

Đề thi học kì 2 Lịch sử 11 - Đề số 2>
Tải vềCâu 1: Từ năm 1466, hệ thống tổ chức quân đội Đại Việt được cải tổ trên quy mô lớn. Cả nước được chia thành A. 4 khu vực quân sự (Tứ phủ quân). B. 5 khu vực quân sự (Ngũ phủ quân). C. 6 khu vực quân sự (Lục phủ quân). D. 7 khu vực quân sự (Thất phủ quân).
Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 11 tất cả các môn - Kết nối tri thức
Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh
Đề bài
PHẦN I: TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN
Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.
Câu 1: Từ năm 1466, hệ thống tổ chức quân đội Đại Việt được cải tổ trên quy mô lớn. Cả nước được chia thành
A. 4 khu vực quân sự (Tứ phủ quân).
B. 5 khu vực quân sự (Ngũ phủ quân).
C. 6 khu vực quân sự (Lục phủ quân).
D. 7 khu vực quân sự (Thất phủ quân).
Câu 2: Vua Minh Mạng cũng thực hiện chế độ giám sát, thanh tra chéo giữa các cơ quan trung ương thông qua hoạt động của
A. Nội các và Lục Bộ.
B. Cơ mật viện và Lục tự.
C. Đô sát viện và Lục khoa.
D. Cơ mật viện và Đô sát viện.
Câu 3: Nội dung nào sau đây không phải là chính sách cải cách của vua Minh Mạng đối với vùng dân tộc thiểu số?
A. Đổi các động, sách thành xã như vùng đồng bằng.
B. Bãi bỏ chế độ cai trị của các tù trưởng địa phương.
C. Bổ dụng quan lại của triều đình đến cai trị trực tiếp.
D. Chỉ bổ nhiệm quan cai trị là các tù trưởng địa phương.
Câu 4: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng tình trạng bộ máy chính quyền nhà Nguyễn dưới thời Gia Long và những năm đầu thời Minh Mạng?
A. Tính phân quyền còn đậm nét với sự tồn tại của Bắc Thành và Gia Định Thành.
B. Quyền lực của nhà vua và triều đình trung ương được tăng cường tuyệt đối.
C. Tổ chức hành chính giữa các khu vực trong cả nước thiếu tính thống nhất.
D. Quan lại trong bộ máy nhà nước chủ yếu do các võ quan nắm giữ.
Câu 5: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng đặc điểm của quần đảo Hoàng Sa?
A. Song Tử Tây là đảo cao nhất; Ba Đình là đảo thấp nhất.
B. Trải rộng trên vùng biển có diện tích khoảng 30.000 km2.
C. Gồm hơn 37 đảo, đá, … chia làm hai nhóm: An Vĩnh và Lưỡi Liềm.
D. Cách thành phố Đà Nẵng 170 hải lí và cách đảo Lý Sơn khoảng 120 hải lí.
Câu 6: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng đặc điểm của quần đảo Trường Sa?
A. Nằm ở phía đông nam của bờ biển Việt Nam.
B. Cách vịnh Cam Ranh (Khánh Hòa) khoảng 248 hải lí.
C. Trải rộng trong một vùng biển rộng khoảng 180.000 km2.
D. Gồm hơn 37 đảo, đá, … chia làm hai nhóm: An Vĩnh và Lưỡi Liềm.
Câu 7: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng nhiệm vụ của hải đội Hoàng Sa dưới thời các chúa Nguyễn?
A. Khai thác các sản vật quý ở Biển Đông.
B. Canh giữ, bảo vệ các đảo ở Biển Đông.
C. Cắm mốc chủ quyền tại quần đảo Hoàng Sa.
D. Thu gom hàng hóa của tàu nước ngoài bị đắm.
Câu 8: Trong những năm 1975 đến nay, quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa được đặt dưới sự quản lí của chính quyền
A. Việt Nam Cộng hòa.
B. Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
C. Cộng hòa Miền Nam Việt Nam.
D. Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Câu 9: Việt Nam có thể dựa vào điều kiện tự nhiên nào của Biển Đông để phát triển ngành công nghiệp khai khoáng?
