó ảnh hưởng đến thế hệ học sinh trong trường học. Từ một vài cá nhân, nói tục chửi thề trở thành một hiện tượng tràn lan và ngày càng ảnh hưởng sâu sắc trong lứa tuổi học sinh”.

 

Trong câu văn cuối có vai trò gì?

  • A.

    Triển khai ý chủ đề
       

  • B.

    Triển khai ý của câu trước nó
      

  • C.

    Kết lại ý chủ đề của đoạn văn
       

  • D.

    Nếu ra một ý chủ đề mới

Câu 23 :

Đâu là đặc điểm truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu sau 1975?

  • A.

    Tài hoa, uyên bác và mọi sự vật được miêu tả ở phương diện thẩm mỹ

  • B.

    Thể hiện những tìm tòi quan trọng về tư tưởng và nghệ thuật, góp phần đổi mới văn học nước nhà.

  • C.

    Hướng vào cuộc sống cơ cực của những người dân thành thị nghèo và vẻ đẹp nên thơ của cuộc sống thường nhật.

  • D.

    Là cây bút trào phúng bậc thầy, một trong những đại biểu xuất sắc của xu hướng văn học hiện thực.

Câu 24 :

Cho đề bài sau: “Suy nghĩ của anh chị về hiện tượng nhiều bạn trẻ hiện nay thích thể hiện bản thân, khẳng định cái tôi của mình bằng cách chụp ảnh “tự sướng” để tung lên mạng xã hội.”

Trong phần mở bài, ta sẽ giới thiệu về vấn đề gì?

  • A.

    Giới thiệu hiện tượng nghiện Facebook của giới trẻ.

  • B.

    Giới thiệu hiện tượng sử dụng điện thoại di động chưa đúng cách.

  • C.

    Giới thiệu hiện tượng nghiện game của các bạn trẻ.

  • D.

    Giới thiệu hiện tượng các bạn trẻ ngày nay thích khẳng định cái “tôi” bằng cách chụp ảnh “tự sướng” để tung lên mạng xã hội.

Câu 25 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Khi viết bài nghị luận về một đoạn thơ bài thơ cần có lời văn gợi cảm, thể hiện rung động chân thành của người viết, đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Câu 26 : Con hãy tích vào ô đúng hoặc sai cho mỗi câu (khẳng định) dưới đây.

Đánh dấu x vào ô phù hợp
Các câu văn sau là những câu sử dụng thành phần gọi đáp:

A. Thưa cô, cho em vào lớp ạ!

Đúng
Sai

B. Hình như thu đã về.

Đúng
Sai

C. Chao ôi! Đây thực sự là một tuyệt tác!

Đúng
Sai

D. Ngày mai anh phải đi rồi ư?

Đúng
Sai

E. Lan – lớp trưởng lớp tôi đã giành giải nhất trong kì thi này.

Đúng
Sai
Câu 27 :

Cụm từ lên thác xuống ghềnh là:

  • A.

    Tục ngữ
       

  • B.

    Thành ngữ
      

  • C.

    Quán ngữ
     

  • D.

    Ca dao

Câu 28 :

Trong các đề bài sau, đề nào không thuộc đề bài Nghị luận về tác phẩm truyện (hay đoạn trích)?

  • A.

    Phân tích diễn biến cốt truyện trong truyện ngắn Làng của Kim Lân.

  • B.

    Suy nghĩ về thân phận Thúy Kiều trong đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều

  • C.

    Suy nghĩ về câu Có chí thì nên

  • D.

    Suy nghĩ về tình cảm gia đình thời chiến qua truyện ngắn Chiếc lược ngà.

Câu 29 :

Đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:
“Lòng biết ơn là cơ sở của đạo làm người. Hiện nay trên khắp đất nước ta đang dấy lên phong trào đền ơn đáp nghĩa đối với thương binh, liệt sĩ, những bà mẹ anh hùng, những gia đình có công với cách mạng. Đảng và Nhà nước cùng toàn dân thực sự quan tâm, chăm sóc các đối tượng chính sách. Thương binh được học nghề, được trợ vốn làm ăn; các gia đình liệt sĩ, các bà mẹ Việt Nam anh hùng được tặng nhà tình nghĩa, được các cơ quan đoàn thể phụng dưỡng, săn sóc tận tình. Rồi những cuộc hành quân về chiến trường xưa tìm hài cốt đồng đội, những nghĩa trang liệt sĩ đẹp đẽ với đài Tổ quốc ghi công sừng sững, uy nghiêm, luôn nhắc nhở mọi người, mọi thế hệ hãy nhớ ơn các liệt sĩ đã hi sinh anh dũng vì độc lập, tự do… Không thể nào kể hết những biểu hiện sinh động, phong phú của đạo lí uống nước nhớ nguồn của dân tộc ta. Đạo lí này là nền tảng vững vàng để xây dựng một xã hội thực sự tốt đẹp.”

Đoạn văn trên thuộc phương thức biểu đạt nào?

  • A.

    Tự sự

  • B.

    Nghị luận
       

  • C.

    Miêu tả
     

  • D.

    Biểu cảm

Câu 30 : Con hãy ghép đáp án ở cột A với đáp án tương ứng ở cột B

Nối cột A với cột B sao cho phù hợp

Mở bài

Thân bài

Kết bài

Lần lượt trình bày những suy nghĩ, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ.

Giới thiệu đoạn thơ, bài thơ và bước đầu nêu nhận xét, đánh giá của mình.

Khái quát giá trị, ý nghĩa của đoạn thơ, bài thơ.

Câu 31 :

Vì sao Tuấn trong "Bến quê" không sang sông như bố muốn?

  • A.

    Tuấn bị hấp dẫn bởi trò chơi phá cờ thế
       

  • B.

    Tuấn giống bố hồi còn trẻ
      

  • C.

    Tuấn không biết đó là khao khát của bố
       

  • D.

    Vì tất cả những lí do trên

Câu 32 :

Nhân vật Nhĩ đã cảm nhận điều về Liên, người vợ của anh?

  • A.

    Tần tảo, và chịu đựng hi sinh
      

  • B.

    Vất vả, giản dị
       

  • C.

    Đảm đang, tháo vát

  • D.

    Thông minh, giỏi giang trong công việc

Câu 33 :

Trong những đề bài sau đề nào thuộc bài văn nghị luận về một vấn đề, tư tưởng đạo lí?

  • A.

    Bàn về nhân vật chó sói và cừu non trong bài thơ của La Phông ten
       

  • B.

    Bàn về vấn đề xả rác bừa bãi hiện nay.
       

  • C.

    Lòng biết ơn thầy cô giáo qua câu tục ngữ “Không thầy đố mày làm nên”
       

  • D.

    Cảm nghĩ về “Làng” của Kim Lân

Câu 34 : Con hãy chọn những đáp án đúng (Được chọn nhiều đáp án)

Đáp án nào không đúng khi nói về khó khăn trong việc đọc sách?

A. Sách nhiều khiến người ta không chuyên sâu

B. Sách rất tốn kém, bởi vậy những người có kinh tế mới có điều kiện sở hữu.

C. Sách nhiều khiến người đọc lạc hướng

D. Sách viết rất khó hiểu, bởi vậy những người học cao mới có khả năng đọc.

Câu 35 :

Sự khác nhau chủ yếu giữa bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng, đời sống và nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí ?

  • A.

    Khác nhau về nội dung nghị luận
       

  • B.

    Khác nhau về sự vận dụng thao tác
       

  • C.

    Khác nhau về cấu trúc bài viết

  • D.

