

Đề thi học kì 2 Lịch sử 11 - Đề số 1>
Tải vềCâu 1: Trên lĩnh vực chính trị, những cải cách của Hồ Quý Ly và nhà Hồ đã A. góp phần củng cố quyền lực của chính quyền trung ương. B. góp phần tăng cường thế lực của tầng lớp quý tộc họ Trần. C. đưa đến sự xác lập bước đầu của thể chế quân chủ lập hiến. D. xâm phạm đến sự thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.
Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 11 tất cả các môn - Kết nối tri thức
Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh
Đề bài
PHẦN I: TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN
Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.
Câu 1: Trên lĩnh vực chính trị, những cải cách của Hồ Quý Ly và nhà Hồ đã
A. góp phần củng cố quyền lực của chính quyền trung ương.
B. góp phần tăng cường thế lực của tầng lớp quý tộc họ Trần.
C. đưa đến sự xác lập bước đầu của thể chế quân chủ lập hiến.
D. xâm phạm đến sự thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.
Câu 2: Từ sau cuộc cải cách của vua Lê Thánh Tông, hình thức tuyển chọn nhân sự chủ yếu cho bộ máy chính quyền các cấp thời Lê sơ là
A. khoa cử.
B. tiến cử.
C. nhiệm cử.
D. bảo cử.
Câu 3: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng kết quả của cuộc cải cách dưới thời vua Lê Thánh Tông?
A. Bộ máy nhà nước trở nên quy củ, chặt chẽ, tập trung cao độ.
B. Làm xuất hiện mầm mống của xu hướng phân tán quyền lực.
C. Tạo nền tảng cho sự phát triển của kinh tế nông nghiệp.
D. Thúc đẩy sự phát triển của các lĩnh vực văn hóa - giáo dục.
Câu 4: Một trong những điểm tiến bộ của bộ luật Quốc triều hình luật là bảo vệ quyền lợi của
A. hoàng tộc.
B. phụ nữ.
C. nhà vua.
D. địa chủ phong kiến.
Câu 5: Hiện nay, Biển Đông giữ vị trí là tuyến hàng hải quốc tế nhộn nhịp thứ hai thế giới tính theo
A. tổng lượng khách du lịch quốc tế hằng năm.
B. tổng số lượng tàu thuyền qua lại hàng năm.
C. tổng sản lượng dầu mỏ khai thác được hằng năm.
D. tổng lượng hàng hoá thương mại vận chuyển hàng năm.
Câu 6: Việt Nam có hai quần đảo xa bờ là
A. quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.
B. quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Nam Du.
C. quần đảo Thổ Chu và quần đảo Cô tô.
D. quần đảo Cô Tô và quần đảo Nam Du.
Câu 7: Việt Nam có thể dựa vào điều kiện tự nhiên nào của Biển Đông để phát triển ngành du lịch?
A. Đường bờ biển dài, ven biển có nhiều vũng vịnh nước sâu và kín gió.
B. Biển Đông giàu tài nguyên khoáng sản (titan, thiếc, …), đặc biệt là dầu khí.
C. Cảnh quan ở Biển Đông đa dạng với nhiều vũng, vịnh, bãi cát trắng, hang động, ...
D. Nguồn tài nguyên sinh vật ở Biển Đông phong phú và đa dạng, có giá trị kinh tế cao.
Câu 8: Nguồn tài nguyên sinh vật phong phú và đa dạng của Biển Đông đã tạo điều kiện để Việt Nam có thể phát triển ngành kinh tế nào?
A. Khai thác tài nguyên sinh vật biển.
B. Công nghiệp khai khoáng.
C. Sửa chữa và đóng tàu.
D. Giao thông hàng hải.
Câu 9: Trong quần đảo Trường Sa, đảo nào gần đất liền nhất?
A. Song Tử Tây.
B. Trường Sa.
C. Ba Bình.
D. Sinh Tồn.
Câu 10: Trong quần đảo Trường Sa, đảo nào có diện tích lớn nhất?
A. Song Tử Tây.
B. Loại Ta.
C. Ba Bình.
D. Sinh Tồn.
Câu 11: Năm 1460, Lê Thánh Tông lên ngôi trong bối cảnh
A. nhà Lê lâm vào khủng hoảng, suy yếu.
B. tình hình đất nước từng bước ổn định.
C. nhà Minh đang lăm le xâm lược Đại Việt.
D. nhà Lê đang ở thời kì phát triển đỉnh cao.
Câu 12: Sau cải cách hành chính của vua Lê Thánh Tông, cả nước Đại Việt được chia thành
A. 13 đạo thừa tuyên và phủ Trung Đô.
B. 24 lộ, phủ, châu.
C. 12 lộ, phủ, châu.
D. 30 tỉnh và phủ Thừa Thiên.
Câu 13: Eo biển nào dưới đây không thuộc khu vực Biển Đông?