A. Đường bờ biển dài, ven biển có nhiều vũng vịnh nước sâu và kín gió.
B. Biển Đông giàu tài nguyên khoáng sản (titan, thiếc, …), đặc biệt là dầu khí.
C. Cảnh quan ở Biển Đông đa dạng với nhiều vũng, vịnh, bãi cát trắng, hang động, ...
D. Nguồn tài nguyên sinh vật ở Biển Đông phong phú và đa dạng, có giá trị kinh tế cao.
Câu 10: Đầu thế kỉ XX, quần đảo Hoàng Sa được sáp nhập vào tỉnh nào?
A. Bà Rịa.
B. Thừa Thiên Huế.
C. Quảng Ngãi.
D. Bình Định.
Câu 11: “Một thước núi, một tấc sông của ta, lẽ nào lại nên vứt bỏ?... Nếu ngươi dám đem một thước một tấc đất của Thái Tổ làm mồi cho giặc, thì tội phải chu di”. Lời căn dặn trên vua Lê Thánh Tông phản ánh điều gì?
A. Quyết tâm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của nhà Lê.
B. Chính sách ngoại giao mềm dẻo của triều Lê sơ.
C. Quyết tâm gìn giữ nền độc lập dân tộc của nhà Lê.
D. Chính sách đại đoàn kết dân tộc của nhà Lê sơ.
Câu 12: Những biến đổi lớn nổi bật trong đời sống kinh tế, văn hóa của Đại Việt từ cuộc cải cách của Lê Thánh Tông là
A. sự phát triển của nền kinh tế tiểu nông và sự thống trị của tư tưởng Nho giáo.
B. sự phát triển của nền kinh tế làng xã và sự phổ biến của tư tưởng Nho giáo.
C. sự thịnh đạt của nền kinh tế hàng hóa và sự phổ cập của tư tưởng Nho giáo.
D. sự phồn thịnh của nền kinh tế nông nghiệp và sự thống trị của tư tưởng Nho giáo.
Câu 13: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng đặc điểm của Biển Đông?
A. Nằm ở rìa tây của Thái Bình Dương.
B. Là vùng biển chung của 11 quốc gia Đông Nam Á.
C. Là “cầu nối” giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.
D. Là biển lớn thứ tư trên thế giới với diện tích khoảng 3,5 triệu Km2.
Câu 14: Trong những năm 1954 - 1975, Chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã tiến hành nhiều hoạt động thực thi chủ quyền của Việt Nam ở quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, ngoại trừ việc
A. cử quân đồn trú, dựng bia chủ quyền, treo cờ trên các đảo chính.
B. công bố Sách trắng về chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo này.
C. phản đối các hành động chiếm đóng trái phép đảo Ba Đình của Đài Loan.
D. sáp nhập quần đảo Hoàng Sa vào tỉnh Tuy Phước (Bà Rịa - Vũng Tàu hiện nay).
Câu 15: Năm 1838, vua Minh Mạng đổi tên quốc hiệu từ Việt Nam thành
A. Nam Việt.
B. Đại Nam.
C. An Nam.
D. Đại Việt.
Câu 16: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng những yêu cầu khách quan đặt ra cho nhà nước Đại Việt vào cuối thế kỉ XIV?
A. Xây dựng, củng cố đất nước về mọi mặt.
B. Giải quyết khủng hoảng kinh tế - xã hội.
C. Thủ tiêu những yếu tố cát cứ của quý tộc Trần.
D. Duy trì các chính sách cai trị cũ để ổn định đất nước.
Câu 17: Dưới thời vua Minh Mạng, cơ quan nào có nhiệm vụ can gián nhà vua và giám sát, vạch lỗi các cơ quan, quan lại các cấp từ trung ương đến địa phương, giám sát việc thi hành luật pháp và quy định của triều đình?