    Khác nhau về ngôn ngữ diễn đạt

Câu 36 :

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi phía dưới:
Trong nền văn học hiện đại, Kim Lân là một gương mặt độc đáo. Do hoàn cảnh sống của mình, ông am hiểu sâu sắc sinh hoạt, tâm lí của người nông dân. Kim Lân được xem là nhà văn của nông thôn, của người dân quê Việt Nam với vẻ đẹp mộc mạc mà đậm đà. “Làng” là một trong những truyện ngắn đặc sắc nhất của Kim Lân. Tác phẩm này được viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, thể hiện một cách sinh động vẻ đẹp của tình yêu quê hương, tình yêu đất nước ở người nông dân. Ai đến với “Làng” chắc khó có thể quên ông Hai – một nhân vật nông dân mang đến những nét đẹp thật đáng yêu qua ngòi bút khắc họa tài tình của Kim Lân.

 

Đoạn văn trên phù hợp với phần nào của bài văn?

  • A.

    Mở bài
       

  • B.

    Thân bài
       

  • C.

    Kết bài

       

  • D.

    Có thể dùng cho cả 3 phần

Câu 37 :

Điền tiếp vào chỗ trống một câu có hàm ý khích lệ động viên:


Chán quá, bài văn hôm nay tớ được có mỗi 5 điểm.
Không sao, ……………………..,Cậu lấy đó để tự cố gắng thì sẽ đạt kết quả tốt trong những lần sau này.

  • A.

    Thất bại là mẹ thành công 

     

  • B.

    Núi cao còn có núi cao hơn 

  • C.

    Chín người mười ý

  • D.

    Góp gió thành bão

Câu 38 :

Các từ được sử dụng trong phép thế?

  • A.

    Đây, đó, kia, thế, vậy…
       

  • B.

    Cái này, việc ấy, vì vậy, tóm lại…
       

  • C.

    Và, rồi, nhưng, vì, để, nếu…
       

  • D.

    Nhìn chung, tuy nhiên, dù thế, nếu vậy…

Câu 39 : Con hãy bấm vào từ/cụm từ để chọn. Bấm lại vào từ/cụm từ để bỏ chọn

Gạch chân thành phần phụ chú trong câu văn sau và cho biết kiểu quan hệ của thành phần phụ chú với từ ngữ có liên quan:


Cả bọn trẻ xúm vào, và rất nương nhẹ, giúp anh đi nửa nốt vòng trái đất - từ mép tấm đệm nằm ra mép tấm phản, khoảng cách ước chừng năm chục phân.

Cả bọn trẻ xúm vào,

và rất nương nhẹ, giúp anh đi nửa nốt vòng trái đất

- từ mép tấm đệm nằm ra mép tấm phản, khoảng cách ước chừng năm chục phân.

Câu 40 :

Trong các đề bài sau, đề nào không thuộc bài Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí?

  • A.

    “Người hạnh phúc nhất là người đem đến hạnh phúc cho nhiều người nhất” (Đi- đơ-rô). Anh chị nghĩ thế nào về vấn đề này?

  • B.

    Môi trường bị ô nhiễm.

  • C.

    Suy nghĩ về vấn đề: Tài năng và lòng tốt của con người.

  • D.

    Tục ngữ có câu: Ăn vóc, học hay. Ý kiến của anh chị?

Câu 41 :

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: 

“Do sự phát triển kinh tế, xã hội, công nghệ thông tin kết hợp với sự xâm nhập tràn lan của các nền văn hóa ngoại lai khiến cho nhận thức của học sinh về ngôn ngữ giao tiếp, văn hóa và đạo đức trở nên lệch lạc và gây ra các hành vi giao tiếp thiếu chuẩn mực, thiếu trong sáng, lễ độ. Do lối sống đua đòi, thực dụng, dễ dãi của một số bạn trẻ dẫn đến sự suy thoái nhân cách và đạo đức, từ đó ảnh hưởng đến thế hệ học sinh trong trường học. Từ một vài cá nhân, nói tục chửi thề trở thành một hiện tượng tràn lan và ngày càng ảnh hưởng sâu sắc trong lứa tuổi học sinh”.

 

Đoạn văn trên nói về nội dung gì?

  • A.

    Giải thích hiện tượng

  • B.

    Nêu biểu hiện

  • C.

    Chỉ ra nguyên nhân

  • D.

    Bào học nhận thức

Câu 42 :

Thông điệp từ truyện Bến quê của Nguyễn Minh Châu?

  • A.

    Dù đi đâu thì quê hương vẫn là chỗ dừng chân cuối cùng của đời con người
       

  • B.

    Hãy trân trọng những vẻ đẹp, giá trị bình dị, gần gũi của cuộc sống quê hương
     

  • C.

    Quê hương nếu ai không nhớ- Sẽ không lớn nổi thành người
     

  • D.

    Trước khi đi ra ngoài, hãy biết sống với quê hương của mình

Câu 43 :

Đâu không phải là đặc điểm thơ của Hữu Thỉnh?

  • A.

    Giản dị

  • B.

    Tinh tế

  • C.

    Sâu sắc

  • D.

    Hào hùng

Câu 44 :

Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:


Mẹ ta không có yếm đào
nón mê thay nón quai thao đội đầu
rối ren tay bí tay bầu

váy nhuộm bùn, áo nhuộm nâu bốn mùa.
Cái cò… sung chát đào chua…
câu ca mẹ hát gió đưa về trời
ta đi trọn kiếp con người
cũng không đi hết mấy lời mẹ ru.

Trong bốn câu thơ đầu, nhà thơ muốn nói điều gì về người mẹ?

  • A.

    Cuộc sống nghèo khổ, vất vả.

  • B.

    Thân phận nhỏ bé, phụ thuộc.

  • C.

    Số phận nổi chìm, gian lao.

  • D.

    Cuộc sống quẩn quanh, bế tắc.

Câu 45 :

Người cha nói với đứa con về cội nguồn sinh dưỡng là gia đình và quê hương nhằm mục đích gì?

  • A.

    Nhắc nhở đứa con nhớ về cội nguồn sinh dưỡng (gia đình và quê hương)
       

  • B.

    Người cha muốn đứa con trân trọng, tự hào quê hương và tình cảm gia đình
       

  • C.

    Nhắc đứa con mạnh mẽ, kiên cường như truyền thống vượt khó của quê hương
      

  • D.

    Cả 3 đáp án trên

Câu 46 :

Hai câu “Nghệ thuật nói nhiều với tư tưởng nữa, nghệ thuật không thể nào thiếu tư tưởng. Không tư tưởng, con người có thể nào còn là con người.” liên kết với nhau bằng phép liên kết chính nào?

  • A.

    Phép lặp từ ngữ
      

  • B.

    Phép trái nghĩa
       

  • C.

    Phép đồng nghĩa
       

  • D.

    Phép thế

Câu 47 :

Tìm hàm ý trong đoạn hội thoại dưới đây:

Tôi lên tiếng mở đường cho nó:
- Cháu phải gọi “Ba chắt nước giùm con” phải nói như vậy.
Nó như không để ý đến câu nói của tôi, nó lại kêu lên:
Cơm sôi rồi, nhão bây giờ.

  • A.

    Thông báo về việc cơm đang sôi
      

  • B.

    Thông báo về việc cơm sôi và sẽ nhão
       

  • C.

    Muốn nhờ người chắt giúp nước cơm
      

  • D.

    Cả 3 đáp án trên đều đúng

Câu 48 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Giữa các phần, các đoạn của bài văn cần có sự liên kết hợp lí, tự nhiên đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Câu 49 :

Chủ đề bài thơ Mây và sóng là gì?

  • A.

    Tình mẫu tử thiêng liêng
       

  • B.

