Đề thi Địa 11 KNTT có đáp án và lời giải chi tiết Đề thi học kì 2 Địa lí 11 - Kết nối tri thức

Đề thi học kì 2 Địa lí 11 KNTT - Đề số 2

Tải về

Đặc điểm chính của địa hình Trung Quốc là? A. thấp dần từ bắc xuống nam.

Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 11 tất cả các môn - Kết nối tri thức

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Đề bài

Phần I: Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn 

Câu 1: Đặc điểm chính của địa hình Trung Quốc là

A.  thấp dần từ bắc xuống nam.

B.  thấp dần từ tây sang đông.

C.  cao dần từ bắc xuống nam.

D.  cao dần từ tây sang đông.

Câu 2: Vị trí của Cộng hòa Nam Phi

A. nằm hoàn toàn ở bán cầu Nam.

B. nằm phía tây bắc của châu Phi.

C. phía tây bắc giáp với đại dương.

D. phía bắc giáp với chí tuyến Bắc.

Câu 3: Nhận định nào sau đây đúng với công nghiệp của Cộng hòa Nam Phi?

A. Quốc gia có nền công nghiệp phát triển ở châu Phi.

B. Có đóng góp trên 30% GDP và lao động hoạt động.

C. Cơ cấu công nghiệp của CH Nam Phi khá đơn giản.

D. Tỉ trọng trong GDP tăng, nhiều mặt hàng xuất khẩu.

Câu 4: Cộng hòa Nam Phi tiếp giáp với các đại dương nào sau đây?

A. Nam Đại Dương, Ấn Độ Dương.

B. Bắc Băng Dương, Thái Bình Dương.

C. Ấn Độ Dương, Đại Tây Dương.

D. Thái Bình Dương, Đại Tây Dương.

Câu 5: Nhật Bản là quốc gia nằm ở khu vực

A. Bắc Á.

B. Đông Nam Á.

C. Đông Á.

D. Tây Á.

Câu 6: Các đồng bằng ở phía Nam Trung Quốc là nơi thích hợp để trồng các loại cây nào sau đây?

A. Lúa mì, ngô, cao su.

B. Lúa mì, lúa gạo, cà phê.

C. Lúa gạo, mía, chè, bông.  

D. Lúa gạo, cà phê, củ cải đường.

Câu 7: Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng của Trung Quốc phát triển dựa vào những điều kiện thuận lợi chủ yếu nào sau đây?

A. Cơ sở vật chất kĩ thuật tốt và lao động có kinh nghiệm.

B. Nguồn vốn đầu tư nhiều và cơ sở vật chất kĩ thuật tốt.

C. Thị trường tiêu thụ rộng lớn và nguồn vốn đầu tư nhiều.

D. Nguồn lao động dồi dào và thị trường tiêu thụ rộng lớn.

Câu 8: Khó khăn lớn nhất về tự nhiên của Nhật Bản đối với sự phát triển kinh tế hiện nay là

A. thiếu tài nguyên khoáng sản, nhiều thiên tai. 

B. thiếu tài nguyên khoáng sản, địa hình bị chia cắt.

C. thiếu tài nguyên khoáng sản, khí hậu khắc nghiệt.

D. khí hậu khắc nghiệt, nhiều động đất và sóng thần.

Câu 9: Nguyên nhân nào sau đây là cơ bản nhất khiến miền Tây Bắc của Trung Quốc hình thành nhiều hoang mạc và bán hoang mạc?

A. Chịu tác động của dòng biển lạnh.  

B. Nằm gần xích đạo, khí hậu khô khan.

C. Nằm sâu trong lục địa, khí hậu khắc nghiệt.

D. Nằm trong vùng cận cực, khí hậu khắc nghiệt.

Câu 10: Nhận định nào sau đây không phải là nguyên nhân dân cư miền Tây của Trung Quốc thưa thớt?

A. Tiếp giáp với nhiều quốc gia trong khu vực

B. Công nghiệp kém phát triển.

C. Khí hậu ôn đới lục địa khắc nghiệt.

D. Địa hình đồi núi hiểm trở.

Câu 11: Thế mạnh nổi bật để phát triển công nghiệp nông thôn của Trung Quốc là

A. khí hậu khá ổn định.

B. nguồn lao động dồi dào.

C. cơ sở hạ tầng hiện đại. 

D. có nguồn vốn đầu tư lớn.

Câu 12: Đại bộ phận Cộng hòa Nam Phi nằm trong khu vực khí hậu

A. nhiệt đới.

B. ôn đới.

C. xích đạo.

D. cực đới.

Phần II: Câu trắc nghiệm đúng sai

Câu 13: Cho bảng số liệu, hãy chọn đúng hoặc sai trong mỗi ý a), b), c), d) sau:

a) Giá trị xuất khẩu trong giai đoạn trên có biến động.    

b) Từ năm 2010 đến năm 2019 đều xuất siêu.

c) Từ năm 2010 đến năm 2019 đều nhập siêu.     

d) Giá trị xuất siêu năm 2014 lớn hơn năm 2019.