A. Nội các.
B. Đô sát viện.
C. Cơ mật viện.
D. Thái y viện.
Câu 18: Trong những năm 1945 - 1975, quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa được đặt dưới sự quản lí của chính quyền
A. Việt Nam Cộng hòa.
B. Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
C. Cộng hòa Miền Nam Việt Nam.
D. Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
PHẦN II: CÂU TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI
Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 1: Đọc đoạn văn dưới đây
Cuộc cải cách của vua Minh Mạng đã mang lại nhiều kết quả như: xây dựng được chế độ quân chủ trung ương tập quyên cao độ (vua nắm trong tay quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp và thống lĩnh quân đội); cơ cấu bộ máy nhà nước gọn nhẹ, chặt chẽ, phân định cụ thể chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan. Cuộc cải cách có ý nghĩa quan trọng trong việc hoàn thành thống nhất đất nước về mặt hành chính, làm cho hoạt động của bộ máy nhà nước có hiệu quả hơn trước. Cuộc cải cách Minh Mạng cũng để lại bài học kinh nghiệm đối với tổ chức hoạt động của bộ máy nhà nước. Trong đó, cách thức phân chia đơn vị hành chính cấp tỉnh thời Minh Mạng là một trong những di sản lớn nhất của cuộc cải cách, còn có giá trị đến ngày nay.
(SGK Lịch sử 11, bộ KNTT, trang 72)
a. Cuộc cải cách đã đưa chế độ phong kiến Việt Nam đạt đến đỉnh cao.
b. Chế độ quân chủ trung ương tập quyền lần đầu tiên được hoàn chỉnh.
c. Cuộc cải cách tạo ra điều kiện để thống nhất đất nước về mặt lãnh thổ.
d. Cơ cấu hành chính cấp tỉnh ở Việt Nam hiện nay chịu ảnh hưởng từ cải cách này.
Câu 2: Đọc đoạn tư liệu sau đây.
Biển Đông có hàng nghìn đảo và quần đảo nằm rải rác với diện tích khác nhau. Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam nằm ở trung tâm của Biển Đông và có vị trí chiến lược quan trọng. Địa hình của hai quần đảo này là sự nối tiếp liên tục của lục địa Việt Nam từ đất liền ra biển.
Quần đảo Hoàng Sa là một quần đảo san hô ở phía bắc Biển Đông, gồm có hơn 37 đảo, đá, bãi cạn, ...Một số đảo rất gần lục địa Việt Nam như đảo Tri Tôn, đảo Hoàng Sa. Quần đảo Trường Sa nằm ở phía đông nam của bờ biển Việt Nam, bao gồm hơn 100 đảo, đá, bãi ngầm, bãi san hô nằm trong vùng biển rộng gấp nhiều lần so với quần đảo Hoàng Sa....Đảo gần đất liền nhất là đảo Trường Sa, đảo cao nhất so với mực nước biển là Song Tử Tây và đảo có diện tích lớn nhất là Ba Bình (0,6 km2).
Quần đảo được chia làm 8 cụm: Song Tử, Thị Tứ, Loại Ta, Nam Yết, Sinh Tồn, Trường Sa, Thám Hiểm, Bình Nguyên.
(SGK Lịch sử 11, bộ KNTT, trang 77-78)
a. Hai quần đảo là sự tiếp nối liên tục của lục địa Việt Nam từ đất liền ra biển.
b. Quần đảo Hoàng Sa nằm trên vùng biển rộng gấp nhiều lần quần đảo Trường Sa.
c. Tất cả đảo ở Hoàng Sa và Trường Sa nằm gần nhất với vùng lục địa Việt Nam.
d. Ba Bình, Tri Tôn, Song Tử Tây là các đảo lớn thuộc quần đảo Trường Sa.
----- HẾT -----
Đáp án
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
THỰC HIỆN: BAN CHUYÊN MÔN LOIGIAIHAY.COM
PHẦN I: TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN
Câu 1 (NB):
Phương pháp:
SGK Lịch sử 11, nội dung Cải cách Lê Thánh Tông.
Cách giải:
Từ năm 1466, hệ thống tổ chức quân đội Đại Việt được cải tổ trên quy mô lớn. Cả nước được chia thành 5 khu vực quân sự (Ngũ phủ quân). Mỗi phủ quân phụ trách từ hai đến ba địa phương lớn.
Chọn B.
Câu 2 (NB):
Phương pháp:
SGK Lịch sử 11, nội dung Cuộc cải cách của Minh Mạng.
Cách giải:
Vua Minh Mạng cũng thực hiện chế độ giám sát, thanh tra chéo giữa các cơ quan trung ương thông qua hoạt động của Đô sát viện và Lục khoa.
Chọn C.