    Tình bạn bè thắm thiết
       

  • C.

    Tình anh em sâu nặng

       

  • D.

    Tình yêu thiên nhiên sâu sắc

Câu 50 : Con hãy tích vào ô đúng hoặc sai cho mỗi câu (khẳng định) dưới đây.

Các đề bài sau là những đề bài Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ đúng hay sai?

A. Phân tích nhân vật Vũ Nương để thấy phẩm chất cao đẹp của người phụ nữ Việt Nam

Đúng
Sai

B. Suy nghĩ về cơ sở hình thành tình đồng chí trong đoạn thơ đầu bài thơ “Đồng chí”

Đúng
Sai

C. Suy nghĩ về tình mẫu tử trong đoạn trích Trong lòng mẹ

Đúng
Sai

D. Cảm nhận về tâm trạng Tản Đà trong “Muốn làm thằng cuội”

Đúng
Sai

E. Suy nghĩ về chiến dịch mùa hè xanh của các bạn trẻ.

Đúng
Sai

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

 

Câu văn “Cảm thấy có ánh mắt các chiến sĩ dõi theo mình, tôi không sợ nữa” được dùng với mục đích gì?

  • A.

    Bày tỏ ý nghi vấn
      

  • B.

    Trình bày sự việc
     

  • C.

    Thể hiện sự cầu khiến
     

  • D.

    Bộc lộ cảm xúc

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Xem lại văn bản.

Lời giải chi tiết :

Câu văn “Cảm thấy có ánh mắt các chiến sĩ dõi theo mình, tôi không sợ nữa” bàu tỏ cảm xúc yên tâm của nhân vật trong một lần làm nhiệm vụ.

Câu 2 :

Phần nào sau đây không thuộc phần thân bài của bài văn Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống

  • A.

    Trình bày nguyên nhân của hiện tượng.

  • B.

    Nêu những biểu hiện của hiện tượng đó.

  • C.

    Giới thiệu về hiện tượng cần nghị luận.

  • D.

    Cả 3 phương án trên.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Thân bài gồm các bước: nêu hiện tượng, trình bày nguyên nhân, ảnh hưởng, giải pháp và liên hệ với bản thân.

Câu 3 :

Ý nào nêu khái quát nhất lời khuyên của tác giả Chu Quang Tiềm đối với người đọc sách?

  • A.

    Nên lựa chọn sách mà đọc
       

  • B.

    Đọc sách phải kĩ
      

  • C.

    Cần có phương pháp
       

  • D.

    Không nên đọc sách chỉ để trang trí như kẻ trọc phú khoe của

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Có nhiều phương pháp đọc sách hiệu quả, trong đó tựu chung lại là cần có phương
pháp.

Câu 4 :

Cho đề bài sau: Phân tích nhân vật ông giáo trong truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao.
Trong phần mở bài, ta sẽ giới thiệu về vấn đề gì?

  • A.

    Giới thiệu về Nam Cao.

  • B.

    Giới thiệu về Lão Hạc.

  • C.

    Giới thiệu về ông giáo.

  • D.

    Giới thiệu về tác giả Nam Cao, tác phẩm Lão Hạc và nhân vật ông Giáo.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Đọc kĩ đề bài và gạch ý chủ chốt

Lời giải chi tiết :

Giới thiệu về tác giả, tác phẩm và vấn đề cần bàn luận (tác giả Nam Cao, tác phẩm Lão Hạc và nhân vật ông Giáo).

Câu 5 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ cần nêu lên được các nhận xét, đánh giá và sự cảm thụ riêng của người viết. Những nhận xét, đánh giá ấy phải gắn với sự phân tích, bình giá ngôn ngữ, hình ảnh, giọng điệu, nội dung cảm xúc… của tác phẩm, đúng hay sai?

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

Bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ cần nêu lên được các nhận xét đánh giá và sự cảm thụ riêng của người viết.

Câu 6 :

Y Phương từng giữ chức vụ gì trong hội văn nghệ Cao Bằng?

  • A.

    Tổng thư kí

  • B.

    Tổng biên tập

  • C.

    Phó chủ tịch

  • D.

    Chủ tịch

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Năm 1993 là chủ tịch hội văn nghệ Cao Bằng.

Câu 7 :

Thông qua lời kể của Rô-bin-xơn cho thấy nhân vật là người như thế nào?

  • A.

     Có cuộc sống gian khổ, khó khăn và nhiều thử thách trên đảo hoang

  • B.

    Ý chí vượt trên những gian khổ

  • C.

    Tinh thần lạc quan của Rô-bin-xơn

  • D.

    Gồm tất cả những ý trên

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Tất cả các ý trên đều nói đúng về nhân vật

Câu 8 :

Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:


Mẹ ta không có yếm đào
nón mê thay nón quai thao đội đầu
rối ren tay bí tay bầu

váy nhuộm bùn, áo nhuộm nâu bốn mùa.
Cái cò… sung chát đào chua…
câu ca mẹ hát gió đưa về trời
ta đi trọn kiếp con người
cũng không đi hết mấy lời mẹ ru.

 

Cảm xúc của tác giả qua đoạn thơ trên là:

  • A.

    Sung sướng, tự hào

  • B.

    Xúc động, biết ơn

  • C.

    Thương cảm, thành kính

  • D.

    Buồn thương, đau xót

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Đọc lại và nắm được tư tưởng đoạn thơ.

Lời giải chi tiết :

Cảm xúc của tác giả qua đoạn thơ trên là Xúc động, biết ơn

Câu 9 :

Tác phẩm Những ngôi sao xa xôi do ai sáng tác?

  • A.

    Hữu Thỉnh
       

  • B.

    Nguyễn Thành Long
      

  • C.

    Nguyễn Minh Châu

      

  • D.

    Lê Minh Khuê

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Truyện ngắn “Nhưng ngôi sao xa xôi” do Lê Minh Khuê sáng tác

Câu 10 :

Trong các vấn đề sau, vấn đề nào chưa phù hợp để viết bài Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống?

  • A.

    Vứt rác bừa bãi.

  • B.

    Nghiện game.

  • C.

    Tình trạng mất điện ở một số vùng nông thôn.

  • D.

    Môi trường bị ô nhiễm

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Xem lại khái niệm lại các đề bài Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống

Lời giải chi tiết :

Nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống xã hội là bàn về một sự việc, hiện tượng có ý nghĩa đối với xã hội, đáng khen, đáng chê hay có vấn đề đáng suy nghĩ.

Câu 11 :

Trong các đề bài sau, đề nào thuộc đề bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống?

  • A.

    Phân tích vẻ đẹp nhân vật ông Sáu trong Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng)

  • B.

    Suy nghĩ về vấn nạn bạo lực học đường ngày nay

  • C.

    Cảm nghĩ về khổ thơ đầu bài Ánh trăng

  • D.

    Suy nghĩ về câu nói “Uống nước nhớ nguồn”

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Xem lại khái niệm của Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống rồi suy ra câu rả lời đúng

Lời giải chi tiết :

- Đề A, C nghị luận về tác phẩm văn học.
- Đề D nghị luận về tư tưởng đạo lí.
- Đề B nghị luận về hiện tượng bạo lực trong học đường.

