Đề khảo sát chất lượng đầu năm Văn 7 Kết nối tri thức - Đề số 7

Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 7 tất cả các môn - Kết nối tri thức

Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên...

Đề bài

Câu 1 :

Văn bản Nếu cậu muốn có một người bạn nói về mối quan hệ nào trong xã hội?

  • A.
    Tình cảm gia đình
  • B.
    Tình thầy trò
  • C.
    Tình bạn
  • D.
    Tình yêu đôi lứa
Câu 2 :

Xác định đại từ trong câu sau: “Chúng tôi thấy mùa hè nắng nóng, ai cũng sợ”?

  • A.
    mùa hè, ai
  • B.
    Chúng tôi, ai
  • C.
    Chúng tôi, mùa hè
  • D.
    Cũng, thấy
Câu 3 :

Nhân dân ta gửi gắm ước mơ nào trong truyện Thánh Gióng?

  • A.
    Người anh hùng giúp nhân dân diệt giặc
  • B.
    Trong chiến tranh, tình làng nghĩa xóm được phát huy
  • C.
    Vũ khí hiện đại mới có thể tiêu diệt được giặc
  • D.
    Tinh thần đoàn kết dân tộc là gốc chiến thắng kẻ thù
Câu 4 :

Tìm đại từ trong câu “Em gái tôi tên là Kiều Phương, nhưng tôi quen gọi nó là Mèo bởi vì mặt nó luôn bị chính nó bôi bẩn”?

  • A.
    Tôi, nó
  • B.
    Tôi
  • C.
    Nó, Mèo
  • D.
    Tôi, Kiều Phương
Câu 5 :

Khi giặc kéo đến, Thạch Sanh đã có hành động gì?

  • A.
    Đem quân ra đánh kẻ thù
  • B.
    Đem đàn ra gảy
  • C.
    Xây tường thành ngăn bước chân kẻ thù
  • D.
    Đầu hàng kẻ thù
Câu 6 :

Trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh người Việt cổ nhận thức và giải thích quy luật thiên nhiên như thế nào?

  • A.
    Nhận thức thông qua việc ghi chép chân thực
  • B.
    Nhận thức và giải thích hiện thực đúng với bản chất của nó bằng khoa học
  • C.
    Nhận thức và giải thích bằng trí tưởng tượng phong phú
  • D.
    Nhận thức và giải thích hiện thực không có cơ sở thực tế
Câu 7 :

Câu thơ “Và không ai trên thế gian này biết mẹ con ta ở chốn nào” được hiểu như thế nào?

  • A.
    Có một không gian riêng của tình mẫu tử mà không ai ngoài mẹ con ta biết được
  • B.
    Thế giới của tình mẫu tử là thế giới huyền bí mà không ai nhận biết
  • C.
    Tình mẫu tử có ở khắp nơi, chứ không riêng một nơi nào
  • D.
    Tình mẫu tử là một thế giới thiêng liêng, vĩnh hằng, bất diệt, ai cũng biết nhưng chẳng thể biết hết được
Câu 8 :

Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong bài thơ Chuyện cổ tích về loài người là gì?

  • A.
    Biểu cảm
  • B.
    Tự sự
  • C.
    Miêu tả
  • D.
    Nghị luận
Câu 9 :

Thuyết minh là gì?

  • A.
    Trình bày diễn biến một vụ việc
  • B.
    Giới thiệu những tri thức khách quan, xác thực của hiện tượng, sự vật
  • C.
    Tả lại vẻ ngoài của đối tượng nào đó
  • D.
    Bày tỏ quan điểm về đối tượng nào đó
Câu 10 :

Sự thật lịch sử nào được phản ánh trong truyện Thánh Gióng?

  • A.
    Đứa trẻ lên ba không biết nói, không biết cười, cũng chẳng biết đi bỗng trở thành tráng sĩ diệt giặc Ân
  • B.
    Roi sắt gãy, Gióng nhổ tre ngà giết giặc
  • C.
    Ngay từ buổi đầu dựng nước, cha ông ta liên tiếp chống giặc ngoại xâm để bảo vệ non sông đất nước
  • D.
    Tráng sĩ Gióng hi sinh sau khi đánh tan quân giặc Ân

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Văn bản Nếu cậu muốn có một người bạn nói về mối quan hệ nào trong xã hội?

  • A.
    Tình cảm gia đình
  • B.
    Tình thầy trò
  • C.
    Tình bạn
  • D.
    Tình yêu đôi lứa

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Từ nội dung tư tưởng, suy luận và trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết :

Văn bản Nếu cậu muốn có một người bạn nói về mối quan hệ tình bạn

Câu 2 :

Xác định đại từ trong câu sau: “Chúng tôi thấy mùa hè nắng nóng, ai cũng sợ”?

  • A.
    mùa hè, ai
  • B.
    Chúng tôi, ai
  • C.
    Chúng tôi, mùa hè
  • D.
    Cũng, thấy

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào kiến thức về đại từ xưng hô để tìm ra đáp án

Lời giải chi tiết :

“Chúng tôi” và “ai” là đại từ trong câu trên

Câu 3 :

Nhân dân ta gửi gắm ước mơ nào trong truyện Thánh Gióng?