Câu 3 (TH):
Phương pháp:
Phân tích, loại trừ.
Cách giải:
Đối với vùng dân tộc thiểu số, vua Minh Mạng cho đổi các động, sách thành xã như vùng đồng bằng, đồng thời bãi bỏ chế độ cai trị của các tù trưởng địa phương, bổ dụng quan lại của triều đình đến cai trị trực tiếp.
=> Đáp án D: Chỉ bổ nhiệm quan cai trị là các tù trưởng địa phương không phải là chính sách cải cách của vua Minh Mạng đối với vùng dân tộc thiểu số.
Chọn D.
Câu 4 (TH):
Phương pháp:
Phân tích, suy luận.
Cách giải:
- Dưới thời vua Gia Long và những năm đầu thời Minh Mạng, bộ máy nhà nước phong kiến đã được kiện toàn một bước nhưng vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế và thiếu tính thống nhất.
+ Cơ cấu hành chính phân chia nhiều tầng quản lí, có nguy cơ xuất hiện tình trạng lạm quyền của quan lại địa phương.
+ Ở địa phương, tính phân quyền còn đậm nét với sự tồn tại của Bắc Thành và Gia Định Thành. Tổ chức hành chính giữa các khu vực thiếu thống nhất.
+ Quan lại trong bộ máy nhà nước chủ yếu do các võ quan nắm giữ.
=> Quyền lực của nhà vua và triều đình trung ương được tăng cường tuyệt đối phản ánh đúng tình trạng bộ máy chính quyền nhà Nguyễn dưới thời Gia Long và những năm đầu thời Minh Mạng.
Chọn B.
Câu 5 (TH):
Phương pháp:
Phân tích, loại trừ.
Cách giải:
Quần đảo Hoàng Sa là một quần đảo san hô ở khu vực phía bắc Biển Đông, gồm có hơn 37 đảo, đá, bãi cạn, cồn cát, ... nằm trong phạm vi biển rộng khoảng 30.000 km2.
=> Đáp án A: Song Tử Tây là đảo cao nhất; Ba Đình là đảo thấp nhất không phải nội dung phản ánh đúng đặc điểm của quần đảo Hoàng Sa.
Chọn A.
Câu 6 (TH):
Phương pháp:
Phân tích, loại trừ.
Cách giải:
Quần đảo Trường Sa nằm ở phía đông nam của bờ biển Việt Nam, trải rộng trong một vùng biển rộng khoảng 180.000 km2. Quần đảo được chia làm 8 cụm: Song Tử, Thị Tứ, Loại Ta, Nam Yết, Sinh Tồn, Trường Sa, Thám Hiểm và Bình Nguyên.
Chọn D.
Câu 7 (TH):
Phương pháp:
Suy luận.
Cách giải:
Dưới thời các chúa Nguyễn, hải đội Hoàng Sa có nhiệm vụ:
+ Khai thác, canh giữ và bảo vệ các đảo ở Biển Đông, chạy dài ngoài khơi, từ phía tây nam đảo Hải Nam xuống vùng đảo Trường Sa, tới tận vùng đảo Côn Lôn ngày nay.
+ Thu gom những hàng hóa của các tàu nước ngoài bị đắm ở khu vực quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa về nộp cho triều đình.
Chọn C.
Câu 8 (NB):
Phương pháp:
SGK Lịch sử 11, nội dung Quá trình Việt Nam xác lập chủ quyền và quản lí đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.
Cách giải:
Trong những năm 1975 đến nay, quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa được đặt dưới sự quản lí của chính quyền Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Chọn D.
Câu 9 (NB):
Phương pháp:
SGK Lịch sử 11, nội dung Tầm quan trọng của biển Đông đối với Việt Nam.
Cách giải:
Biển Đông giàu tài nguyên khoáng sản (titan, thiếc, …), đặc biệt là dầu khí, tạo điều kiện thuận lợi để Việt Nam phát triển ngành công nghiệp khai khoáng.
Chọn B.
Câu 10 (NB):
Phương pháp:
SGK Lịch sử 11, nội dung Quá trình Việt Nam xác lập chủ quyền và quản lí đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.
Cách giải:
Đầu thế kỉ XX, quần đảo Trường Sa được sáp nhập vào tỉnh Bà Rịa và quần đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh Thừa Thiên.