Câu 14: Cho thông tin sau, hãy chọn đúng hoặc sai trong mỗi ý a), b), c), d) sau:

          Những thành tựu về kinh tế trong công cuộc cải cách, mở cửa (từ năm 1978 đến nay) đã đưa Trung Quốc trở thành quốc gia có vị thế quan trọng đối với nền kinh tế thế giới. Trung Quốc là nền kinh tế có quy mô lớn thứ hai thế giới, đóng góp lớn cho tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Theo Ngân hàng Thế giới, mức đóng góp trung bình của Trung Quốc vào tăng trưởng kinh tế thế giới là hơn 30%. Xuất nhập khẩu, đầu tư nước ngoài của Trung Quốc có tác động ngày càng lớn và là động lực thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế toàn cầu.

a) Nguồn lực tự nhiên đa dạng, phong phú là tiền đề để phát triển kinh tế Trung Quốc trong những năm gần đây. 

b) Nguồn lao động dồi dào, trình độ của người lao động ngày càng được nâng cao là nhân tố quyết định thành tựu kinh tế của Trung Quốc trong những năm gần đây.

c) Sự phát triển của công nghiệp – xây dựng của Trung Quốc đang trở thành động lực thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế toàn cầu. 

d) Vị thế của Trung Quốc trong nền kinh tế thế giới ngày càng được nâng cao nhờ thành tựu của công cuộc cải cách, mở cửa. 

Phần III: Câu trắc nghiệm trả lời ngắn 

Câu 15: Cho bảng số liệu:

(Nguồn: Cục Thống kê của Liên bang Nga, 2022)

Sản lượng điện của Liên bang Nga năm 2020 gấp bao nhiêu lần so với năm 2000? (làm tròn đến số thập phân thứ hai)

Câu 16: Dân số trung bình của toàn thế giới năm 2013 là 7095217980 người, tỉ suất sinh thô trong năm là 18, 8‰ (Thống kê của Liên hợp quốc). Số trẻ em được sinh ra trong năm là bao nhiêu? (Làm tròn tới hàng đơn vị của triệu người)

Câu 17: Cho bảng số liệu:


Căn cứ vào bảng số liệu trên, tính năng suất lúa của Nhật Bản năm 2020? (làm tròn kết quả đến số thập phân thứ nhất của tạ/ha)

Câu 18: Cho bảng số liệu:


Căn cứ vào bảng số liệu, tính tốc độ tăng trưởng GDP của Trung Quốc năm 2020 so với năm 2000 (coi năm 2000 = 100%. (Làm tròn kết quả đến hàng đơn vị của %).

Phần IV: Câu tự luận 

Câu 19: Cho bảng số liệu:

a) Vẽ biểu đồ tròn thể hiện cơ cấu dân số theo độ tuổi của Nhật Bản năm 2000 và năm 2020.

b) Nhận xét sự thay đổi cơ cấu dân số theo độ tuổi của Nhật Bản qua các năm trên.

Quảng cáo

Lộ trình SUN 2026

Đáp án

Phần I: Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn 

Câu 1 (NB):

Phương pháp:

SGK Địa lí 11, Trung Quốc.

Cách giải:

Địa hình Trung Quốc đa dạng, thấp dần từ tây sang đông.

Chọn B.

Câu 2 (NB):

Phương pháp:

SGK Địa lí 11, Cộng hòa Nam Phi.

Cách giải:

Cộng hòa Nam Phi có diện tích khoảng 1,2 triệu km2, nằm ở phía nam châu Phi, nằm hoàn toàn trong bán cầu Nam. Phía tây, nam, đông giáp Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương, với đường bờ biển kéo dài hơn 3000 km, thuận lợi cho việc xây dựng các cảng biển và hoạt động kinh tế biển.

Chọn A.

Câu 3 (NB):

Phương pháp:

SGK Địa lí 11, Cộng hòa Nam Phi.

Cách giải:

Một số đặc điểm cơ bản của ngành công nghiệp của Cộng hòa Nam Phi là

- Là quốc gia có nền công nghiệp phát triển ở châu Phi.