A. Eo biển Ma-lắc-ca.
B. Eo biển Ba-si.
C. Eo biển Đài Loan.
D. Eo biển Ma-gien-lăng.
Câu 14: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng cuộc đấu tranh bảo vệ, thực thi chủ quyền, các lợi ích hợp pháp của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở Biển Đông?
A. Từ chối tham gia Công ước Luật Biển năm 1982 của Liên hợp quốc.
B. Tôn trọng luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Luật Biển của Liên hợp quốc.
C. Đàm phán và kí với các nước láng giềng một số văn kiện ngoại giao quốc tế về biển.
D. Phối hợp hành động với các nước vì mục đích phát triển bền vững, hợp tác cùng phát triển.
Câu 15: Dưới thời Lê Thánh Tông, Nho giáo
A. bước đầu được du nhập vào Đại Việt.
B. trở thành hệ tư tưởng chính thống trong xã hội.
C. không có ảnh hưởng gì đến đời sống nhân dân.
D. bị chính quyền phong kiến kìm hãm sự phát triển.
Câu 16: Dưới thời vua Lê Thánh Tông, hệ tư tưởng giữ vai trò độc tôn, chính thống của triều đình và toàn xã hội là
A. Phật giáo.
B. Đạo giáo.
C. Nho giáo.
D. Hồi giáo.
Câu 17: Cuộc cải cách của vua Lê Thánh Tông có ý nghĩa như thế nào?
A. Tạo cơ sở cho Vương triều Lê sơ phát triển vững mạnh, đất nước hưng thịnh.
B. Tăng cường tiềm lực đất nước, góp phần vào chiến thắng chống quân Minh.
C. Giúp Đại Việt giữ vững vị thế là cường quốc hùng mạnh nhất khu vực châu Á.
D. Giúp giải quyết triệt để mọi mâu thuẫn trong xã hội Đại Việt đương thời.
Câu 18: Từ năm 1884 đến năm 1945, thông qua nhiều hoạt động, chính quyền thuộc địa Pháp đại diện quyền lợi của Việt Nam trong quan hệ đối ngoại, luôn khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, ngoại trừ việc
A. dựng cột mốc chủ quyền.
B. công bố sách trắng quốc phòng.
C. xây dựng hải đăng, trạm khí tượng…
D. thực hiện các cuộc khảo sát khoa học.
PHẦN II: TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI.
Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 1: Đọc đoạn tư liệu dưới đây
Cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và triều Hồ có nhiều điểm tiến bộ, đã đưa đất nước thoát khỏi tình trạng khủng hoảng, củng cố quyền lực của chính quyền trung ương.
Chính sách hạn điền, hạn nô đã làm suy yếu thế lực của tầng lớp quý tộc, tôn thất triều Trần, đồng thời tăng nguồn thu nhập cho Nhà nước, tăng cường quyền lực của Nhà nước quân chủ trung ương tập quyền.
Những cải cách trên lĩnh vực văn hoá, giáo dục của Hồ Quý Ly và triều Hồ thể hiện tư tưởng tiến bộ nhằm xây dựng một nền văn hoá, giáo dục mang bản sắc dân tộc.
Cuộc cải cách có ý nghĩa trong việc bước đầu ổn định tình hình xã hội, củng cố tiềm lực của đất nước để chuẩn bị đối phó với giặc ngoại xâm.
Tuy nhiên, những cải cách của Hồ Quý Ly và triều Hồ vẫn còn chưa triệt để và kết quả trong thực tế còn hạn chế.
(SGK Lịch sử 11, bộ KNTT, trang 63)
a. Cuộc cải cách đã hoàn thiện cơ cấu nhà nước chuyên chế trung ương tập quyền.
b. Cuộc cải cách đã tăng cường tiềm lực đất nước để chuẩn bị đối phó với ngoại xâm.
c. Đây là cuộc cải cách tiến bộ, lớn nhất trong lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam.
d. Thành công của cuộc cải cách góp phần bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc.
Câu 2: Đọc đoạn tư liệu dưới đây
Năm 1940, vua Lê Thánh Tông lên ngôi trong bối cảnh tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước đã từng bước ổn định. Tuy nhiên, bộ máy hành chính nhà nước bắt đầu bộc lộ một số hạn chế. Ở cấp trung ương, sự tập trung quyền lực chủ yếu trong tay các quan đại thần - những võ quan, công thần trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đã ảnh hưởng đến tính tập quyền của nhà nước. Sau khi vua Lê Thái Tổ qua đời, các vị vua kế vị thường ít tuổi. Tình trạng quan lại lộng quyền, tham nhũng, ... ngày càng trở nên phổ biến.