Câu 12 :

Đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:
“Lòng biết ơn là cơ sở của đạo làm người. Hiện nay trên khắp đất nước ta đang dấy lên phong trào đền ơn đáp nghĩa đối với thương binh, liệt sĩ, những bà mẹ anh hùng, những gia đình có công với cách mạng. Đảng và Nhà nước cùng toàn dân thực sự quan tâm, chăm sóc các đối tượng chính sách. Thương binh được học nghề, được trợ vốn làm ăn; các gia đình liệt sĩ, các bà mẹ Việt Nam anh hùng được tặng nhà tình nghĩa, được các cơ quan đoàn thể phụng dưỡng, săn sóc tận tình. Rồi những cuộc hành quân về chiến trường xưa tìm hài cốt đồng đội, những nghĩa trang liệt sĩ đẹp đẽ với đài Tổ quốc ghi công sừng sững, uy nghiêm, luôn nhắc nhở mọi người, mọi thế hệ hãy nhớ ơn các liệt sĩ đã hi sinh anh dũng vì độc lập, tự do… Không thể nào kể hết những biểu hiện sinh động, phong phú của đạo lí uống nước nhớ nguồn của dân tộc ta. Đạo lí này là nền tảng vững vàng để xây dựng một xã hội thực sự tốt đẹp.”

 

Câu cuối trong đoạn văn sử dụng phép lập luận nào?

  • A.

    Phân tích
       

  • B.

    Tổng hợp
       

  • C.

    So sánh
       

  • D.

    Chứng minh

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Xem lại các thao tác lập luận trong văn bản nghị luận.

Lời giải chi tiết :

- Phân tích: là cách chia nhỏ đối tượng thành nhiều yếu tố bộ phận để đi sâu xem xét một cách toàn diện về nội dung, hình thức của đối tượng.

- So sánh: làm sáng tỏ đối tượng đang nghiên cứu trong mối tương quan với đối tượng khác.

- Chứng minh: dùng những bằng chứng chân thực, đã được thừa nhận để chứng tỏ đối tượng.

- Tổng hợp: là phép lập luận rút ra cái chung từ những điều đã phân tích.

Câu 13 : Con hãy bấm vào từ/cụm từ để chọn. Bấm lại vào từ/cụm từ để bỏ chọn

Gạch chân các thành phần khởi ngữ trong những câu sau:

Cuốn truyện này

tôi đã mua lâu rồi.

Đi du lịch

thì tôi thích đi cùng gia đình.

Về các môn xã hội,

Hà là người giỏi nhất.

Đối với chúng tôi,

điều này thật bất ngờ.

Đáp án

Cuốn truyện này

tôi đã mua lâu rồi.

Đi du lịch

thì tôi thích đi cùng gia đình.

Về các môn xã hội,

Hà là người giỏi nhất.

Đối với chúng tôi,

điều này thật bất ngờ.

Lời giải chi tiết :

Cuốn truyện này, tôi đã mua lâu rồi.

Đi du lịch thì tôi thích đi cùng gia đình.

Về các môn xã hội, Hà là người giỏi nhất.

Đối với chúng tôi, điều này thật bất ngờ.

Câu 14 :

Cho đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới (câu 8 – 12):
Nhưng tạnh mất rồi. Tạnh rất nhanh như khi mưa đến. Sao chóng thế? Tôi bỗng thẫn thờ, tiếc không nói nổi. Rõ ràng tôi không tiếc những viên đá. Mưa xong thì tạnh thôi. Mà tôi nhớ một cái gì đấy, hình như mẹ tôi, cái cửa sổ, oặc những ngôi sao to trên bầu trời thành phố. Phải, có thể những cái đó… Hoặc là cây, hoặc là cái vòm tròn của nhà hát, hoặc là bà bán kem đẩy chiếc xe chở đầy thùng kem, trẻ con háo hức bâu xung quanh. Con đường nhựa vào ban đêm, sau cơn mưa mùa hạ rộng ra, dài ra, lấp loáng ánh đèn trông như một con sông nước đen. Những ngọn đèn điện trên quảng trường lung linh như những ngôi sao trong câu chuyện cổ tích nói về những xứ sở thần tiên. Hoa trong công viên. Những quả bóng sút vô tội vạ của bọn trẻ con trong một góc phố. Tiếng rao của bà bán xôi sáng có cái mủng đội trên đầu… Chao ôi, có thể là tất cả những cái đó. Những cái đó ở thiệt xa… Rồi bỗng chốc, sau một cơn mưa đá, chúng xoáy mạnh như sóng trong tâm trí tôi…

 

Câu văn “Sao chóng thế?” được dùng với mục đích gì?

  • A.

    Bày tỏ ý nghi vấn
       

  • B.

    Trình bày một sự việc
      

  • C.

    Thể hiện sự cầu khiến

       

  • D.

    Bộc lộ cảm xúc

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Xem lại câu văn

Lời giải chi tiết :

Câu văn “Sao chóng thế?” bày tỏ cảm xúc tiếc nuối của tác giả khi cơn mưa đá đi qua.

Câu 15 :

Cho đề bài sau: “Bersot từng nói: Trong vũ trụ có lắm kì quan, nhưng kì quan đẹp nhất là trái tim người mẹ. Ý kiến của anh chị về câu nói trên?”

Trong phần mở bài, ta sẽ giới thiệu về vấn đề gì?

  • A.

    Giới thiệu về vũ trụ.

  • B.

    Giới thiệu về các kì quan trên thế giới.

  • C.

    Giới thiệu về tình mẹ.

  • D.

    Giới thiệu về những thứ tươi đẹp.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Đọc kĩ đề bài và gạch ý chủ chốt

Lời giải chi tiết :

Giới thiệu về tình mẹ - kì quan đẹp đẽ nhất của vũ trụ.

Câu 16 :

Đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:
“Lòng biết ơn là cơ sở của đạo làm người. Hiện nay trên khắp đất nước ta đang dấy lên phong trào đền ơn đáp nghĩa đối với thương binh, liệt sĩ, những bà mẹ anh hùng, những gia đình có công với cách mạng. Đảng và Nhà nước cùng toàn dân thực sự quan tâm, chăm sóc các đối tượng chính sách. Thương binh được học nghề, được trợ vốn làm ăn; các gia đình liệt sĩ, các bà mẹ Việt Nam anh hùng được tặng nhà tình nghĩa, được các cơ quan đoàn thể phụng dưỡng, săn sóc tận tình. Rồi những cuộc hành quân về chiến trường xưa tìm hài cốt đồng đội, những nghĩa trang liệt sĩ đẹp đẽ với đài Tổ quốc ghi công sừng sững, uy nghiêm, luôn nhắc nhở mọi người, mọi thế hệ hãy nhớ ơn các liệt sĩ đã hi sinh anh dũng vì độc lập, tự do… Không thể nào kể hết những biểu hiện sinh động, phong phú của đạo lí uống nước nhớ nguồn của dân tộc ta. Đạo lí này là nền tảng vững vàng để xây dựng một xã hội thực sự tốt đẹp.”

 

Đoạn văn trên nói về nội dung gì?

  • A.

    Khái niệm lòng biết ơn.
       

  • B.

    Đặc điểm của lòng biết ơn.
      

  • C.

    Những biểu hiện của lòng biết ơn.
       

  • D.

    Ý nghĩa của lòng biết ơn.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Xem lại các thao tác lập luận trong bài văn nghị luận.

Lời giải chi tiết :

- Đoạn văn trên viết về những biểu hiện của lòng biết ơn.

Câu 17 :

Từ sau năm 1975 Lê Minh Khuê viết về đề tài gì?

  • A.

    Bộ đội trên chiến trường Trường Sơn.

  • B.

    Những chuyển biến đời sống xã hội và con người trên tinh thần đổi mới.

  • C.

    Vẻ đẹp của cuộc sống bình dị.

  • D.

    Tất cả các phương án trên đều sai.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Sau 1975: Viết về những chuyển biến đời sống xã hội và con người trên tinh thần đổi mới.

Câu 18 :

Tác dụng của cách kể theo ngôi thứ nhất ở trong truyện "Những ngôi sao xa xôi"?

