

Đề thi học kì 2 Lịch sử 11 - Đề số 3>
Tải vềCâu 1: Sau cải cách của vua Minh Mạng, cơ quan quản lí cấp tỉnh gồm hai ty là A. Bố chánh sứ ty và Án sát sứ ty. B. Đô tổng binh sứ và Thừa chính sứ. C. Thừa chính sứ và Hiến sát sứ. D. Đô tổng binh sứ và Hiến sát sứ.
Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 11 tất cả các môn - Kết nối tri thức
Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh
Đề bài
PHẦN I: TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN.
Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.
Câu 1: Sau cải cách của vua Minh Mạng, cơ quan quản lí cấp tỉnh gồm hai ty là
A. Bố chánh sứ ty và Án sát sứ ty.
B. Đô tổng binh sứ và Thừa chính sứ.
C. Thừa chính sứ và Hiến sát sứ.
D. Đô tổng binh sứ và Hiến sát sứ.
Câu 2: Các quốc gia và vùng lãnh thổ ven Biển Đông là nơi
A. tập trung các mô hình chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa của thế giới.
B. diễn ra quá trình tiến hóa từ vượn thành người sớm nhất trên thế giới.
C. điều tiết giao thông đường biển quan trọng nhất trên thế giới.
D. có vị trí trung tâm trên con đường tơ lụa trên biển.
Câu 3: Trong lịch sử, Biển Đông được coi là tuyến đường thiết yếu trong giao thông, giao thương, di cư, ... giữa
A. Nhật Bản và Triều Tiên.
B. Trung Quốc và Ấn Độ.
C. Triều Tiên và Trung Quốc.
D. Ấn Độ và Nhật Bản.
Câu 4: Tính theo tổng lượng hàng hoá thương mại vận chuyển hàng năm, hiện nay, Biển Đông giữ vị trí là tuyến hàng hải quốc tế
A. thứ hai thế giới.
B. thứ ba thế giới.
C. thứ tư thế giới.
D. thứ năm thế giới.
Câu 5: Vị trí địa lí và tài nguyên của Biển Đông tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Nam phát triển nhiều ngành kinh tế, ngoại trừ ngành
A. công nghiệp khai khoáng.
B. đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.
C. giao thông hàng hải.
D. giao thông đường hàng không.
Câu 6: Quốc gia đầu tiên khai phá, xác lập chủ quyền và quản lí liên tục đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là
A. Việt Nam.
B. Lào.
C. Campuchia.
D. Thái Lan.
Câu 7: Từ năm 1982, quần đảo Hoàng Sa trực thuộc thành phố nào?
A. Đà Nẵng.
B. Cần Thơ.
C. Hải Phòng.
D. Đà Lạt.
Câu 8: Nội dung nào dưới đây không nằm trong Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC)?
A. Các bên liên quan chịu trách nhiệm giải quyết các tranh chấp về lãnh thổ và về quyền thực thi luật pháp bằng việc sử dụng vũ lực.
B. Các bên liên quan chịu trách nhiệm giải quyết các tranh chấp thông qua các cuộc tham vấn thân thiện và những cuộc đàm phán bởi các quốc gia có chủ quyền.
C. Các bên liên quan chịu trách nhiệm giải quyết các tranh chấp về lãnh thổ và về quyền thực thi luật pháp bằng các phương tiện hòa bình.
D. Các bên liên quan chịu trách nhiệm giải quyết các tranh chấp về lãnh thổ và về quyền thực thi luật pháp thông qua đàm phán, phù hợp với những nguyên tắc được thừa nhận phổ quát của luật quốc tế.
Câu 9: Trong các bộ chính sử của các triều đại phong kiến Việt Nam, tên gọi nào dưới đây không được dùng để chỉ quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa?
A. Bãi Cát Vàng.
B. Vạn Lý Hoàng Sa.
C. Vạn Lý Trường Sa.
D. Bạch Long Vĩ.
Câu 10: Cuộc cải cách của vua Minh Mạng là một cuộc cải cách khá toàn diện trên nhiều lĩnh vực, trong đó, trọng tâm là cải cách trên lĩnh vực
A. kinh tế.
B. văn hóa.
C. hành chính.
D. giáo dục.
Câu 11: Dưới thời vua Minh Mệnh, chức quan đứng đầu các tỉnh được gọi là gì?