Ở địa phương, đất nước rộng lớn nhưng chỉ được chia thành 5 đạo (Đông, Tây, Nam, Bắc và Hải Tây) khiến cho quyền lực của những người đứng đầu mỗi đạo rất lớn, là mầm mống của xu hướng phân tán quyền lực.
Vì vậy, sau khi lên ngôi, vua Lê Thánh Tông đã từng bước tiến hành cải cách nhằm tăng cường quyền lực của hoàng đế và bộ máy nhà nước.
(SGK Lịch sử 11, bộ KNTT, trang 64-65)
a. Cuộc cải cách được tiến hành trong bối cảnh bộ máy nhà nước đã hoàn thiện và ổn định.
b. Cuộc cải cách nhằm tăng cường quyền lực của hoàng đế, hạn chế quyền lực địa phương.
c. Cuộc cải cách trên lĩnh vực hành chính nhằm tăng cường xu hướng phân tán quyền lực.
d. Sau cải cách, bộ máy nhà nước chuyên chế trung ương tập quyền được xác lập hoàn chỉnh.
----- HẾT -----
Đáp án
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
THỰC HIỆN: BAN CHUYÊN MÔN LOIGIAIHAY.COM
PHẦN I: TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN

Câu 1 (NB):
Phương pháp:
SGK Lịch sử 11, nội dung Cải cách của Hồ Quý Ly.
Cách giải:
Trên lĩnh vực chính trị, những cải cách của Hồ Quý Ly và nhà Hồ đã góp phần củng cố quyền lực của chính quyền trung ương.
Chọn C.
Câu 2 (NB):
Phương pháp:
SGK Lịch sử 11, nội dung Cải cách Lê Thánh Tông.
Cách giải:
Từ sau cuộc cải cách của vua Lê Thánh Tông, hình thức tuyển chọn nhân sự chủ yếu cho bộ máy chính quyền các cấp thời Lê sơ là khoa cử.
Chọn A.
Câu 3 (TH):
Phương pháp:
Phân tích, suy luận.
Cách giải:
- Kết quả của cuộc cải cách dưới thời vua Lê Thánh Tông:
+ Bộ máy nhà nước trở nên quy củ, chặt chẽ, tập trung cao độ. đề cao quyền hành toàn diện của hoàng đế. Các chức danh được quy định rõ ràng, hệ thống giám sát được tăng cường, hạn chế sự tập trung quyền lực dẫn đến chuyên quyền và nguy cơ cát cứ.
+ Tạo nền tảng cho kinh tế nông nghiệp phát triển.
+ Thúc đẩy sự phát triển của các lĩnh vực văn hóa - giáo dục.
+ Chính sách giáo dục, khoa cử đã đào tạo được hệ thống quan lại trí thức có tài, đủ năng lực quản lí đất nước.
Chọn B.
Câu 4 (TH):
Phương pháp:
Suy luận.
Cách giải:
Một trong những điểm tiến bộ của bộ luật Quốc triều hình luật là bảo vệ quyền lợi của phụ nữ (đây là điều hiếm thấy và tiến bộ thời phong kiến).
Chọn B.
Câu 5 (VD):
Phương pháp:
Suy luận.
Cách giải:
Hiện nay, Biển Đông giữ vị trí là tuyến hàng hải quốc tế nhộn nhịp thứ hai thế giới tính theo tổng lượng hàng hoá thương mại vận chuyển hàng năm.
Chọn D.
Câu 6 (NB):
Phương pháp:
SGK Lịch sử 11, nội dung Vị trí của quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa.
Cách giải:
Việt Nam có hai quần đảo xa bờ là quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.
Chọn A.
Câu 7 (NB):
Phương pháp:
SGK Lịch sử 11, nội dung Tầm quan trọng của biển Đông đối với Việt Nam.
Cách giải:
Cảnh quan ở Biển Đông đa dạng với nhiều vũng, vịnh, bãi cát trắng, hang động.... tạo điều kiện thuận lợi để Việt Nam phát triển ngành du lịch.
Chọn C.
Câu 8 (NB):
Phương pháp:
SGK Lịch sử 11, nội dung Tầm quan trọng của biển Đông đối với Việt Nam.
Cách giải:
Nguồn tài nguyên sinh vật phong phú và đa dạng của Biển Đông đã tạo điều kiện để Việt Nam có thể phát triển ngành khai thác tài nguyên sinh vật biển.
Chọn A.
Câu 9 (NB):
Phương pháp:
SGK Lịch sử 11, nội dung Vị trí của quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa.
Cách giải:
Trong quần đảo Trường Sa, đảo gần đất liền nhất là đảo Trường Sa, đảo cao nhất so với mực nước biển là Song Tử Tây và đảo có diện tích lớn nhất là Ba Bình (0,6 km2).