- Cộng hòa Nam Phi có hoạt động sản xuất và cơ cấu công nghiệp khá đa dạng, bên cạnh ngành công nghiệp khai thác thì ngành công nghiệp chế biến cũng đang được chú trọng phát triển.

- Mặc dù tỉ trọng trong GDP có xu hướng giảm nhưng công nghiệp vẫn là ngành kinh tế quan trọng, tạo nên nhiều mặt hàng xuất khẩu quan trọng.

Chọn A.

Câu 4 (NB):

Phương pháp:

SGK Địa lí 11, Cộng hòa Nam Phi.

Cách giải:

Phía tây, nam, đông của Cộng hòa Nam Phi giáp Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương, với đường bờ biển kéo dài hơn 3000 km, thuận lợi cho việc xây dựng các cảng biển và hoạt động kinh tế biển. Cực Nam của Cộng hòa Nam Phi nằm trên tuyến hàng hải quan trọng kết nối Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương.

Chọn C.

Câu 5 (NB):

Phương pháp:

SGK Địa lí 11, Nhật Bản.

Cách giải:

Nhật Bản là quốc gia nằm ở khu vực Đông Á.

Chọn C.

Câu 6 (NB):

Phương pháp:

SGK Địa lí 11, phần Trung Quốc.

Cách giải:

Các đồng bằng phía Đông thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, tuy nhiên phía bắc khí hậu lạnh nên trồng lúa mì, phía nam ấm áp trồng các các loại cây nhiệt đới như lúa gạo, mía, chè, bông…

Chọn C.

Câu 7 (TH):

Phương pháp:

SGK Địa lí 11, phần Trung Quốc.

Cách giải:

Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng của Trung Quốc phát triển dựa vào những điều kiện thuận lợi chủ yếu là nguồn lao động dồi dào, nguồn nguyên vật liệu sẵn có và thị trường tiêu thụ rộng lớn => Chọn đáp án D.

Chú ý: công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng không đòi hỏi cao về nguồn vốn đầu tư lớn hay cơ sở vật chất kĩ thuật tốt nhất nên có thể loại trừ các đáp án còn lại.

Chọn D.

Câu 8 (TH):

Phương pháp:

SGK Địa lí 11, Nhật Bản.

Cách giải:

Khó khăn lớn nhất về tự nhiên của Nhật Bản đối với sự phát triển kinh tế hiện nay là thiếu tài nguyên khoáng sản, nhiều thiên tai.

Chọn A.

Câu 9 (TH):

Phương pháp:

SGK Địa lí 11, Trung Quốc.

Cách giải:

Miền Tây Bắc của Trung Quốc hình thành nhiều hoang mạc và bán hoang mạc do nằm sâu trong lục địa, khí hậu khắc nghiệt, nhiệt độ chênh lệch giữa ngày và đêm và giữa các mùa khá lớn; lượng mưa trung bình năm rất thấp, có nơi chỉ dưới 100mm/năm.

Chọn C.

Câu 10 (TH):

Phương pháp:

SGK Địa lí 11, Trung Quốc.

Cách giải:

Miền Tây của Trung Quốc:

- Địa hình chủ yếu là núi cao và bồn địa -> giao thông đi lại khó khăn.

- Đất chủ yếu là hoang mạc và bán hoang mạc + khí hậu khắc nghiệt => gây khó khăn cho hoạt động sản xuất và sinh hoạt của dân cư.

=> Điều kiện tự nhiên không thuận lợi: về địa hình, khí hậu và đất đai đã khiến miền lãnh thổ phía Tây Trung Quốc có dân cư thưa thớt.

Chọn A.

Câu 11 (VD):

Phương pháp:

Vận dụng kiến thức SGK Địa lí 11, phần Trung Quốc.

Cách giải:

Trung Quốc sử dụng lực lượng lao động dồi dào và nguyên liệu sẵn có ở nông thôn để phát triển các ngành công nghiệp như: vật liệu xây dựng, đồ gốm sứ, dệt may, sản xuất hàng tiêu dùng.

Chọn B.

Câu 12 (NB):

Phương pháp:

SGK Địa lí 11, Cộng hòa Nam Phi.

Cách giải:

Đại bộ phận Cộng hòa Nam Phi nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới.

Chọn A.

Phần II: Câu trắc nghiệm đúng sai 

Câu 13 (VD):

Phương pháp:

Phân tích bảng số liệu về xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ của Xingapo.

Xuất siêu: Xuất khẩu > Nhập khẩu

Nhập siêu: Xuất khẩu < Nhập khẩu

Cán cân xuất nhập khẩu = Xuất khẩu – Nhập khẩu

Cách giải:

a) Đúng. Giá trị xuất khẩu trong giai đoạn trên có biến động.

