Đề kiểm tra 15 phút Văn 9 HK 2 - Đề số 2

Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 9 tất cả các môn

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa - GDCD

Đề bài

Câu 1 :

Hai câu “Nghệ thuật nói nhiều với tư tưởng nữa, nghệ thuật không thể nào thiếu tư tưởng. Không tư tưởng, con người có thể nào còn là con người.” liên kết với nhau bằng phép liên kết chính nào?

  • A.

    Phép lặp từ ngữ
      

  • B.

    Phép trái nghĩa
       

  • C.

    Phép đồng nghĩa
       

  • D.

    Phép thế

Câu 2 : Con hãy bấm vào từ/cụm từ để chọn. Bấm lại vào từ/cụm từ để bỏ chọn

Gạch chân thành phần phụ chú trong câu văn sau và cho biết kiểu quan hệ của thành phần phụ chú với từ ngữ có liên quan:


Cả bọn trẻ xúm vào, và rất nương nhẹ, giúp anh đi nửa nốt vòng trái đất - từ mép tấm đệm nằm ra mép tấm phản, khoảng cách ước chừng năm chục phân.

Cả bọn trẻ xúm vào,

và rất nương nhẹ, giúp anh đi nửa nốt vòng trái đất

- từ mép tấm đệm nằm ra mép tấm phản, khoảng cách ước chừng năm chục phân.

Câu 3 :

Thành phần phụ chú và những từ ngữ trong câu sau liên quan với nhau theo kiểu quan hệ nào?

"Bác tôi, người bên trái tấm hình, là một nhạc sĩ sáng tác nhạc tiền chiến".

  • A.

    Quan hệ bổ sung
       

  • B.

    Quan hệ điều kiện
       

  • C.

    Quan hệ nguyên nhân

       

  • D.

    Quan hệ mục đích

Câu 4 :

Ý nào sau đây nói đúng mục đích chính mà "Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới" muốn gửi tới người đọc?

  • A.

    Để chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới thì quan trọng nhất là sự chuẩn bị về con người

       

  • B.

    Những mặt mạnh, mặt yếu của con người Việt Nam
       

  • C.

    Bối cảnh thế giới hiện nay đang đặt ra nhiệm vụ nặng nề cho đất nướ.

  • D.

    Lớp trẻ Việt Nam cần nhận ra những mặt mạnh, mặt yếu của con người Việt Nam để rèn luyện những thói quen tốt khi bước vào nền kinh tế mới

Câu 5 :

Ý nào nói không đúng về thành phần phụ chú?

  • A.

    Dùng để tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp
       

  • B.

    Dùng để bổ sung chi tiết cho nội dung chính của câu
       

  • C.

    Dùng để nêu thái độ của người nói
       

  • D.

    Thường được đặt giữa hai dấu gạch ngang

Câu 6 :

Sự khác nhau chủ yếu giữa bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng, đời sống và nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí ?

  • A.

    Khác nhau về nội dung nghị luận
       

  • B.

    Khác nhau về sự vận dụng thao tác
       

  • C.

    Khác nhau về cấu trúc bài viết

  • D.

    Khác nhau về ngôn ngữ diễn đạt

Câu 7 :

Văn bản Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten thuộc loại nào?

  • A.

    Tác phẩm văn chương
      

  • B.

    Văn bản nhật dụng
       

  • C.

    Văn bản nghị luận xã hội
       

  • D.

    Văn bản nghị luận văn học

Câu 8 :

Nội dung nào sau đây không phải nhận định nói về chó sói?

  • A.

    Là con vật đáng thương

  • B.

    Là một tên trộm cướp khốn khổ và bất hạnh

  • C.

    Là một gã vô lại, đói dài và bị ăn đòn

  • D.

    Là con vật tốt bụng

Câu 9 :

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi (từ câu 4 đến câu 7)
(1) Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất. (2) Từ cổ chí kim, bao giờ con người cũng là động lực để phát triển của lịch sử. (3) Trong thế kỉ tới mà ai ai cũng thừa nhận rằng nền kinh tế tri thức sẽ phát triển mạnh mẽ thì vai trò con người lại càng nổi trội.

Đoạn văn trên trình bày theo phép lập luận nào?

  • A.

    Diễn dịch
       

  • B.

    Quy nạp
       

  • C.