Chọn B.
Câu 11 (VD):
Phương pháp:
Dựa vào kiến thức đã học để trả lời.
Cách giải:
“Một thước núi, một tấc sông của ta, lẽ nào lại nên vứt bỏ?... Nếu ngươi dám đem một thước một tấc đất của Thái Tổ làm mồi cho giặc, thì tội phải chu di”. Lời căn dặn trên vua Lê Thánh Tông phản ánh quyết tâm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của nhà Lê sơ.
Chọn A.
Câu 12 (VD):
Phương pháp:
Suy luận.
Cách giải:
Những biến đổi lớn nổi bật trong đời sống kinh tế, văn hóa của Đại Việt từ cuộc cải cách của Lê Thánh Tông là sự phát triển của nền kinh tế tiểu nông và sự thống trị của tư tưởng Nho giáo.
Chọn A.
Câu 13 (TH):
Phương pháp:
Suy luận.
Cách giải:
Biển Đông là vùng biển chung của 9 quốc gia (Việt Nam, Trung Quốc, Philíppin, Malaixia, Brunây, Inđônêxia, Xingapo, Thái Lan, Campuchia) và vùng lãnh thổ Đài Loan.
Chọn B.
Câu 14 (TH):
Phương pháp:
Phân tích, loại trừ.
Cách giải:
- Trong những năm 1954 - 1975, Chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã tiến hành nhiều hoạt động thực thi chủ quyền của Việt Nam ở quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, như:
+ Năm 1956, lợi dụng việc chuyển giao giữa Pháp và Việt Nam Cộng hoà, Trung Quốc đã chiếm một phần quần đảo Hoàng Sa và Đài Loan chiếm đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa. Việt Nam Cộng hoà đã lên tiếng phản đối những hành động này, khẳng định quần đảo Hoàng Sa cùng với quần đảo Trường Sa luôn luôn là một phần của Việt Nam.
+ Cử quân đồn trú, dựng bia chủ quyền, treo cờ trên các đảo chính.
+ Ngày 14/2 /1975, Việt Nam Cộng hoà công bố Sách trắng về chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.
Chọn D.
Câu 15 (NB):
Phương pháp:
SGK Lịch sử 11, nội dung Cuộc cải cách của Minh Mạng.
Cách giải:
Năm 1838, vua Minh Mạng đổi tên quốc hiệu từ Việt Nam thành Đại Nam.
Chọn B.
Câu 16 (TH):
Phương pháp:
Phân tích, suy luận.
Cách giải:
Cuối thế kỉ XIV, Đại Việt lâm vào khủng hoảng trầm trọng trên các lĩnh vực kinh tế - chính trị - xã hội. Tình hình đó đã đặt ra yêu cầu khách quan cho nhà nước Đại Việt là phải: giải quyết khủng hoảng kinh tế - xã hội, thủ tiêu những yếu tố cát cứ của quý tộc nhà Trần, xây dựng, củng cố đất nước về mọi mặt.
Chọn D.
Câu 17 (NB):
Phương pháp:
SGK Lịch sử 11, nội dung Cuộc cải cách của Minh Mạng.
Cách giải:
Đô sát viện được thành lập vào năm 1832, có nhiệm vụ can gián nhà vua và giám sát, vạch lỗi các cơ quan, quan lại các cấp từ trung ương đến địa phương, giám sát việc thi hành luật pháp và quy định của triều đình.
Chọn B.
Câu 18 (NB):
Phương pháp:
SGK Lịch sử 11, nội dung Quá trình Việt Nam xác lập chủ quyền và quản lí đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.
Cách giải:
Từ năm 1954 đến năm 1975, quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa được đặt dưới sự quản lí của chính quyền Việt Nam Cộng hòa.
Chọn A.
PHẦN II: TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI
Câu 1 (VD):
Phương pháp:
Dựa vào đoạn tư liệu để xét Đúng/Sai.
Cách giải:
a. S
b. S
c. S
d. Đ
Câu 2 (VD):
Phương pháp:
Dựa vào đoạn tư liệu để xét Đúng/Sai.
Cách giải:
a. Đ
b. S
c. S
d. S


Các bài khác cùng chuyên mục