  • A.
    Người anh hùng giúp nhân dân diệt giặc
  • B.
    Trong chiến tranh, tình làng nghĩa xóm được phát huy
  • C.
    Vũ khí hiện đại mới có thể tiêu diệt được giặc
  • D.
    Tinh thần đoàn kết dân tộc là gốc chiến thắng kẻ thù

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Nhớ lại nội dung của truyện và chọn đáp án đúng

Lời giải chi tiết :

Tinh thần đoàn kết dân tộc là yếu tố cốt lõi chiến thắng kẻ thù

Câu 4 :

Tìm đại từ trong câu “Em gái tôi tên là Kiều Phương, nhưng tôi quen gọi nó là Mèo bởi vì mặt nó luôn bị chính nó bôi bẩn”?

  • A.
    Tôi, nó
  • B.
    Tôi
  • C.
    Nó, Mèo
  • D.
    Tôi, Kiều Phương

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào kiến thức về đại từ xưng hô để tìm ra đáp án

Lời giải chi tiết :

Câu trên sử dụng đại từ “tôi”, “nó”

Câu 5 :

Khi giặc kéo đến, Thạch Sanh đã có hành động gì?

  • A.
    Đem quân ra đánh kẻ thù
  • B.
    Đem đàn ra gảy
  • C.
    Xây tường thành ngăn bước chân kẻ thù
  • D.
    Đầu hàng kẻ thù

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Nhớ lại văn bản

Lời giải chi tiết :

Khi quân giặc kéo đến, Thạch Sanh đã đem đàn ra gảy cho tất cả các binh lính nghe

Câu 6 :

Trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh người Việt cổ nhận thức và giải thích quy luật thiên nhiên như thế nào?

  • A.
    Nhận thức thông qua việc ghi chép chân thực
  • B.
    Nhận thức và giải thích hiện thực đúng với bản chất của nó bằng khoa học
  • C.
    Nhận thức và giải thích bằng trí tưởng tượng phong phú
  • D.
    Nhận thức và giải thích hiện thực không có cơ sở thực tế

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Chú ý đây là truyện có màu sắc thần kì

Lời giải chi tiết :

Nhận thức và giải thích bằng trí tưởng tượng phong phú

Câu 7 :

Câu thơ “Và không ai trên thế gian này biết mẹ con ta ở chốn nào” được hiểu như thế nào?

  • A.
    Có một không gian riêng của tình mẫu tử mà không ai ngoài mẹ con ta biết được
  • B.
    Thế giới của tình mẫu tử là thế giới huyền bí mà không ai nhận biết
  • C.
    Tình mẫu tử có ở khắp nơi, chứ không riêng một nơi nào
  • D.
    Tình mẫu tử là một thế giới thiêng liêng, vĩnh hằng, bất diệt, ai cũng biết nhưng chẳng thể biết hết được

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Xem lại nội dung bài thơ Mây và sóng rồi suy ra nghĩa câu thơ

Lời giải chi tiết :

Câu thơ được hiểu tình mẫu tử là một thế giới thiêng liêng, vĩnh hằng, bất diệt, ai cũng biết nhưng chẳng thể hiểu hết được

Câu 8 :

Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong bài thơ Chuyện cổ tích về loài người là gì?

  • A.
    Biểu cảm
  • B.
    Tự sự
  • C.
    Miêu tả
  • D.
    Nghị luận

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Chú ý ngôn ngữ, giọng điệu

Lời giải chi tiết :

Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm

Câu 9 :

Thuyết minh là gì?

  • A.
    Trình bày diễn biến một vụ việc
  • B.
    Giới thiệu những tri thức khách quan, xác thực của hiện tượng, sự vật
  • C.
    Tả lại vẻ ngoài của đối tượng nào đó
  • D.
    Bày tỏ quan điểm về đối tượng nào đó

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Nhớ lại kiến thức thuyết minh

Lời giải chi tiết :

Thuyết minh là phương thức giới thiệu những tri thức khách quan, xác thực và hữu ích về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân,… của đối tượng

Câu 10 :

Sự thật lịch sử nào được phản ánh trong truyện Thánh Gióng?

  • A.
    Đứa trẻ lên ba không biết nói, không biết cười, cũng chẳng biết đi bỗng trở thành tráng sĩ diệt giặc Ân
  • B.
    Roi sắt gãy, Gióng nhổ tre ngà giết giặc
  • C.
    Ngay từ buổi đầu dựng nước, cha ông ta liên tiếp chống giặc ngoại xâm để bảo vệ non sông đất nước
  • D.
    Tráng sĩ Gióng hi sinh sau khi đánh tan quân giặc Ân

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Xem lại các sự kiện và xét xem sự kiện nào gắn với lịch sử

Lời giải chi tiết :

Gióng là hình tượng đại diện cho sức mạng đoàn kết dân tộc, ngay từ buổi đầu dựng nước, cha ông ta đấu tranh chống giặc ngoại xâm

>> Học trực tuyến lớp 8 trên Tuyensinh247.com Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều). Cam kết giúp học sinh lớp 8 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.