A. Tổng trấn.
B. Tổng đốc.
C. Tuần phủ.
D. Tỉnh trưởng.
Câu 12: Sau cuộc cải cách hành chính của vua Minh Mệnh, cả nước Việt Nam được chia thành
A. 7 trấn và 4 doanh.
B. 30 tỉnh và phủ Thừa Thiên.
C. 4 doanh và 23 trấn.
D. 13 đạo thừa tuyên.
Câu 13: Một trong những điểm mới của bộ Quốc triều hình luật là
A. gia tăng hình phạt đối với người phạm tội là trẻ nhỏ hoặc người tàn tật.
B. đề cao tuyệt đối địa vị của nam giới, phụ nữ không có quyền lợi gì.
C. bảo vệ những người yếu thế trong xã hội (phụ nữ, trẻ em, người tàn tật, …).
D. xóa bỏ hình phạt đối với người phạm tội nếu tàn tật hoặc tuổi còn nhỏ.
Câu 14: Những cải cách trên lĩnh vực văn hoá, giáo dục của Hồ Quý Ly đã
A. phản ánh sự lệ thuộc sâu sắc vào văn hóa Trung Hoa.
B. khuyến khích sự phát triển của Phật giáo và Đạo giáo.
C. thể hiện tư tưởng tiến bộ và tinh thần dân tộc.
D. góp phần nâng cao vị thế của Phật giáo.
Câu 15: Cuộc cải cách của Minh Mạng đã đưa đến
A. tính chất quý tộc cao độ của bộ máy nhà nước trung ương tập quyền.
B. tính chất quân chủ chuyên chế mang tính quý tộc cao độ của triều đình.
C. sự xác lập của nền quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền cao độ mang tính quan liêu.
D. sự xác lập của nền quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền.
Câu 16: Nội dung nào dưới đây không nằm trong chủ trương của Việt Nam trong giải quyết các tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông?
A. Ban hành văn bản pháp luật khẳng định chủ quyền.
B. Tham gia Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS).
C. Thông qua Luật Biển Việt Nam năm 2012.
D. Thúc đẩy và thực hiện tương đối Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông.
Câu 17: Dưới thời vua Minh Mạng, cơ quan nào có nhiệm vụ giúp vua khởi thảo văn bản hành chính, tiếp nhận và xử lí công văn, coi giữ ấn tín, lưu trữ châu bản?
A. Nội các.
B. Đô sát viện.
C. Cơ mật viện.
D. Thái y viện.
Câu 18: Nội dung nào dưới đây không nằm trong văn bản pháp luật khẳng định chủ quyền?
A. Tuyên bố về lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam (5 – 1977).
B. Luật Biên giới quốc gia (6 – 2003).
C. Bộ luật Hàng hải Việt Nam (6 – 2005, 11 – 2015).
D. Công ước về Luật Biển UNCLOS.
PHẦN II: TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI
Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 1: Đọc đoạn tư liệu dưới đây
Nhà nước Việt Nam thực hiện các biện pháp toàn diện trên các lĩnh vực chính trị, ngoại giao, kinh tế và quân sự nhằm bảo vệ quyền, chủ quyền và các lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông.
Đối với các tranh chấp chủ quyền, Việt Nam chủ trương giải quyết các tranh chấp trên Biển Đông thông qua biện pháp hoà bình với tinh thần hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau, tuân thủ luật pháp quốc tế...
Đồng thời, để tăng cường tiềm lực quốc gia phục vụ hoạt động bảo vệ chủ quyền biển đảo, Việt Nam thực hiện phát triển kinh tế biển gắn với tăng cường quốc phòng, an ninh trên biển và xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân trên biển.
(SGK Lịch sử 11, bộ KNTT, trang 88 – 89)
a. Việt Nam chủ trương giải quyết tranh chấp biển đảo bằng biện pháp hòa bình.
b. Để bảo vệ chủ quyền, Việt Nam chủ trương gắn quốc phòng với kinh tế biển.
c. Bảo vệ chủ quyền trên biển là trách nhiệm của hải quân và ngư dân bám biển.
d. Với tranh chấp chủ quyền, cần nhân nhượng có nguyên tắc theo luật pháp quốc tế.