    Tổng – phân – hợp
       

  • D.

    Song hành

Câu 10 :

Hành trang có nghĩa là gì?

  • A.

    Trang phục mỗi người (quần, áo, giày, dép…)
      

  • B.

    Những vật dụng quen thuộc hằng ngày
       

  • C.

    Những vật dụng mang theo khi đi xa
       

  • D.

    Những vật trang trí trong nhà

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Hai câu “Nghệ thuật nói nhiều với tư tưởng nữa, nghệ thuật không thể nào thiếu tư tưởng. Không tư tưởng, con người có thể nào còn là con người.” liên kết với nhau bằng phép liên kết chính nào?

  • A.

    Phép lặp từ ngữ
      

  • B.

    Phép trái nghĩa
       

  • C.

    Phép đồng nghĩa
       

  • D.

    Phép thế

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Hai câu “Nghệ thuật nói nhiều với tư tưởng nữa, nghệ thuật không thể nào thiếu tư tưởng. Không tư tưởng, con người có thể nào còn là con người.” liên kết với nhau bằng phép liên kết lặp từ ngữ.

Câu 2 : Con hãy bấm vào từ/cụm từ để chọn. Bấm lại vào từ/cụm từ để bỏ chọn

Gạch chân thành phần phụ chú trong câu văn sau và cho biết kiểu quan hệ của thành phần phụ chú với từ ngữ có liên quan:


Cả bọn trẻ xúm vào, và rất nương nhẹ, giúp anh đi nửa nốt vòng trái đất - từ mép tấm đệm nằm ra mép tấm phản, khoảng cách ước chừng năm chục phân.

Cả bọn trẻ xúm vào,

và rất nương nhẹ, giúp anh đi nửa nốt vòng trái đất

- từ mép tấm đệm nằm ra mép tấm phản, khoảng cách ước chừng năm chục phân.

Đáp án

Cả bọn trẻ xúm vào,

và rất nương nhẹ, giúp anh đi nửa nốt vòng trái đất

- từ mép tấm đệm nằm ra mép tấm phản, khoảng cách ước chừng năm chục phân.

Phương pháp giải :

Xem lại các dấu hiệu nhận biết thành phần phụ chú.

Lời giải chi tiết :

Thành phần phụ chú thường đặt giữa hai dấu gạch ngang, hai dấu phẩy, hai dấu ngoặc đơn hoặc giữa một dấu gạch ngang với một dấu phẩy.

Đáp án: Cả bọn trẻ xúm vào, và rất nương nhẹ, giúp anh đi nửa nốt vòng trái đất - từ mép tấm đệm nằm ra mép tấm phản, khoảng cách ước chừng năm chục phân.

Câu 3 :

Thành phần phụ chú và những từ ngữ trong câu sau liên quan với nhau theo kiểu quan hệ nào?

"Bác tôi, người bên trái tấm hình, là một nhạc sĩ sáng tác nhạc tiền chiến".

  • A.

    Quan hệ bổ sung
       

  • B.

    Quan hệ điều kiện
       

  • C.

    Quan hệ nguyên nhân

       

  • D.

    Quan hệ mục đích

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

thành phần “người bên trái tấm hình” bổ sung thêm thông tin cho từ “Bác tôi”.

Câu 4 :

Ý nào sau đây nói đúng mục đích chính mà "Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới" muốn gửi tới người đọc?

  • A.

    Để chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới thì quan trọng nhất là sự chuẩn bị về con người

       

  • B.

    Những mặt mạnh, mặt yếu của con người Việt Nam
       

  • C.

    Bối cảnh thế giới hiện nay đang đặt ra nhiệm vụ nặng nề cho đất nướ.

  • D.

    Lớp trẻ Việt Nam cần nhận ra những mặt mạnh, mặt yếu của con người Việt Nam để rèn luyện những thói quen tốt khi bước vào nền kinh tế mới

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Xem lại nội dung của tác phẩm.

Lời giải chi tiết :

Tác phẩm đã nêu ra bình luận cụ thể về những điểm mạnh, điểm yếu trong tính cách và thói quen của người Việt Nam, từ đó, đưa ra những yêu cầu, đòi hỏi con người Việt Nam phải khắc phục điểm yếu để bước vào thế kỉ mới.