  • A.

    Thể hiện được thế giới tâm hồn cảm xúc của nhân vật

  • B.

    Thể hiện được sự khách quan trong cái nhìn đối với các sự việc

  • C.

    Tăng tính chân thực cho câu chuyện

  • D.

    A và C

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Truyện theo ngôi kể thứ nhất, người kể là Phương Định – nhân vật chính trong tác phẩm.
=> Tác dụng: Thuận lợi trong việc biểu hiện thế giới tâm hồn cảm xúc; suy nghĩ của nhân vật, đồng thời phù hợp với nội dung tác phẩm, tăng tính chân thực cho câu chuyện.

Câu 19 :

Trong những tình huống dưới đây, tình huống nào cần viết hợp đồng?

  • A.

    Công ty thuê nhà em làm trụ sở tiêu thụ sản phẩm

  • B.

    Em mất xe đạp và muốn trình báo với cơ quan công an

  • C.

     Nhà trường muốn biết kết quả học tập của các lớp

  • D.

    Xã em tiến hành bàn giao ngôi nhà tình nghĩa cho mẹ liệt sĩ

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Đọc kĩ các tình huống trên

Lời giải chi tiết :

Công ti thuê nhà em làm trụ sở tiêu thụ sản phẩm là tình huống cần viết hợp đồng

Câu 20 :

Câu nào dưới đây không có khởi ngữ?

  • A.

    Tôi thích ăn dưa hấu lắm
       

  • B.

    Dưa hấu thì cả nhà tôi đều thích ăn
       

  • C.

    Về các loại trái cây, tôi nghĩ dưa hấu rất bổ
       

  • D.

    Mua trái cây thì chúng ta nên mua dưa hấu.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Dưa hấu thì cả nhà tôi đều thích ăn

Về các loại trái cây, tôi nghĩ dưa hấu rất bổ

Mua trái cây thì chúng ta nên mua dưa hấu.

=> Câu A không có khởi ngữ.

 

Câu 21 :

Câu nào sau đây có khởi ngữ?

  • A.

    Người thông minh nhất là nó
       

  • B.

    Nó thông minh nhưng hơi cẩu thả
      

  • C.

    Nó là đứa thông minh

  • D.

    Về trí thông minh thì nó là nhất

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Về trí thông minh thì nó là nhất

=> Câu D có khởi ngữ.

Câu 22 :

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: 

“Do sự phát triển kinh tế, xã hội, công nghệ thông tin kết hợp với sự xâm nhập tràn lan của các nền văn hóa ngoại lai khiến cho nhận thức của học sinh về ngôn ngữ giao tiếp, văn hóa và đạo đức trở nên lệch lạc và gây ra các hành vi giao tiếp thiếu chuẩn mực, thiếu trong sáng, lễ độ. Do lối sống đua đòi, thực dụng, dễ dãi của một số bạn trẻ dẫn đến sự suy thoái nhân cách và đạo đức, từ đó ảnh hưởng đến thế hệ học sinh trong trường học. Từ một vài cá nhân, nói tục chửi thề trở thành một hiện tượng tràn lan và ngày càng ảnh hưởng sâu sắc trong lứa tuổi học sinh”.

 

Trong câu văn cuối có vai trò gì?

  • A.

    Triển khai ý chủ đề
       

  • B.

    Triển khai ý của câu trước nó
      

  • C.

    Kết lại ý chủ đề của đoạn văn
       

  • D.

    Nếu ra một ý chủ đề mới

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Đọc kĩ nội dung câu cuối

Lời giải chi tiết :

Câu cuối có nội dung kết lại chủ đề mà đoạn văn nói tới (nguyên nhân dẫn đến việc nói tục chửi thề).

Câu 23 :

Đâu là đặc điểm truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu sau 1975?

  • A.

    Tài hoa, uyên bác và mọi sự vật được miêu tả ở phương diện thẩm mỹ

  • B.

    Thể hiện những tìm tòi quan trọng về tư tưởng và nghệ thuật, góp phần đổi mới văn học nước nhà.

  • C.

    Hướng vào cuộc sống cơ cực của những người dân thành thị nghèo và vẻ đẹp nên thơ của cuộc sống thường nhật.

  • D.

    Là cây bút trào phúng bậc thầy, một trong những đại biểu xuất sắc của xu hướng văn học hiện thực.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

- Sau năm 1975, sáng tác của Nguyễn Minh Châu – đặc biệt là các truyện ngắn – đã thể hiện những tìm tòi quan trọng về tư tưởng và nghệ thuật, góp phần đổi mới văn học nước nhà từ những năm 80 của thế kỉ XX đến nay.

Câu 24 :

Cho đề bài sau: “Suy nghĩ của anh chị về hiện tượng nhiều bạn trẻ hiện nay thích thể hiện bản thân, khẳng định cái tôi của mình bằng cách chụp ảnh “tự sướng” để tung lên mạng xã hội.”

Trong phần mở bài, ta sẽ giới thiệu về vấn đề gì?

  • A.

    Giới thiệu hiện tượng nghiện Facebook của giới trẻ.

  • B.

    Giới thiệu hiện tượng sử dụng điện thoại di động chưa đúng cách.

  • C.

    Giới thiệu hiện tượng nghiện game của các bạn trẻ.

  • D.

    Giới thiệu hiện tượng các bạn trẻ ngày nay thích khẳng định cái “tôi” bằng cách chụp ảnh “tự sướng” để tung lên mạng xã hội.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Đọc kĩ đề bài và gạch ý chủ chốt

Lời giải chi tiết :

Giới thiệu hiện tượng các bạn trẻ ngày nay thích khẳng định cái “tôi” bằng cách chụp ảnh “tự sướng” để tung lên mạng xã hội.

Câu 25 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Khi viết bài nghị luận về một đoạn thơ bài thơ cần có lời văn gợi cảm, thể hiện rung động chân thành của người viết, đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án

A. Đúng

B. Sai

Lời giải chi tiết :

Bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ cần có bố cục mạch lạc, rõ ràng, có lời văn gợi cảm, thể hiện rung động chân thành của người viết.

Câu 26 : Con hãy tích vào ô đúng hoặc sai cho mỗi câu (khẳng định) dưới đây.

Đánh dấu x vào ô phù hợp
Các câu văn sau là những câu sử dụng thành phần gọi đáp:

A. Thưa cô, cho em vào lớp ạ!

Đúng
Sai

B. Hình như thu đã về.

Đúng
Sai

C. Chao ôi! Đây thực sự là một tuyệt tác!

Đúng
Sai

D. Ngày mai anh phải đi rồi ư?

Đúng
Sai

E. Lan – lớp trưởng lớp tôi đã giành giải nhất trong kì thi này.

Đúng
Sai
Đáp án

A. Thưa cô, cho em vào lớp ạ!

Đúng
Sai

B. Hình như thu đã về.

Đúng
Sai

C. Chao ôi! Đây thực sự là một tuyệt tác!

Đúng
Sai

D. Ngày mai anh phải đi rồi ư?

Đúng
Sai

E. Lan – lớp trưởng lớp tôi đã giành giải nhất trong kì thi này.

Đúng
Sai
Phương pháp giải :

Xem lại kiến thức về Thành phần gọi – đáp.

Lời giải chi tiết :

+ Câu A có từ “hình như” => thể hiện cách nhìn của người nói - thành phần tình thái.
+ Câu C có từ “chao ôi” => biểu đạt cảm xúc – thành phần cảm thán.
+ Câu E có thành phần sau dấu gạch ngang => thành phần phụ chú.
=> Như vậy, câu A và câu D tạo lập và duy trì hội thoại đồng thời chứa các từ ngữ gọi đáp (à, ư, nhỉ…) nên là thành phần gọi – đáp.