Câu 2: Đọc đoạn tư liệu dưới đây
Biển là bộ phận cấu thành chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc, là không gian sinh tồn, cửa ngõ giao lưu quốc tế, gắn bó mật thiết với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Việt Nam phải trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu từ biển, phát triển bền vững, thịnh vượng, an ninh và an toàn; phát triển bền vững kinh tế biển gắn liền với bảo đảm quốc phòng, an ninh, giữ vững độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, tăng cường đối ngoại, hợp tác quốc tế về biển, góp phần duy trì môi trường hoà bình, ổn định cho phát triển. Phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, là quyền và nghĩa vụ của mọi tổ chức, doanh nghiệp và người dân Việt Nam.
a. Biển Đông gắn với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam từ xưa đến nay.
b. Việt Nam cần tăng cường hợp tác quốc tế để chia sẻ chủ quyền trên biển Đông.
c. Phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam là trách nhiệm của ngư dân và hải quân.
d. Xây dựng lực lượng quốc phòng hùng mạnh là một nhân tố đảm bảo chủ quyền biển đảo.
----- HẾT -----
Đáp án
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
THỰC HIỆN: BAN CHUYÊN MÔN LOIGIAIHAY.COM
PHẦN I: TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN

Câu 1 (NB):
Phương pháp:
SGK Lịch sử 11, nội dung Cuộc cải cách của Minh Mạng.
Cách giải:
Sau cải cách của vua Minh Mạng, cơ quan quản lí cấp tỉnh gồm hai ty là Bố chánh sứ ty (phụ trách đinh, điền, hộ tịch) và Án sát sứ ty (coi về hình án).
Chọn A.
Câu 2 (NB):
Phương pháp:
SGK Lịch sử 11, nội dung Vị trí và tầm quan trọng của biển Đông.
Cách giải:
Trong lịch sử, Biển Đông là địa bàn cạnh tranh ảnh hưởng truyền thống của nhiều nước lớn, đồng thời là nơi diễn ra quá trình giao thoa của các nền văn hoá như: Trung Quốc, Ấn Độ, Đông Nam Á hải đảo và Đông Nam Á lục địa…. Vì vậy, các quốc gia và vùng lãnh thổ ven Biển Đông là nơi tập trung đa dạng các mô hình chính trị, kinh tế, xã hội và văn hoá của thế giới.
Chọn A.
Câu 3 (NB):
Phương pháp:
SGK Lịch sử 11, nội dung Vị trí và tầm quan trọng của biển Đông.
Cách giải:
Trong lịch sử, Biển Đông được coi là tuyến đường thiết yếu trong giao thông, giao thương, di cư, ... giữa Ấn Độ và Trung Quốc, đồng thời là một phần quan trọng của con đường Tơ lụa trên biển kết nối phương Đông với phương Tây.
Chọn B.
Câu 4 (NB):
Phương pháp:
SGK Lịch sử 11, nội dung Vị trí và tầm quan trọng của biển Đông.
Cách giải:
Hiện nay, Biển Đông giữ vị trí là tuyến hàng hải quốc tế nhộn nhịp thứ hai thế giới tính theo tổng lượng hàng hoá thương mại vận chuyển hàng năm.
Chọn A.
Câu 5 (TH):
Phương pháp:
Suy luận.
Cách giải:
Vị trí địa lí và tài nguyên của Biển Đông tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Nam phát triển nhiều ngành kinh tế, ngoại trừ ngành giao thông đường hàng không.
Chọn D.
Câu 6 (TH):
Phương pháp:
Phân tích.
Cách giải:
Nhiều bằng chứng khảo cổ học đã chứng minh rằng ngay từ đầu Công nguyên, người Việt đã tích cực, chủ động và sớm có hoạt động kinh tế và văn hoá ở Biển Đông. Cùng với những nguồn sử liệu tin cậy, có giá trị pháp lí cao của Việt Nam và nước ngoài (văn bản hành chính, tư liệu lịch sử, ...) qua các thời kì đã khẳng định Việt Nam là Nhà nước đầu tiên xác lập chủ quyền và thực hiện quản lý liên tục đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.
Chọn A.
Câu 7 (NB):
Phương pháp:
SGK Lịch sử 11, nội dung Quá trình Việt Nam xác lập chủ quyền và quản lí đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.
Cách giải:
Từ năm 1982, quần đảo Hoàng Sa trực thuộc thành phố Đà Nẵng.
Chọn A.
Câu 8 (TH):
Phương pháp:
Suy luận.
Cách giải:
Nội dung Các bên liên quan chịu trách nhiệm giải quyết các tranh chấp về lãnh thổ và về quyền thực thi luật pháp bằng việc sử dụng vũ lực không nằm trong Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).