Câu 5 :

Ý nào nói không đúng về thành phần phụ chú?

  • A.

    Dùng để tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp
       

  • B.

    Dùng để bổ sung chi tiết cho nội dung chính của câu
       

  • C.

    Dùng để nêu thái độ của người nói
       

  • D.

    Thường được đặt giữa hai dấu gạch ngang

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Thành phần phụ chú thường dùng để bổ sung chi tiết cho nội dung chính của câu, nêu thái độ của người nói và thường được đặt giữa hai dấu gạch ngang.
=> A nói về thành phần gọi - đáp

Câu 6 :

Sự khác nhau chủ yếu giữa bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng, đời sống và nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí ?

  • A.

    Khác nhau về nội dung nghị luận
       

  • B.

    Khác nhau về sự vận dụng thao tác
       

  • C.

    Khác nhau về cấu trúc bài viết

  • D.

    Khác nhau về ngôn ngữ diễn đạt

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Xem lại khái niệm bài văn Nghị luận về một hiện tượng đời sống và bài văn Nghị luận về một tư tưởng đạo lí.

Lời giải chi tiết :

Sự khác nhau chủ yếu giữa bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng, đời sống và nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí là khác nhau về nội dung nghị luận.

Câu 7 :

Văn bản Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten thuộc loại nào?

  • A.

    Tác phẩm văn chương
      

  • B.

    Văn bản nhật dụng
       

  • C.

    Văn bản nghị luận xã hội
       

  • D.

    Văn bản nghị luận văn học

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Văn bản Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten thuộc loại Văn bản nghị luận văn học.

Câu 8 :

Nội dung nào sau đây không phải nhận định nói về chó sói?

  • A.

    Là con vật đáng thương

  • B.

    Là một tên trộm cướp khốn khổ và bất hạnh

  • C.

    Là một gã vô lại, đói dài và bị ăn đòn

  • D.

    Là con vật tốt bụng

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Đưa ra nhận định: Chó sói trong thơ La-phông-ten đáng thương, là một tên trộm cướp nhưng khốn khổ và bất hạnh, một gã vô lại, luôn đói dài và luôn bị ăn đòn.

Câu 9 :

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi (từ câu 4 đến câu 7)
(1) Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất. (2) Từ cổ chí kim, bao giờ con người cũng là động lực để phát triển của lịch sử. (3) Trong thế kỉ tới mà ai ai cũng thừa nhận rằng nền kinh tế tri thức sẽ phát triển mạnh mẽ thì vai trò con người lại càng nổi trội.

Đoạn văn trên trình bày theo phép lập luận nào?

  • A.

    Diễn dịch
       

  • B.

    Quy nạp
       

  • C.

    Tổng – phân – hợp
       

  • D.

    Song hành

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Tìm hiểu các khái niệm lập luận diễn dịch, quy nạp, phân tích, tổng hợp.

Lời giải chi tiết :

- Đoạn diễn dịch là đoạn văn trong đó câu chủ đề mang ý nghĩa khái quát đứng ở đầu đoạn, các câu còn lại triển khai cụ thể ý của câu chủ đề, bổ sung, làm rõ cho câu chủ đề. 

- Đoạn qui nạp là đoạn văn được trình bày đi từ các ý nhỏ đến ý lớn, từ các ý chi tiết đến ý khái quát, từ ý luận cứ cụ thể đến ý kết luận bao trùm.
- Đoạn tổng – phân – hợp là đoạn văn phối hợp diễn dịch với qui nạp. 
- Đoạn song hành là đoạn văn có các câu triển khai nội dung song song nhau, không nội dung nào bao trùm lên nội dung nào. 
=> Đoạn văn trên sử dụng phép lập luận diễn dịch với câu chủ đề đặt đầu đoạn.

Câu 10 :

Hành trang có nghĩa là gì?

  • A.

    Trang phục mỗi người (quần, áo, giày, dép…)
      

  • B.

    Những vật dụng quen thuộc hằng ngày
       

  • C.

    Những vật dụng mang theo khi đi xa
       

  • D.

    Những vật trang trí trong nhà

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Đây là một từ Hán Việt, tách ra để hiểu đúng nghĩa của từ.

Lời giải chi tiết :

Hành trang nghĩa là những trang bị, vật dụng mang theo khi đi xa.