- Đáp án:

+ A: đúng

+ B: sai
+ C: sai
+ D: đúng
+ E: sai.

Câu 27 :

Cụm từ lên thác xuống ghềnh là:

  • A.

    Tục ngữ
       

  • B.

    Thành ngữ
      

  • C.

    Quán ngữ
     

  • D.

    Ca dao

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Xem lại các khái niệm thành ngữ, tục ngữ, ca dao, quán ngữ.

Lời giải chi tiết :

Cụm từ “Lên thác xuống ghềnh” là thành ngữ

Câu 28 :

Trong các đề bài sau, đề nào không thuộc đề bài Nghị luận về tác phẩm truyện (hay đoạn trích)?

  • A.

    Phân tích diễn biến cốt truyện trong truyện ngắn Làng của Kim Lân.

  • B.

    Suy nghĩ về thân phận Thúy Kiều trong đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều

  • C.

    Suy nghĩ về câu Có chí thì nên

  • D.

    Suy nghĩ về tình cảm gia đình thời chiến qua truyện ngắn Chiếc lược ngà.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Xem lại khái niệm của Nghị luận về tác phẩm truyện (hay đoạn trích).

Lời giải chi tiết :

- Đề C là đề bài về tư tưởng đạo lí.
- Đề A, B, D là nghị luận về hiện tượng đời sống.

Câu 29 :

Đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:
“Lòng biết ơn là cơ sở của đạo làm người. Hiện nay trên khắp đất nước ta đang dấy lên phong trào đền ơn đáp nghĩa đối với thương binh, liệt sĩ, những bà mẹ anh hùng, những gia đình có công với cách mạng. Đảng và Nhà nước cùng toàn dân thực sự quan tâm, chăm sóc các đối tượng chính sách. Thương binh được học nghề, được trợ vốn làm ăn; các gia đình liệt sĩ, các bà mẹ Việt Nam anh hùng được tặng nhà tình nghĩa, được các cơ quan đoàn thể phụng dưỡng, săn sóc tận tình. Rồi những cuộc hành quân về chiến trường xưa tìm hài cốt đồng đội, những nghĩa trang liệt sĩ đẹp đẽ với đài Tổ quốc ghi công sừng sững, uy nghiêm, luôn nhắc nhở mọi người, mọi thế hệ hãy nhớ ơn các liệt sĩ đã hi sinh anh dũng vì độc lập, tự do… Không thể nào kể hết những biểu hiện sinh động, phong phú của đạo lí uống nước nhớ nguồn của dân tộc ta. Đạo lí này là nền tảng vững vàng để xây dựng một xã hội thực sự tốt đẹp.”

Đoạn văn trên thuộc phương thức biểu đạt nào?

  • A.

    Tự sự

  • B.

    Nghị luận
       

  • C.

    Miêu tả
     

  • D.

    Biểu cảm

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Xem lại khái niệm các loại văn bản.

Lời giải chi tiết :

- Văn nghị luận: Dùng lí lẽ của mình để bàn bạc, thuyết phục người khác về một vấn đề nào đó. Để thuyết phục được ý kiến phải đúng, thái thộ phải đúng. Có thể gọi ý kiến là lí, còn thái độ là tình. Có ý kiến đúng mà thái độ không đúng thì cũng kém gì giá trị và tác dụng. Có ý kiến đúng và thái độ đúng rồi lại phải có cách nghị luận hợp lí nữa.
- Văn miêu tả: Loại văn nhằm giúp người đọc, người nghe hình dung những đặc điểm, tính chất nổi bật của sự vật, sự việc, con người, phong cảnh… làm cho những cái đó như hiện lên trước mắt người đọc, người nghe. Năng lực quan sát của người viết, người nói thường được bộc lộ rõ nhất.
- Văn tự sự: Là phương thức trình bày chuỗi các sự việc, hiện tượng, từ sự việc hiện tượng này dẫn đến sự việc, hiện tượng kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc và thể hiện một ý nghĩa.
- Văn biểu cảm: là văn bản viết ra nhằm biểu đạt tình cảm, cảm xúc, sự đánh giá của con người đối với thế giới xung quanh và khêu gợi lòng đồng cảm nơi người đọc.

Câu 30 : Con hãy ghép đáp án ở cột A với đáp án tương ứng ở cột B

Nối cột A với cột B sao cho phù hợp

Mở bài

Thân bài

Kết bài

Lần lượt trình bày những suy nghĩ, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ.

Giới thiệu đoạn thơ, bài thơ và bước đầu nêu nhận xét, đánh giá của mình.

Khái quát giá trị, ý nghĩa của đoạn thơ, bài thơ.

Đáp án

Mở bài

Giới thiệu đoạn thơ, bài thơ và bước đầu nêu nhận xét, đánh giá của mình.

Thân bài

Lần lượt trình bày những suy nghĩ, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ.

Kết bài

Khái quát giá trị, ý nghĩa của đoạn thơ, bài thơ.

Lời giải chi tiết :

- Dàn bài chung:
+ Mở bài: Giới thiệu đoạn thơ, bài thơ và bước đầu nêu nhận xét, đánh giá của mình.
+ Thân bài: Lần lượt trình bày những suy nghĩ, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ.
+ Kết bài: Khái quát giá trị, ý nghĩa của đoạn thơ, bài thơ.

Câu 31 :

Vì sao Tuấn trong "Bến quê" không sang sông như bố muốn?

  • A.

    Tuấn bị hấp dẫn bởi trò chơi phá cờ thế
       

  • B.

    Tuấn giống bố hồi còn trẻ
      

  • C.

    Tuấn không biết đó là khao khát của bố
       

  • D.

    Vì tất cả những lí do trên

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Xem lại văn bản và đưa ra câu trả lời

Lời giải chi tiết :

Tuấn không sang được sông như bố muốn vì những lí do ở bên trong và bên ngoài.

Câu 32 :

Nhân vật Nhĩ đã cảm nhận điều về Liên, người vợ của anh?

  • A.

    Tần tảo, và chịu đựng hi sinh
      

  • B.

    Vất vả, giản dị
       

  • C.

    Đảm đang, tháo vát

  • D.

    Thông minh, giỏi giang trong công việc

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Liên đã tần tảo, hi sinh thầm lặng suốt đời vì chồng con, vì gia đình.

Câu 33 :

Trong những đề bài sau đề nào thuộc bài văn nghị luận về một vấn đề, tư tưởng đạo lí?

  • A.

    Bàn về nhân vật chó sói và cừu non trong bài thơ của La Phông ten
       

  • B.

    Bàn về vấn đề xả rác bừa bãi hiện nay.
       

  • C.

    Lòng biết ơn thầy cô giáo qua câu tục ngữ “Không thầy đố mày làm nên”
       

  • D.

    Cảm nghĩ về “Làng” của Kim Lân

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Xem lại khái niệm bài văn Nghị luận về một vấn đề, tư tưởng đạo lí

Lời giải chi tiết :

- Đề A, D thuộc dạng đề nghị luận về tác phẩm văn học.
- Đề B nghị luận về một hiện tượng đời sống.

=> Đề C nghị luận về một vấn đề, tư tưởng đạo lí

Câu 34 : Con hãy chọn những đáp án đúng (Được chọn nhiều đáp án)

Đáp án nào không đúng khi nói về khó khăn trong việc đọc sách?