- Giai đoạn 2010 – 2012: Giá trị xuất khẩu tăng từ 417,1 tỉ đô la Mỹ lên 565,2 tỉ đô la Mỹ.

- Giai đoạn 2012 – 2015: Giá trị xuất khẩu giảm từ 565,2 tỉ đô la Mỹ xuống 516,7 tỉ đô la Mỹ.

- Giai đoạn 2015 – 2019: Giá trị xuất khẩu tăng từ 516,7 tỉ đô la Mỹ lên 642,2 tỉ đô la Mỹ.

b) Đúng. Từ năm 2010 đến năm 2019 đều xuất siêu (Xuất khẩu > Nhập khẩu).

c) Sai. Từ năm 2010 đến năm 2019 đều xuất siêu (Xuất khẩu > Nhập khẩu).

d) Sai. Giá trị xuất siêu năm 2014 nhỏ hơn năm 2019.

- Cán cân xuất nhập khẩu năm 2015 = 558,5 – 513,6 = 44,9 tỉ đô la Mỹ

- Cán cân xuất nhập khẩu năm 2019 = 642,2 – 545,5 = 96,7 tỉ đô la Mỹ

Câu 14 (VD):

Phương pháp:

a, b) Dựa vào đoạn thông tin và các nhân tố ảnh hưởng đến nền kinh tế Trung Quốc.

c, d) Dựa vào đoạn thông tin, vai trò của sự phát triển của ngành công nghiệp – xây dựng ở Trung Quốc;  nguyên nhân giúp vị thế Trung Quốc đứng đầu thế giới.

Cách giải:

a) Đúng. Nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú của Trung Quốc đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế của quốc gia này.

b) Đúng. Lực lượng lao động lớn, kết hợp với việc nâng cao trình độ chuyên môn, là một trong những yếu tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế của Trung Quốc.

c) Sai vì sự phát triển của công nghiệp – xây dựng của Trung Quốc đang trở thành động lực thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc, không có tác động lớn đến nền kinh tế toàn cầu.

d) Đúng. Thành công của chính sách cải cách mở cửa đã giúp Trung Quốc trở thành một trong những nền kinh tế lớn nhất thế giới, tăng cường vị thế của quốc gia này trên trường quốc tế.

Phần III: Câu trắc nghiệm trả lời ngắn 

Câu 15 (VD):

Phương pháp:

Tính toán.

Cách giải:

- Tính: 1085 : 878 ≈ 1,24.

→ Sản lượng điện của Liên bang Nga năm 2020 gấp 1, 24 lần so với năm 2000.

Câu 16 (VD):

Phương pháp:

Công thức tính:

Số trẻ em được sinh ra = (Dân số trung bình × Tỉ suất sinh thô) : 1000

Cách giải:

Số trẻ em được sinh ra = (7095217980 × 18,8) : 1000 ≈ 133 triệu người.

Câu 17 (VD):

Phương pháp:

Tính toán dựa vào công thức tính năng suất.

Năm suất = Sản lượng/Diện tích

Cách giải:

- Đổi: 9708 nghìn tấn = 97080 nghìn tạ

=> Năng suất lúa của Nhật Bản năm 2020 là: (97080 : 1462) = 66,4 tạ/ha.

Câu 18 (VD):

Phương pháp:

Tính toán dựa vào công thức:

Tốc độ tăng trưởng = (Giá trị năm sau/Giá trị năm gốc)*100

Cách giải:

Tốc độ tăng trưởng GDP của Trung Quốc năm 2020 so với năm 2000 là:

(14 688,0/1 211,3)*100 = 1212,6% ≈ 1213%

→ Đáp án: 1213

Phần IV: Câu tự luận 

Câu 19 (VD):

Phương pháp:

Vẽ và nhận xét biểu đồ về cơ cấu dân số Nhật Bản.

Cách giải:

a) Vẽ biểu đồ


b) Nhận xét

- Tỉ lệ dân số dưới 15 tuổi và tỉ lệ dân số từ 15 đến 64 tuổi tỉ trọng giảm. Cụ thể:

+ Tỉ lệ dân số dưới 15 tuổi giảm từ 14,6% xuống còn 12%, giảm 2,6%.

+  Tỉ lệ dân số từ 15 đến 64 tuổi giảm từ 68% xuống còn 59%, giảm 9%.

- Tỉ lệ từ 65 tuổi trở lên tăng từ 17,4% lên 29%, tăng 11,6%.

→ Nhật Bản có cơ cấu dân số già.



Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu
Tải về

Group 2K8 ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí