Đề thi học kì 2 Địa lí 11 KNTT - Đề số 3>
Tải vềDân cư Trung Quốc tập trung đông nhất ở vùng? A. ven biển và thượng lưu các con sông.
Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 11 tất cả các môn - Kết nối tri thức
Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh
Đề bài
Phần I: Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn
Câu 1: Dân cư Trung Quốc tập trung đông nhất ở vùng
A. ven biển và thượng lưu các con sông.
B. ven biển và hạ lưu các con sông.
C. ven biển và vùng đồi núi phía Tây.
D. phía Tây Bắc và vùng trung tâm.
Câu 2: Nhận xét nào sau đây không đúng về đặc điểm dân số của Nhật Bản?
A. Nhật Bản là nước đông dân, phân bố đều.
B. Nhât Bản là nước đông dân và đang có xu hướng giảm.
C. Tốc độ gia tăng dân số thấp và đang giảm dần.
D. Tỉ lệ người già trong dân cư ngày càng lớn.
Câu 3: Nhận định nào sau đây không đúng về vai trò của ngành nông nghiệp ở Cộng hòa Nam Phi?
A. Giải quyết việc làm cho người dân ở nông thôn.
B. Tạo mặt hàng xuất khẩu, thu ngoại tế.
C. Đảm bảo an ninh lương thực quốc gia.
D. Nguồn nguyên liệu quan trọng nhất cho ngành công nghiệp.
Câu 4: Nhận định nào sau đây không đúng khi nói về sự phát triển ngành thương mại của Trung Quốc hiện nay?
A. Ngoại thương phát triển mạnh.
B. Trung Quốc đứng đầu thế giới về tổng trị giá xuất khẩu năm 2020.
C. Các mặt hàng nhập khẩu chính là thiết bị truyền dẫn điện thoại vô tuyến, máy và thiết bị xử lí dữ liệu tự động, mạch tích hợp điện tử,...
D. Đối tác thương mại chủ yếu của Trung Quốc hiện nay là Hoa Kỳ, Nhật Bản,…
Câu 5: Cộng hòa Nam Phi là quốc gia duy nhất trên thế giới có
A. ba thủ đô.
B. chí tuyến.
C. đại dương.
D. giáp biển.
Câu 6: Điều kiện tự nhiên thuận lợi để Nhật Bản phát triển đánh bắt hải sản là
A. có nhiều ngư trường rộng lớn.
B. có truyền thống đánh bắt lâu đời.
C. ngư dân có nhiều kinh nghiệm.
D. công nghiệp chế biến phát triển.
Câu 7: Ngành công nghiệp quan trọng nhất trong hoạt động sản xuất công nghiệp ở Cộng hòa Nam Phi là
A. khai thác khoáng sản.
B. điện tử - tin học.
C. công nghiệp thực phẩm.
D. sản xuất ô-tô.
Câu 8: Nhận định nào sau đây không đúng với tình hình phát triển kinh tế của Cộng hòa Nam Phi?
A. Là một trong hai nền kinh tế lớn nhất châu Phi.
B. Quốc gia thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài.
C. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng hiện đại.
D. Tiến hành công nghiệp sớm, có nhiều thành tựu.
Câu 9: Phát biểu nào sau đây không đúng về nền kinh tế Trung Quốc hiện nay?
A. Quy mô GDP ngày càng tăng và đứng hàng đầu thế giới.
B. Tốc độ tăng trưởng GDP xếp vào loại cao nhất thế giới.
C. Thu nhập bình quân theo đầu người có xu hướng tăng nhanh.
D. Khoảng cách về kinh tế giữa các vùng ngày càng được rút ngắn.
Câu 10: Vị thế của nền kinh tế Trung Quốc trên thế giới được thể hiện ở biểu hiện nào sau đây?
A. Ngành nông nghiệp được chú ý phát triển.
B. Tổng trị giá thương mại đứng đầu thế giới.
C. Thu hút đầu tư nước ngoài ngày càng lớn.
D. Phát triển mạnh kinh tế ở vùng duyên hải.
Câu 11: Phát biểu nào sau đây đúng với đặc điểm ngành nông nghiệp của Trung Quốc?