A. Sách nhiều khiến người ta không chuyên sâu

B. Sách rất tốn kém, bởi vậy những người có kinh tế mới có điều kiện sở hữu.

C. Sách nhiều khiến người đọc lạc hướng

D. Sách viết rất khó hiểu, bởi vậy những người học cao mới có khả năng đọc.

Đáp án

B. Sách rất tốn kém, bởi vậy những người có kinh tế mới có điều kiện sở hữu.

D. Sách viết rất khó hiểu, bởi vậy những người học cao mới có khả năng đọc.

Lời giải chi tiết :

Những khó khăn trong việc đọc sách

- Sách nhiều khiến người ta không chuyên sâu:
   + Ngày trước sách ít, “có người đọc đến bạc đầu mới hết một quyển kinh” nhưng đọc
nghiền ngẫm nên đã thấm vào xương tủy.
   + Ngày nay, những học giả trẻ đọc nhiều sách nhưng chỉ “lướt qua”, như vậy chỉ là
“hư danh nông cạn”.
- Sách nhiều khiến người đọc lạc hướng:
   + Trước một số lượng lớn sách sẽ khiến con người “tham nhiều mà không thực chất”,
không phân biệt được những “tác phẩm cơ bản đích thực” với “những cuốn sách “vô
thưởng vô phạt”.

Đáp án: B; D.

Câu 35 :

Sự khác nhau chủ yếu giữa bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng, đời sống và nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí ?

  • A.

    Khác nhau về nội dung nghị luận
       

  • B.

    Khác nhau về sự vận dụng thao tác
       

  • C.

    Khác nhau về cấu trúc bài viết

  • D.

    Khác nhau về ngôn ngữ diễn đạt

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Xem lại khái niệm bài văn Nghị luận về một hiện tượng đời sống và bài văn Nghị luận về một tư tưởng đạo lí.

Lời giải chi tiết :

Sự khác nhau chủ yếu giữa bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng, đời sống và nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí là khác nhau về nội dung nghị luận.

Câu 36 :

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi phía dưới:
Trong nền văn học hiện đại, Kim Lân là một gương mặt độc đáo. Do hoàn cảnh sống của mình, ông am hiểu sâu sắc sinh hoạt, tâm lí của người nông dân. Kim Lân được xem là nhà văn của nông thôn, của người dân quê Việt Nam với vẻ đẹp mộc mạc mà đậm đà. “Làng” là một trong những truyện ngắn đặc sắc nhất của Kim Lân. Tác phẩm này được viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, thể hiện một cách sinh động vẻ đẹp của tình yêu quê hương, tình yêu đất nước ở người nông dân. Ai đến với “Làng” chắc khó có thể quên ông Hai – một nhân vật nông dân mang đến những nét đẹp thật đáng yêu qua ngòi bút khắc họa tài tình của Kim Lân.

 

Đoạn văn trên phù hợp với phần nào của bài văn?

  • A.

    Mở bài
       

  • B.

    Thân bài
       

  • C.

    Kết bài

       

  • D.

    Có thể dùng cho cả 3 phần

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Xem lại kĩ đoạn văn

Lời giải chi tiết :

Đoạn văn trên phù hợp với phần mở bài.

Câu 37 :

Điền tiếp vào chỗ trống một câu có hàm ý khích lệ động viên:


Chán quá, bài văn hôm nay tớ được có mỗi 5 điểm.
Không sao, ……………………..,Cậu lấy đó để tự cố gắng thì sẽ đạt kết quả tốt trong những lần sau này.

  • A.

    Thất bại là mẹ thành công 

     

  • B.

    Núi cao còn có núi cao hơn 

  • C.

    Chín người mười ý

  • D.

    Góp gió thành bão

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Có thể dùng tục ngữ, thành ngữ có hàm ý để khuyên nhủ bạn.

Lời giải chi tiết :

Không sao, thất bại là mẹ thành công. Cậu lấy đó để tự cố gắng thì sẽ đạt kết quả tốt trong những lần sau này.

Câu 38 :

Các từ được sử dụng trong phép thế?

  • A.

    Đây, đó, kia, thế, vậy…
       

  • B.

    Cái này, việc ấy, vì vậy, tóm lại…
       

  • C.

    Và, rồi, nhưng, vì, để, nếu…
       

  • D.

    Nhìn chung, tuy nhiên, dù thế, nếu vậy…

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Phép thế là phép sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ có tác dụng thay thế từ ngữ đã có ở câu trước.

=> Những từ ngữ đi cùng sẽ là các từ “đây, đó, kia, thế, vậy”.

Câu 39 : Con hãy bấm vào từ/cụm từ để chọn. Bấm lại vào từ/cụm từ để bỏ chọn

Gạch chân thành phần phụ chú trong câu văn sau và cho biết kiểu quan hệ của thành phần phụ chú với từ ngữ có liên quan:


Cả bọn trẻ xúm vào, và rất nương nhẹ, giúp anh đi nửa nốt vòng trái đất - từ mép tấm đệm nằm ra mép tấm phản, khoảng cách ước chừng năm chục phân.

Cả bọn trẻ xúm vào,

và rất nương nhẹ, giúp anh đi nửa nốt vòng trái đất

- từ mép tấm đệm nằm ra mép tấm phản, khoảng cách ước chừng năm chục phân.

Đáp án

Cả bọn trẻ xúm vào,

và rất nương nhẹ, giúp anh đi nửa nốt vòng trái đất

- từ mép tấm đệm nằm ra mép tấm phản, khoảng cách ước chừng năm chục phân.

Phương pháp giải :

Xem lại các dấu hiệu nhận biết thành phần phụ chú.

Lời giải chi tiết :

Thành phần phụ chú thường đặt giữa hai dấu gạch ngang, hai dấu phẩy, hai dấu ngoặc đơn hoặc giữa một dấu gạch ngang với một dấu phẩy.

Đáp án: Cả bọn trẻ xúm vào, và rất nương nhẹ, giúp anh đi nửa nốt vòng trái đất - từ mép tấm đệm nằm ra mép tấm phản, khoảng cách ước chừng năm chục phân.

Câu 40 :

Trong các đề bài sau, đề nào không thuộc bài Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí?

  • A.

    “Người hạnh phúc nhất là người đem đến hạnh phúc cho nhiều người nhất” (Đi- đơ-rô). Anh chị nghĩ thế nào về vấn đề này?

  • B.

    Môi trường bị ô nhiễm.

  • C.

    Suy nghĩ về vấn đề: Tài năng và lòng tốt của con người.

  • D.

    Tục ngữ có câu: Ăn vóc, học hay. Ý kiến của anh chị?

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Xem lại các đề bài Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.

Lời giải chi tiết :

- Các phương án A, C, D đều thuộc bài Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
- Phương án B là dạng đề thuộc bài Nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống.

Câu 41 :

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: 

“Do sự phát triển kinh tế, xã hội, công nghệ thông tin kết hợp với sự xâm nhập tràn lan của các nền văn hóa ngoại lai khiến cho nhận thức của học sinh về ngôn ngữ giao tiếp, văn hóa và đạo đức trở nên lệch lạc và gây ra các hành vi giao tiếp thiếu chuẩn mực, thiếu trong sáng, lễ độ. Do lối sống đua đòi, thực dụng, dễ dãi của một số bạn trẻ dẫn đến sự suy thoái nhân cách và đạo đức, từ đó ảnh hưởng đến thế hệ học sinh trong trường học. Từ một vài cá nhân, nói tục chửi thề trở thành một hiện tượng tràn lan và ngày càng ảnh hưởng sâu sắc trong lứa tuổi học sinh”.

 

Đoạn văn trên nói về nội dung gì?

  • A.

    Giải thích hiện tượng

  • B.

    Nêu biểu hiện

  • C.

    Chỉ ra nguyên nhân

  • D.