Chọn A.
Câu 9 (TH):
Phương pháp:
Loại trừ đáp án.
Cách giải:
- Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là một dải những hòn đảo được gọi bằng nhiều tên khác nhau trong các bộ chính sử của các triều đại phong kiến Việt Nam như: Bãi Cát Vàng, Cồn Vàng, Vạn Lý Hoàng Sa, Vạn Lý Trường Sa, Đại Trường Sa, ...
- Bạch Long Vĩ là một hòn đảo nằm ở Vịnh Bắc Bộ, trực thuộc Hải Phòng hiện nay.
Chọn D.
Câu 10 (TH):
Phương pháp:
Suy luận.
Cách giải:
Cuộc cải cách của vua Minh Mạng là một cuộc cải cách khá toàn diện trên nhiều lĩnh vực, trong đó, trọng tâm là cải cách trên lĩnh vực hành chính.
Chọn C.
Câu 11 (NB):
Phương pháp:
SGK Lịch sử 11, nội dung Cuộc cải cách của Minh Mạng.
Cách giải:
Dưới thời vua Minh Mệnh, chức quan đứng đầu các tỉnh được gọi Tuần phủ.
Chọn C.
Câu 12 (NB):
Phương pháp:
SGK Lịch sử 11, nội dung Cuộc cải cách của Minh Mạng.
Cách giải:
Sau cuộc cải cách hành chính của vua Minh Mệnh, cả nước Việt Nam được chia thành 30 tỉnh và 1 phủ Thừa Thiên.
Chọn B.
Câu 13 (TH):
Phương pháp:
Suy luận.
Cách giải:
Một trong những điểm mới của bộ Quốc triều hình luật là bảo vệ những người yếu thế trong xã hội (phụ nữ, trẻ em, người tàn tật, …).
Chọn D.
Câu 14 (TH):
Phương pháp:
Suy luận dựa trên kiến thức đã học về cuộc cải cách của Hồ Quý Ly.
Cách giải:
Những cải cách trên lĩnh vực văn hoá, giáo dục của Hồ Quý Ly đã thể hiện tư tưởng tiến bộ và tinh thần dân tộc nhằm xây dựng một nền văn hoá, giáo dục mang bản sắc dân tộc Việt Nam.
Chọn C.
Câu 15 (VD):
Phương pháp:
Suy luận.
Cách giải:
Cuộc cải cách của Minh Mạng đã đưa đến sự xác lập của nền quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền cao độ mang tính quan liêu.
Chọn C.
Câu 16 (VD):
Phương pháp:
Suy luận dựa trên nội dung Chủ trương của Việt Nam trong giải quyết các tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông.
Cách giải:
Nội dung Thúc đẩy và thực hiện tương đối Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông không nằm trong chủ trương của Việt Nam trong giải quyết các tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông.
Chọn D.
Câu 17 (TH):
Phương pháp:
Suy luận.
Cách giải:
Năm 1829, vua Minh Mạng cho thành lập Nội các (trên cơ sở Văn thư phòng), có nhiệm vụ giúp vua khởi thảo văn bản hành chính, tiếp nhận và xử lí công văn, coi giữ ấn tín, lưu trữ châu bản.
Chọn A.
Câu 18 (TH):
Phương pháp:
Suy luận.
Cách giải:
Ban hành văn bản pháp luật khẳng định chủ quyền:
- Tuyên bố về lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam (5 – 1977).
- Các Sách trắng khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa theo luật pháp quốc tế (9 – 1979, 12 – 1981, 4 – 1988, ...).
- Luật Biên giới quốc gia (6 – 2003).
- Bộ luật Hàng hải Việt Nam (6 – 2005, 11 – 2015).
=> Nội dung không nằm trong văn bản pháp luật khẳng định chủ quyền là Công ước về Luật Biển UNCLOS.
Chọn D.
PHẦN II: TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI
Câu 1 (VD):
Phương pháp:
Dựa vào đoạn tư liệu để xét Đúng/Sai.
Cách giải:
a. Đ
b. Đ
c. S
d. S
Câu 2 (VD):
Phương pháp:
Dựa vào đoạn tư liệu để xét Đúng/Sai.
Cách giải:
a. Đ
b. S
c. S
d. Đ


Các bài khác cùng chuyên mục