Chọn B.
Câu 10 (NB):
Phương pháp:
SGK Lịch sử 11, nội dung Vị trí của quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa.
Cách giải:
Trong quần đảo Trường Sa, đảo gần đất liền nhất là đảo Trường Sa, đảo cao nhất so với mực nước biển là Song Tử Tây và đảo có diện tích lớn nhất là Ba Bình (0,6 km2).
Chọn C.
Câu 11 (NB):
Phương pháp:
SGK Lịch sử 11, nội dung Cải cách của Lê Thánh Tông.
Cách giải:
Năm 1460, Lê Thánh Tông lên ngôi trong bối cảnh tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước đã từng bước ổn định.
Chọn B.
Câu 12 (NB):
Phương pháp:
SGK Lịch sử 11, nội dung Cải cách của Lê Thánh Tông.
Cách giải:
Sau cải cách hành chính của vua Lê Thánh Tông, cả nước Đại Việt được chia thành 13 Đạo thừa tuyên và một phủ Trung Đô (Thăng Long).
Chọn A.
Câu 13 (TH):
Phương pháp:
Suy luận.
Cách giải:
- Khu vực Biển Đông có nhiều eo biển quan trọng như: eo Đài Loan, Basi, Gaxpa, Kalimantan và đặc biệt là Malắcca.
- Eo biển Ma-gien-lăng nằm ở phía nam của lục địa Nam Mĩ, kết nối Đại Tây Dương và Thái Bình Dương.
Chọn D.
Câu 14 (TH):
Phương pháp:
Phân tích, loại trừ.
Cách giải:
- Là quốc gia có chủ quyền đầy đủ đối với các vùng biển trên Biển Đông, Việt Nam luôn thực thi và bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông. Một số hoạt động tiêu biểu của Việt Nam trong quá trình thực thi và bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông là:
+ Đàm phán và kí với các nước láng giềng một số văn kiện ngoại giao quốc tế về biển.
+ Xây dựng và đệ trình lên Uỷ ban Ranh giới Thềm lục địa của Liên hợp quốc (CLCS) các báo cáo xác định ranh giới ngoài thềm lục địa.
+ Kiên trì yêu cầu tôn trọng luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Luật Biển năm 1982 của Liên hợp quốc (UNCLOS), coi đây là cơ sở cho việc giải quyết bất đồng giữa các bên.
+ Đấu tranh bằng các biện pháp hoà bình phù hợp luật pháp quốc tế.
+ Các lực lượng chức năng của Việt Nam thực thi và bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam phù hợp luật pháp quốc tế và pháp luật Việt Nam.
+ Phối hợp hành động với các nước vì mục đích phát triển bền vững; duy trì các cơ chế về hợp tác cùng phát triển với các nước ven Biển Đông.
Chọn A.
Câu 15 (NB):
Phương pháp:
SGK Lịch sử 11, nội dung Cải cách Lê Thánh Tông.
Cách giải:
Dưới thời Lê Thánh Tông, Nho giáo trở thành hệ tư tưởng độc tôn, chính thống của triều đình và toàn xã hội.
Chọn B.
Câu 16 (NB):
Phương pháp:
SGK Lịch sử 11, nội dung Cải cách Lê Thánh Tông.
Cách giải:
Dưới thời Lê Thánh Tông, Nho giáo trở thành hệ tư tưởng độc tôn, chính thống của triều đình và toàn xã hội.
Chọn C.
Câu 17 (TH):
Phương pháp:
Suy luận.
Cách giải:
Cuộc cải cách của vua Lê Thánh Tông đã tạo cơ sở cho Vương triều Lê sơ phát triển vững mạnh, đất nước hưng thịnh.
Chọn A.
Câu 18 (TH):
Phương pháp:
Phân tích, loại trừ.
Cách giải:
Từ năm 1884 đến năm 1945, chính quyền thuộc địa Pháp đại diện quyền lợi của Việt Nam trong quan hệ đối ngoại, luôn khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, thông qua một số hoạt động như: dựng cột mốc chủ quyền, xây dựng hải đăng, trạm khí tượng, trạm vô tuyến điện và thực hiện nhiều cuộc khảo sát khoa học, …
Chọn B.
PHẦN II. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI
Câu 1 (VD):
Phương pháp:
Dựa vào đoạn tư liệu để xét Đúng/Sai.
Cách giải:
a. S
b. Đ
c. S
d. S
Câu 2 (VD):
Phương pháp:
Dựa vào đoạn tư liệu để xét Đúng/Sai.
Cách giải:
a. S
b. Đ
c. S
d. Đ


Các bài khác cùng chuyên mục