    Bào học nhận thức

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Đọc kĩ nội dung đoạn văn

Lời giải chi tiết :

Đoạn văn nêu lên hai nguyên nhân cơ bản dẫn đến hiện tượng nói tục chửi thề.

Câu 42 :

Thông điệp từ truyện Bến quê của Nguyễn Minh Châu?

  • A.

    Dù đi đâu thì quê hương vẫn là chỗ dừng chân cuối cùng của đời con người
       

  • B.

    Hãy trân trọng những vẻ đẹp, giá trị bình dị, gần gũi của cuộc sống quê hương
     

  • C.

    Quê hương nếu ai không nhớ- Sẽ không lớn nổi thành người
     

  • D.

    Trước khi đi ra ngoài, hãy biết sống với quê hương của mình

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Qua cảnh ngộ và tâm trạng của nhân vật Nhĩ, truyện Bến quê gửi gắm những suy nghĩ, trải nghiệm sâu sắc của nhà văn về con người và cuộc đời, thức tỉnh mọi người sự trân trọng những vẻ đẹp và giá trị bình dị, gần gũi của gia đình, quê hương.

Câu 43 :

Đâu không phải là đặc điểm thơ của Hữu Thỉnh?

  • A.

    Giản dị

  • B.

    Tinh tế

  • C.

    Sâu sắc

  • D.

    Hào hùng

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Thơ ông giản dị nhưng vô cùng tinh tế và sâu sắc.
=> Thơ ông không có chất mạnh mẽ, hào hùng.

Câu 44 :

Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:


Mẹ ta không có yếm đào
nón mê thay nón quai thao đội đầu
rối ren tay bí tay bầu

váy nhuộm bùn, áo nhuộm nâu bốn mùa.
Cái cò… sung chát đào chua…
câu ca mẹ hát gió đưa về trời
ta đi trọn kiếp con người
cũng không đi hết mấy lời mẹ ru.

Trong bốn câu thơ đầu, nhà thơ muốn nói điều gì về người mẹ?

  • A.

    Cuộc sống nghèo khổ, vất vả.

  • B.

    Thân phận nhỏ bé, phụ thuộc.

  • C.

    Số phận nổi chìm, gian lao.

  • D.

    Cuộc sống quẩn quanh, bế tắc.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Chú ý vào những hình ảnh “không có yếm đào”, “nón mê”, “váy nhuộm bùn, áo
nhuộm nâu”.

Lời giải chi tiết :

Trong bốn câu thơ đầu, nhà thơ muốn nói về cuộc sống nghèo khổ, vất vả của mẹ.

Câu 45 :

Người cha nói với đứa con về cội nguồn sinh dưỡng là gia đình và quê hương nhằm mục đích gì?

  • A.

    Nhắc nhở đứa con nhớ về cội nguồn sinh dưỡng (gia đình và quê hương)
       

  • B.

    Người cha muốn đứa con trân trọng, tự hào quê hương và tình cảm gia đình
       

  • C.

    Nhắc đứa con mạnh mẽ, kiên cường như truyền thống vượt khó của quê hương
      

  • D.

    Cả 3 đáp án trên

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Người cha nói với đứa con về cội nguồn sinh dưỡng là gia đình và quê hương nhằm mục đích nhắc nhở về cội nguồn sinh dưỡng để qua đó nhắc nhở con mình thái độ trân trọng quê hương và phải sống như những người đồng mình.

Câu 46 :

Hai câu “Nghệ thuật nói nhiều với tư tưởng nữa, nghệ thuật không thể nào thiếu tư tưởng. Không tư tưởng, con người có thể nào còn là con người.” liên kết với nhau bằng phép liên kết chính nào?

  • A.

    Phép lặp từ ngữ
      

  • B.

    Phép trái nghĩa
       

  • C.

    Phép đồng nghĩa
       

  • D.

    Phép thế

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Hai câu “Nghệ thuật nói nhiều với tư tưởng nữa, nghệ thuật không thể nào thiếu tư tưởng. Không tư tưởng, con người có thể nào còn là con người.” liên kết với nhau bằng phép liên kết lặp từ ngữ.

Câu 47 :

Tìm hàm ý trong đoạn hội thoại dưới đây:

Tôi lên tiếng mở đường cho nó:
- Cháu phải gọi “Ba chắt nước giùm con” phải nói như vậy.
Nó như không để ý đến câu nói của tôi, nó lại kêu lên:
Cơm sôi rồi, nhão bây giờ.

  • A.

    Thông báo về việc cơm đang sôi
      

  • B.

    Thông báo về việc cơm sôi và sẽ nhão
       

  • C.

    Muốn nhờ người chắt giúp nước cơm
      

  • D.

    Cả 3 đáp án trên đều đúng

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Đặt vào ngữ cảnh truyện “Chiếc lược ngà” để suy ra hàm ý trên.

Lời giải chi tiết :

Cơm sôi rồi, nhão bây giờ là câu nói bé Thu muốn nhờ ông Sáu chắt nước cơm.

Câu 48 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Giữa các phần, các đoạn của bài văn cần có sự liên kết hợp lí, tự nhiên đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án

A. Đúng

B. Sai

Lời giải chi tiết :

Giữa các phần, các đoạn của bài văn cần có sự liên kết hợp lí, tự nhiên.

Câu 49 :

Chủ đề bài thơ Mây và sóng là gì?

  • A.

    Tình mẫu tử thiêng liêng
       

  • B.

    Tình bạn bè thắm thiết
       

  • C.

    Tình anh em sâu nặng

       

  • D.

    Tình yêu thiên nhiên sâu sắc

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Xem nội dung và đưa ra đáp án đúng

Lời giải chi tiết :

Chủ đề bài thơ Mây và sóng lnói về tình mẫu tử thiêng liêng

Câu 50 : Con hãy tích vào ô đúng hoặc sai cho mỗi câu (khẳng định) dưới đây.

Các đề bài sau là những đề bài Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ đúng hay sai?

A. Phân tích nhân vật Vũ Nương để thấy phẩm chất cao đẹp của người phụ nữ Việt Nam

Đúng
Sai

B. Suy nghĩ về cơ sở hình thành tình đồng chí trong đoạn thơ đầu bài thơ “Đồng chí”

Đúng
Sai

C. Suy nghĩ về tình mẫu tử trong đoạn trích Trong lòng mẹ

Đúng
Sai

D. Cảm nhận về tâm trạng Tản Đà trong “Muốn làm thằng cuội”

Đúng
Sai

E. Suy nghĩ về chiến dịch mùa hè xanh của các bạn trẻ.

Đúng
Sai
Đáp án

A. Phân tích nhân vật Vũ Nương để thấy phẩm chất cao đẹp của người phụ nữ Việt Nam

Đúng
Sai

B. Suy nghĩ về cơ sở hình thành tình đồng chí trong đoạn thơ đầu bài thơ “Đồng chí”

Đúng
Sai

C. Suy nghĩ về tình mẫu tử trong đoạn trích Trong lòng mẹ

Đúng
Sai

D. Cảm nhận về tâm trạng Tản Đà trong “Muốn làm thằng cuội”

Đúng
Sai

E. Suy nghĩ về chiến dịch mùa hè xanh của các bạn trẻ.

Đúng
Sai
Phương pháp giải :

Xem lại kiến thức về Nghị luận về tác phẩm truyện (hay đoạn trích).

Lời giải chi tiết :

+ Câu A, C, nghị luận về tác phẩm truyện (hay đoạn trích).
+ Câu E suy nghĩ về các hiện tượng đang diễn ra trong xã hội.
+ Câu B, D nghị luận về đoạn thơ, bài thơ.