A. Bình quân lương thực tính theo đầu người rất cao.
B. Diện tích cây công nghiệp lớn hơn cây lương thực.
C. Ngành chăn nuôi chiếm ưu thế so với trồng trọt.
D. Sản xuất được nhiều nông phẩm có năng suất cao.
Câu 12: Mục tiêu chủ yếu của việc thành lập các đặc khu kinh tế, các khu chế xuất của Trung Quốc là
A. thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
B. nâng cao trình độ lao động công nghiệp.
C. nâng cao sức cạnh tranh hàng hóa.
D. giải quyết tình trạng thừa lao động.
Phần II: Câu trắc nghiệm đúng sai
Câu 13: Cho đoạn thông tin sau, hãy chọn đúng hoặc sai trong mỗi ý a), b), c), d) sau:
Quá trình phát triển kinh tế Nhật Bản trải qua nhiều giai đoạn. Tính đến năm 2020, Nhật Bản đứng thứ ba thế giới về quy mô GDP sau Hoa Kỳ và Trung Quốc, là thànhh viên của G7 và G20.
a) Kinh tế Nhật Bản hiện nay đối mặt với nhiều thách thức về dân cư, kinh tế, tài nguyên.
b) Nền nông nghiệp Nhật Bản sản xuất theo hướng thâm canh với quy mô nhỏ.
c) Các trung tâm công nghiệp của Nhật Bản tập trung chủ yếu ở đảo Hô-cai-đô.
d) Năng lượng, nguyên liệu công nghiệp, sản phẩm nông nghiệp là các mặt hàng nhập khẩu chính của Nhật Bản.
Câu 14: Cho bảng số liệu:

a) Giá trị xuất khẩu Trung Quốc giai đoạn 1978 - 2020 tăng 2 716,5 tỉ USD.
b) Giá trị nhập khẩu của Trung Quốc giai đoạn 1978 – 2020 giảm liên tục.
c) Các dạng biểu đồ thích hợp thể hiện thay đổi cơ cấu giá trị xuất khẩu nhập khẩu Trung Quốc trong giai đoạn 1978 – 2020 là cột, đường, miền.
d) Giá trị xuất khẩu nhập khẩu của Trung Quốc giai đoạn 1978 – 2020 tăng nhanh do thực hiện chiến lược cải cách kinh tế mới.
Phần III: Câu trắc nghiệm trả lời ngắn
Câu 15: Cho bảng số liệu:
Quy mô GDP của Liên bang Nga giai đoạn 2000-2020
(Đơn vị: tỉ USD)

(Nguồn: Ngân hàng Thế giới, 2022)
Căn cứ vào bảng số liệu trên, tính tốc độ tăng trưởng GDP của Liên Bang Nga vào năm 2020 so với năm 2000 (làm tròn kết quả đến hàng đơn vị của %).
Câu 16: Cho bảng số liệu:

GDP của Nhật Bản năm 2020 gấp bao nhiêu lần GDP năm 1990? (Làm tròn đến số thập phân thứ hai)
Câu 17: Cho giá trị ODA của Nhật Bản và Thế giới năm 2020 lần lượt là 13,7 và 194,1 tỉ USD. Tính tỉ lệ ODA của Nhật Bản so với thế giới năm 2020? (Làm tròn kết quả đến số thập phân thứ hai)
Câu 18: Năm 2020 sản lượng thủy sản khai thác của Trung Quốc là 12,7 triệu tấn, sản lượng thủy sản nuôi trồng là 52,3 triệu tấn. Tính tỉ trọng thủy sản nuôi trồng của Trung Quốc năm 2020? (làm tròn kết quả đến một chữ số thập phân của %)
Phần IV: Câu tự luận
Câu 19: Phân tích những thuận lợi và khó khăn về đặc điểm dân số và sự phân bố dân cư của Trung Quốc.
Đáp án
Phần I: Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn

Câu 1 (NB):
Phương pháp:
SGK Địa lí 11, Trung Quốc.
Cách giải:
Dân cư Trung Quốc tập trung đông nhất ở vùng ven biển và hạ lưu các con sông.
Chọn B.
Câu 2 (TH):
Phương pháp:
SGK Địa lí 11, Nhật Bản.
Cách giải:
Nhật Bản là nước đông dân, phân bố không đều.
Chọn A.
Câu 3 (NB):
Phương pháp:
SGK Địa lí 11, Cộng hòa Nam Phi.
Cách giải:
Ngành nông nghiệp chỉ đóng góp 2,5% vào GDP (năm 2020) nhưng có ý nghĩa quan trọng đối với Cộng hoà Nam Phi do giải quyết việc làm cho dân cư ở khu vực nông thôn, tạo ra nguồn thu ngoại tệ đáng kể nhờ xuất khẩu các mặt hàng nông sản và đóng vai trò quan trọng trong đảm bảo an ninh lương thực quốc gia.
Chọn D.
Câu 4 (NB):
Phương pháp:
SGK Địa lí 11, phần Trung Quốc.
Cách giải:
- Các mặt hàng xuất khẩu chính là: thiết bị truyền dẫn điện thoại vô tuyến, máy và thiết bị xử lí dữ liệu tự động, mạch tích hợp điện tử,...
- Hàng nhập khẩu chủ yếu là: vi mạch tích hợp điện tử, dâu mỏ, quặng sắt, khí tự nhiên, xe có động cơ, nông sản,...
Chọn C.
Câu 5 (NB):
Phương pháp:
SGK Địa lí 11, Cộng hòa Nam Phi.
Cách giải:
Cộng hòa Nam Phi là quốc gia duy nhất trên thế giới có tới ba thủ đô là Prê-tô-ri-a, Kếp-tao và Blô-em-phân-tên. Prê-tô-ri-a với vai trò là thủ đô hành chính, Kếp-tao là thủ đô lập pháp và Blô-em-phôn-tên là thủ đô tư pháp.
Chọn A.
Câu 6 (NB):
Phương pháp:
SGK Địa lí 11, Nhật Bản.
Cách giải:
Điều kiện tự nhiên thuận lợi để Nhật Bản phát triển đánh bắt hải sản là có nhiều ngư trường rộng lớn, nguồn lợi hải sản dồi dào.
Chọn A.
Câu 7 (NB):
Phương pháp:
SGK Địa lí 11, Cộng hòa Nam Phi.
Cách giải:
Ngành công nghiệp khai thác giữ vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất công nghiệp, chủ yếu dựa vào nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, trữ lượng lớn. Cộng hòa Nam Phi đứng hàng đầu thế giới về ngành khai thác vàng, kim cương, u-ra-ni-um,.. Ngành công nghiệp khai khoáng đóng góp khoảng 18% GDP, 50% nguồn thu ngoại tệ cho quốc gia này (năm 2021).
Chọn A.
Câu 8 (NB):
Phương pháp:
SGK Địa lí 11, Cộng hòa Nam Phi.
Cách giải:
Một số đặc điểm cơ bản tình hình phát triển kinh tế của Cộng hòa Nam Phi
- Cộng hòa Nam Phi là một trong ba nền kinh tế lớn nhất châu Phi (cùng với Ni-giê-ri-a và Ai Cập), là quốc gia duy nhất ở châu Phi thuộc thành viên của G20 (năm 2020).
- Cộng hòa Nam Phi thu hút được nhiều vốn đầu tư từ Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Đức, Nhật Bản,... Tổng FDI đầu tư vào Cộng hòa Nam Phi đạt 3 tỉ USD năm 2020, lớn thứ ba châu Phi (sau Ai Cập và Cộng hòa Công-gô).
- Cộng hòa Nam Phi tiến hành công nghiệp hóa sớm (từ những năm 60 của thế kỉ XX) và đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Trong nhiều thập niên, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tỉ trọng khu vực dịch vụ khá cao và tăng nhanh.
Chọn A.
Câu 9 (TH):
Phương pháp:
SGK Địa lí 11, phần Trung Quốc.
Cách giải:
Khoảng cách về kinh tế giữa các vùng ngày càng được rút ngắn là sai.
Chọn D.
Câu 10 (TH):
Phương pháp:
SGK Địa lí 11, phần Trung Quốc.
Cách giải:
Vị thế của nền kinh tế Trung Quốc trên thế giới được thể hiện ở tổng trị giá thương mại đứng đầu thế giới.
Chọn B.
Câu 11 (TH):
Phương pháp:
SGK Địa lí 11, phần Trung Quốc.
Cách giải:
Đặc điểm nông nghiệp Trung Quốc:
- Ngành trồng trọt chiếm ưu thế so với ngành chăn nuôi => C sai.
- Trong trồng trọt, cây lương thực chiếm vị trí quan trọng nhất về diện tích và sản lượng => B sai.
- Do dân số đông nên bình quân lương thực theo đầu người vẫn thấp => A sai.
- Trung Quốc đã sản xuất được nhiều loại nông phẩm với năng suất cao, một số loại có sản lượng đứng hàng đầu thế giới như lương thực, bông, thịt lợn. => D đúng.
Chọn D.
Câu 12 (VD):
Phương pháp:
Vận dụng kiến thức SGK Địa lí 11, phần Trung Quốc.
Cách giải:
Mục tiêu chủ yếu của việc thành lập các đặc khu kinh tế, các khu chế xuất của Trung Quốc là thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Trung Quốc là quốc gia đứng đầu thế giới về đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI).
Chọn A.
Phần II: Câu trắc nghiệm đúng sai
Câu 13 (TH):
Phương pháp:
SGK Địa lí 11, Nhật Bản.
Cách giải:
a. Đúng vì hiện nay kinh tế Nhật Bản đang đối mặt với các thách thức lớn về:
- Dân cư: dân số già, thiếu hụt lao động.
- Kinh tế: mức nợ công cao.
- Tài nguyên: khoáng sản nghèo nàn, phụ thuộc vào nguồn nhiên liệu từ bên ngoài.
b. Đúng
c. Sai vì các trung tâm công nghiệp của Nhật Bản tập trung chủ yếu ở đảo Hôn-su.
d. Đúng vì Nhật Bản có nguồn tài nguyên năng lượng nghèo nàn, nhiều thiên tai.
Câu 14 (VD):
Phương pháp:
Dựa vào bảng số liệu, các dấu hiện nhận dạng biểu đồ và nguyên nhân giúp giá trị xuất nhập khẩu của Trung Quốc tăng.
Cách giải:
a) Đúng vì giá trị xuất khẩu Trung Quốc giai đoạn 1978 - 2020 tăng 2 723,3 – 6,8 = 2 716,5 tỉ USD.
b) Đúng.
c) Sai vì biểu đồ đường không phải là dạng biểu đồ thích hợp thể hiện thay đổi cơ cấu giá trị xuất khẩu nhập khẩu Trung Quốc trong giai đoạn 1978 – 2020. Biều đồ đường thích hợp thể hiện tốc độ tăng trưởng, quy mô của các đối tượng.
d) Đúng vì do thực hiện chiến lược cải cách kinh tế mới nên nền kinh tế Trung Quốc có nhiều sự thay đổi: thực hiện chính sách mở cửa, thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu, sản xuất và xuất khẩu hàng hóa giá rẻ sang các thị trường quốc tế đồng thời, nhu cầu nhập khẩu nguyên liệu, máy móc, thiết bị và hàng tiêu dùng của Trung Quốc cũng tăng mạnh.
Phần III: Câu trắc nghiệm trả lời ngắn
Câu 15 (VD):
Phương pháp:
Tính toán.
Cách giải:
Tốc độ tăng trưởng GDP = 1483,5 : 259,7 x 100 = 571%.
Câu 16 (TH):
Phương pháp:
Tính toán.
Cách giải:
GDP của Nhật Bản năm 2020 gấp: (5040,1 : 3132,0) = 1,61 lần GDP năm 1990
Câu 17 (VD):
Phương pháp:
Tính toán dựa vào công thức tính tỉ trọng.
Tỉ trọng = (Giá trị thành phần/Tổng giá trị)*100
Cách giải:
Tính tỉ lệ ODA của Nhật Bản so với thế giới năm 2020 là:
(13,7 : 194,1)*100 = 7,06%
Câu 18 (VD):
Phương pháp:
Tính toán dựa vào công thức:
Tỉ trọng = (Giá trị thành phần/Tổng giá trị)*100
Cách giải:
Tỉ trọng thủy sản khai thác của Trung Quốc năm 2020 là:
(12,7/52,3)*100 = 24,3
→ Tỉ trọng thủy sản nuôi trồng của Trung Quốc năm 2020 là: 100 – 24,3 = 75,7%
→ Đáp án: 75,7
Phần IV: Câu tự luận
Câu 19 (VD):
Phương pháp:
Phân tích.
Cách giải:
*Gợi ý:


